meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thương hiệu Adidas: Hành trình từ xưởng giày tạm bợ đến đế chế giày thể thao thành công bậc nhất thế giới

Chủ nhật, 26/02/2023-14:02
Bắt đầu tư một phòng giặt bé xíu sau nhà, thương hiệu Adidas đã từng bước chinh phục cả thế giới. Nhà sáng lập Adidas cho biết, trong suốt hành trình này thương hiệu vẫn luôn nỗ lực hết mình để làm ra những điều tốt đẹp nhất, không ngừng cải thiện và phát triển, hướng đến tương lai nhưng vẫn nhớ về cội nguồn...

Những lời lẽ trên là lời mở đầu trong một bài giới thiệu về lịch sử trên trang web của Tập đoàn Adidas. Chỉ với vài câu chữ đơn giản nhưng nó đã gói gọn những năm tháng thăng trầm của thương hiệu giày thể thao hàng đầu thế giới. Thời điểm hiện tại, Adidas đã đứng trên đỉnh cao danh vọng, doanh thu hàng năm lên đến 23 tỷ euro cùng 60.000 công nhân làm việc khắp thế giới.

Để có được vị trí như ngày hôm nay, Adidas đã phải trải qua một hành trình rất dài. Đó là câu chuyện bắt đầu từ một phòng giặt bé xíu của một người thợ đóng giày cuồng thể thao tại một vùng nông thôn nghèo của nước Đức. Người đó không ai khác chính là Adolf Dassler - “cha đẻ” của Adidas.

Biến phòng giặt cũ sau nhà trở thành xưởng đóng giày

Adolf Dassler - hay còn được gọi là Adi Dassler - sinh năm 1900 tại thị trấn Herzogenaurach, Đức, là con út trong một gia đình có 4 anh chị em. Cha ông Christoph, là một thợ may còn mẹ ông - bà Pauline, sở hữu một tiệm giặt là tại nhà. Sau khi tốt nghiệp trung học, Adolf nghe theo nguyện vọng của cha, học nghề làm bánh. Tuy nhiên, vì cảm thấy không có hứng thú nên ông chuyển sang học đóng giày.


Việc làm khan hiếm, Adolf đã quyết định thực hiện ước mơ của mình, biến phòng giặt cũ sau nhà trở thành xưởng đóng giày
Việc làm khan hiếm, Adolf đã quyết định thực hiện ước mơ của mình, biến phòng giặt cũ sau nhà trở thành xưởng đóng giày

Niềm đam mê chính ngoài công việc của Adolf chính là thể thao. Thời điểm đó, Adolf cùng với Fritz Zehlein - người bạn thời thơ ấu của mình - chơi và thi đấu trong nhiều môn thể thao, gồm có bóng đá, điền kinh, quyền anh, khúc côn cầu trên băng, trượt tuyết và cả trượt tuyết nhảy cầu. Nhờ đó mà Adolf nhận ra một điều vô cùng quan trọng: Tất cả các vận động viên đều đi chung một loại giày. 

Giai đoạn cuối Thế chiến I, Adolf nhập ngũ vào quân đội Đức. Đến năm 1919, ông trở lại Herzogenaurach đúng thời điểm mà nước Đức đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế sau chiến tranh. Việc làm khan hiếm, Adolf đã quyết định thực hiện ước mơ của mình, biến phòng giặt cũ sau nhà trở thành xưởng đóng giày. Ông sử dụng những kỹ năng đóng giày mà bản thân tích lũy được để sửa chữa giày dép cho người dân và kiếm tiền. 

Khi tiết kiệm được chút vốn, Adolf dành thời gian để phát triển những đôi giày thể thao chuyên dụng đầu tiên. Được biết, sản phẩm đầu tay của Adolf là một đôi giày đinh dành cho những vận động viên điền kinh. Đôi giày này có những chiếc đinh kim loại được rèn thủ công. Trong giá trình sản xuất và thiết kế giày, Adolf rỏ ra rất thông minh và sáng tạo. Khi nguồn điện không ổn định, ông đã gắn chiếc máy phay da vào chiếc xe đạp rồi bảo nhân viên đạp.


Khi nguồn điện không ổn định, ông đã gắn chiếc máy phay da vào chiếc xe đạp rồi bảo nhân viên đạp
Khi nguồn điện không ổn định, ông đã gắn chiếc máy phay da vào chiếc xe đạp rồi bảo nhân viên đạp

Khi ấy, Adolf luôn nhận được sự hỗ trợ của anh trai mình là Rudolf Dassler. Ngày 1/7/1924, họ chính thức đăng ký mở công ty “Gebrüder Dassler, Sportschuhfabrik, Herzogenaurach” (Hiểu đơn giản là: Xưởng giày thể thao của anh em nhà Dassler). Một năm sau đó, startup của Adolf đã có 3 nhân viên làm việc trong xưởng nhỏ. Công việc của họ là sản xuất giày đá đóng bằng da có đinh cùng với giày thể thao. Thời điểm tình hình kinh tế Đức được cải thiện, công việc kinh doanh khởi sắc, 2 anh em Adolf đã chuyển công ty đến một tòa nhà lớn hơn trong thị trấn, đầu tư thêm máy móc và mở rộng sản xuất. 

Những bước đầu phát triển

Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ trước đã diễn ra 2 sự kiện thể thao toàn cầu, đó là Giải bóng đá Thế giới và Thế vận hội Olympic. Hai anh em Adolf tin rằng, nếu có thể mang giày đến chân các vận động viên, đó là cơ hội tốt nhất để chứng thực sản phẩm của mình.

Tại Thế vận hội 1928 ở Amsterdam, Adolf đã tặng vận động viên chạy cự ly người Đức Lina Radke một đôi giày chạy bộ. Đây chính là lần đầu tiên phụ nữ được phép tham gia thi đấu tại cự ly 800m. Lina không những giành chiến thắng trong cuộc đua mà còn phá kỷ lục về thời gian. Adolf thường xuyên lấy cảm hứng từ nhu cầu cá nhân của các vận động viên được ông tiếp xúc để cho vào công nghệ sản xuất giày thể thao. Đồng thời, ông còn đề cao việc thử nghiệm và phân phối, đảm bảo tốt nhất về chất lượng sản phẩm.


Adolf thường xuyên lấy cảm hứng từ nhu cầu cá nhân của các vận động viên được ông tiếp xúc để cho vào công nghệ sản xuất giày thể thao
Adolf thường xuyên lấy cảm hứng từ nhu cầu cá nhân của các vận động viên được ông tiếp xúc để cho vào công nghệ sản xuất giày thể thao

Sau đó, Adolf nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với đội điền kinh quốc gia Đức nhờ huấn luyện viên Josef Waitzer. Nhờ đó, Adolf đã cung cấp phản hồi tuyệt vời đối với phát triển sản phẩm, đồng thời đảm bảo rằng rất nhiều vận động viên Đức mang giày Dassler tại Thế vận hội Olympic. Sau khi thành công với các vận động viên Đức tại Thế vận hội Los Angeles năm 1932 và Thế vận hội Berlin năm 1936, hai anh em Adolf quyết định mở rộng ý tưởng đến khán giả quốc tế.

Ngay lập tức, Adolf đã xây dựng mối quan hệ với vận động viên người Mỹ là Jesse Owens khi người này bị mất giày điền kinh trên đường tới Thế vận hội ở Berlin. Thời điểm đó, Adolf đã gặp trực tiếp Jesse, sau đó đưa cho anh một số đôi giày mang nhãn hiệu “Dassler Brothers” để đi thử. Kết quả, Jesse đã giành được 4 huy chương vàng. Vì thế, Jesse vẫn luôn giữ liên lạc với Adolf Dassler, thậm chí còn trở thành đại sứ công ty Adidas sau này.

Vào những năm 1930 khi công ty ngày càng phát triển, Adolf tiếp tục phát triển kỹ năng, kiến thức đóng giày tại trường dạy nghề Berufsschule ở Pirmasens, Đức. Thời gian này, ông đã gặp vợ tương lai của mình - Käthe. Năm 1934, cả hai kết hôn, sau đó sinh được 5 người con là Horst (1936), Inge (1938), Karin (1941), Brigitte (1946) và con gái út Sigrid (1953). Sau này khi Adolf qua đời, Horst Dassler đã tiếp tục điều hành Adidas cùng với mẹ Käthe. 

Đứng lên mạnh mẽ từ mép bờ phá sản

Năm 1940, Adolf tiếp tục bị gọi nhập ngũ, được đào tạo thành nhân viên điều hành đài phát thanh và đóng quân tại Zirndorf. Đến năm 1941 ông giải ngũ, tiếp tục công việc vận hành nhà máy sản xuất giày Dassler. Tuy nhiên, do có những quan điểm khác nhau, ngọn lửa giữa 2 anh em Adolf và Rudolf dần bùng phát. Mọi chuyện càng thêm căng thẳng khi Rudolf Dassler bị bắt nhập ngũ năm 1943, để lại một mình Adolf điều hành nhà máy.


Tài sản của công ty bị phân chia, từ anh em họ trở thành đối thủ trên thương trường bởi Rudolf đã thành lập công ty giày thể thao của riêng mình là Puma
Tài sản của công ty bị phân chia, từ anh em họ trở thành đối thủ trên thương trường bởi Rudolf đã thành lập công ty giày thể thao của riêng mình là Puma

Cũng trong năm này, công việc kinh doanh giày thể thao mà 2 anh em Adolf gây dựng suýt bị phá sản. Những năm tiếp theo, sự căng thẳng của cuộc chiến đã gây ra sự chia rẽ không thể hàn gắn giữa Adolf và Rudolf Dassler. Đến năm 1948, họ chính thức “đường ai nấy đi”. Tài sản của công ty bị phân chia, từ anh em họ trở thành đối thủ trên thương trường. Khi đó, Rudolf đã thành lập công ty giày thể thao của riêng mình là Puma.

Trong những năm sau chiến tranh, Adolf đối mặt với nhiều khó khăn khi cố gắng tái thiết lập khi nền kinh tế Đức bị rơi vào suy thoái. Ông phải tự mình sáng tạo và nỗ lực. Không có nguyên liệu da, Adolf đã thiết kế những đôi giày làm từ tấm lót bình nhiên liệu máy bay, vải bạt từ lều và bè cao su.

Sau khi tách khỏi anh trai, Adolf muốn tạo nên điểm đặc biệt trên những đôi giày của mình. Vì thế, ông thử nghiệm dây đai trang trí bên hông giày, sau đó thay đổi số lượng và thêm màu sắc. Từ năm 1949, Adolf bắt đầu sử dụng logo 3 đường kẻ đen làm nhãn hiệu công ty. Không lâu sau, ông cũng sử dụng biệt danh Adi của mình, đổi tên thương hiệu giày thành Adidas. Tên công ty ban đầu là “Adolf Dassler “adidas” Sportschuhfabrik”  và được đăng ký vào ngày 18/8/1949.

Bước vào kỷ nguyên phát triển rực rỡ

Khi những hỗn loạn của chiến tranh dần lắng xuống, nền kinh tế Tây Đức bắt đầu hồi phục, Adolf Dassler cùng vợ mình là Käthe đã dẫn dắt Adidas bước vào một kỷ nguyên mới rực rỡ mới. Käthe là trợ thủ đắc lực của chồng, đảm nhiệm việc marketing và quản lý nhân sự. Nhờ đó, Adolf có thêm thời gian để tập trung hơn vào sở trường cũng như làm việc với các vận động viên nhằm từng bước đổi mới sản phẩm qua từng giai đoạn.


Những thiết kế sáng tạo của ông đã thay đổi cuộc chơi của hàng nghìn vận động viên trên thế giới, đồng thời  trở thành chất xúc tác cho ngành công nghiệp giày thể thao trị giá hàng chục tỷ USD/năm hiện nay
Những thiết kế sáng tạo của ông đã thay đổi cuộc chơi của hàng nghìn vận động viên trên thế giới, đồng thời  trở thành chất xúc tác cho ngành công nghiệp giày thể thao trị giá hàng chục tỷ USD/năm hiện nay

Lúc sinh thời, Adolf luôn nghiên cứu một cách sâu sắc động tác của vận động viên, từ đó lên ý tưởng cho những sản phẩm của mình. Những thiết kế sáng tạo của ông đã thay đổi cuộc chơi của hàng nghìn vận động viên trên thế giới, đồng thời  trở thành chất xúc tác cho ngành công nghiệp giày thể thao trị giá hàng chục tỷ USD/năm hiện nay.

Năm 1978, Adolf qua đời. Käthe cùng con trai cả Horst tiếp tục điều hành công việc kinh doanh cho đến khi qua đời vào năm 1984. 

Bước ngoặt sau thời đại Dassler

Năm 1987, Horst Dassler bất ngờ qua đời khiến Adidas gặp nhiều khó khăn. Năm 1989, Adidas trở thành một công ty cổ phần, đến năm 1990 các con gái của Adolf Dassler đã bán hết số cổ phần của mình. Việc thay đổi ban lãnh đạo và các quyết định chiến lược đáng ngờ đã khiến Adidas lỗ kỷ lục vào năm 1992, một lần nữa đối mặt với nguy cơ phá sản. 

Năm 1993, Robert Louis-Dreyfus - giám đốc điều hành mới đã cùng với cộng sự Christian Tourres, thành lập một hướng đi mới. Ông đã biến Adidas từ một công ty chuyên bán hàng trở thành một công ty định hướng tiếp thị; đồng thời đưa công ty trở lại con đường tăng trưởng. Một nhóm các nhà marketing cũng khiến Adidas tập trung lại vào mục tiêu đã theo đuổi trong nhiều năm: Giúp các vận động viên thi đấu tốt hơn.

Năm 1977, cùng với việc mua lại Tập đoàn Salomon cùng các thương hiệu Salomon, TaylorMade, Mavic và Bonfire, công ty đổi tên thành adidas-Salomon AG. Năm 2001, Herbert Hainer đã trở thành Giám đốc điều hành mới của adidas-Salomon AG. Sau đó, ClimaCool (2002), adizero (2004) và giày bóng đá F50 đã được tung ra đúng thời điểm diễn ra Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 tại Đức, nhanh chóng tạo sóng trên thị trường. Herbert Hainer dẫn dắt công ty thiết lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác. 


Từ đó cho đến nay, Adidas vẫn liên tục sáng tạo và phát triển, tung ra những sản phẩm chất lượng hàng đầu thế giới
Từ đó cho đến nay, Adidas vẫn liên tục sáng tạo và phát triển, tung ra những sản phẩm chất lượng hàng đầu thế giới

Khi thế kỷ mới bắt đầu, Adidas tiếp tục định hình cuộc chơi mới. Không chỉ cung cấp các sản phẩm thể thao, Adidas còn là công ty đầu tiên tập trung vào trang phục đường phố được lấy cảm hứng từ thể thao. Từ đó cho đến nay, Adidas vẫn liên tục sáng tạo và phát triển, tung ra những sản phẩm chất lượng hàng đầu thế giới. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước