meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tiết lộ 4 lý do khiến giá dầu trên thế giới tăng vọt, chạm mốc 150 USD/thùng

Thứ sáu, 10/06/2022-10:06
Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng cực kỳ lớn hiện nay. Chính vì vậy giá xăng ở mỹ đang dao động ở mức kỷ lục là khoảng 5 USD/gallom.

Giá năng lượng ở các nước châu Âu cũng đang cao ngất ngưởng. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tìm đủ mọi cách bao gồm cả việc giải phóng dầu trong kho dự trữ quốc gia và nhờ vả đến Arab Saudi. Đầu tháng 6 vừa qua, Riyadh đã quyết định tăng sản lượng trong tháng 7 và tháng 8 sắp tới.

Mặc dù vậy, điều này cũng chẳng giúp ích được gì cho người tiêu dùng bởi giá xăng dầu vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngược lại, nhiều khả năng giá dầu sẽ cán mốc 150 USD/thùng vào cuối tháng 9 sắp tới. Mức giá này cao nhất kể từ hồi 2008 trở lại đây.

Theo tờ Foreign Policy, có 4 yếu tố khiến giá dầu tăng vọt như vậy là bởi:

Lý do thứ nhất

Bất chấp xăng dầu đang tăng giá, sức tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ dường như vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Trên thực tế, vấn đề tiêu thụ dầu tại Mỹ vẫn ở mức ổn định kể từ sau khi Nga và Ukraine "đại chiến" hồi cuối tháng 2 vừa qua.

Mặc dù niềm tin của người tiêu dùng không còn những người dân Mỹ vẫn mua hàng hóa với số lượng lớn. Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố về việc làm cho người lao động vẫn ở mức ổn định, bất chấp lạm phát và suy thoái.


Bất chấp xăng dầu đang tăng giá, sức tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ dường như vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt
Bất chấp xăng dầu đang tăng giá, sức tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ dường như vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt

Trong 2 tháng tới, mức tiêu thụ nhiên liệu xăng dầu diesel ở mỹ sẽ có sự tăng mạnh do lúc này người dân được nghỉ hè nhiều, nhu cầu đi lại, tham quan, du lịch,... cũng theo đó mà tăng lên.

Nền kinh tế ở Trung Quốc cũng đang chứng kiến nhu cầu mua sắm tăng vọt. Bởi sau thời gian dài thực hiện lệnh phong tỏa, các thành phố lớn đã bắt đầu có sự hồi sinh. Nhìn chung nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng vẫn sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Lý do thứ 2

Lý do này có liên quan đến cách thức dầu thô được chế biến thành các sản phẩm dầu. Dầu có nhiều loại và mọi loại dầu thô đều phải trải qua rất nhiều quy trình biến đổi hóa học trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Quá trình lọc dầu thường tốn rất nhiều thời gian và công sức, mỗi nhà máy cũng chỉ có thể sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định và sản lượng cũng sẽ bị giới hạn. Việc thay đổi công suất của nhà máy lại cực kỳ tốn kém và về thời gian và tiền bạc.


Quá trình lọc dầu thường tốn rất nhiều thời gian và công sức
Quá trình lọc dầu thường tốn rất nhiều thời gian và công sức

Thời kỳ dịch COVID-19 bùng phát, rất nhiều các nhà máy lọc dầu tại phương Tây phải đóng cửa. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một phần nguyên nhân, bởi trước đó các công ty cũng đã cân nhắc đến việc giảm công suất lọc dầu do biên lợi nhuận bị thu hẹp. Kết quả là sự bùng nổ tiêu thụ sản phẩm xăng dầu hiện nay khiến cho nhu cầu vượt quá công xuất chế biến.

Lý do thứ 3

Các nước hiện nay có thể sử dụng dầu trong kho lưu trữ, tuy nhiên lượng tồn kho này cũng không còn nhiều. Điều này khiến cho giá dầu đang ngày càng tăng cao. Những nhà đầu tư đặt cược vào giá dầu theo dõi lượng tồn kho của mặt hàng này rất kỹ càng. Lượng dầu tồn kho giảm mạnh cho thấy nhu cầu sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao mặc cho tiêu dùng đang giảm xuống. Bởi doanh nghiệp và chính phủ các nước vẫn cần mua vào để lấp đầy các kho chứa.

Lý do thứ 4

Thông thường, khi giá dầu tăng cao, nhà sản xuất sẽ bơm thêm nhiều dầu hơn để bán kiếm lời. Nhưng thế giới hiện nay chỉ còn rất ít công suất dự phòng. Ngay cả nước Mỹ - nơi sản xuất dầu lớn nhất thế giới cũng đang gặp phải rất nhiều vấn đề như thiếu đường ống và thiếu lao động để khai thác giếng dầu. Điều này khiến cho Mỹ khó có thể khai thác sản lượng như kỳ vọng. Được biết quốc gia này cũng đang dự kiến sẽ tăng sản lượng thêm 720.000 thùng dầu/ngày trong năm 2022.


Thiếu đường ống và thiếu lao động để khai thác giếng dầu
Thiếu đường ống và thiếu lao động để khai thác giếng dầu

Công suất dự phòng của OPEC đã giảm xuống dưới 2 triệu thùng dầu/ngày. Gần đây, OPEC đã thông báo sẽ cung cấp thêm khoảng 650.000 thùng dầu vào 2 tháng tiếp theo. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng OPEC sẽ không thể hoàn thành lời hứa do các nước thành viên chưa đáp ứng được hạn ngạch hiện tại.  

Quan trọng hơn vẫn là các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt cho Nga, bao gồm lệnh cấm vận dầu mỏ. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, Mỹ và EU sẽ mất đi 2 triệu thùng dầu/ngày khi Nga cắt giảm sản lượng. Con số này lớn hơn rất nhiều sản lượng dầu mà OPEC có thể bù đắp.

Mặc dù chưa có con số chính xác nhưng nhìn chung giá dầu vẫn sẽ tiếp tục đi lên. Tờ Foreign Policy cho biết,  ước tính giá dầu sẽ rơi vào khoảng 130-150 USD/thùng. Nếu vượt quá con số này, người tiêu dùng sẽ không còn khả năng chi trả. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

4 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

4 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

4 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

4 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước