Thuật toán AI đã giúp TikTok “thao túng tâm lý” người dùng như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Xu hướng trí tuệ nhân tạo phát triển trong tương laiChatGPT làm nóng cuộc đua trí tuệ nhân tạo toàn cầu và những bước đi đầu tiên của Việt NamNhững điều cần biết về công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT: Liệu có thể thay thế cho huấn luyện viên thể dục và bác sĩ trong tương lai?Theo VOV, thống kê mới nhất từ Statista (một trong những công ty nghiên cứu thị trường lớn nhất thế giới) cho thấy hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ 12 toàn cầu về tỉ lệ tăng trưởng người dùng mạng xã hội trong giai đoạn từ năm 2021-2026. Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 6 trong tổng 10 quốc gia có lượng người dùng mạng xã hội TikTok nhiều nhất trên thế giới, với gần 50 triệu người dùng, khoảng 64% người dùng Internet tại Việt Nam.
Ra mắt tại Việt Nam từ năm 2019, tại sao một nền tảng mới như TikTok có thể đạt được lượng người dùng lớn đến như vậy?
Lý do TikTok có thể khiến người dùng “nghiện”
Không ít phụ huynh tại Việt Nam cho rằng TikTok chỉ là nơi giải trí. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có thể điểm nhanh một vài nội dung nhảm đang lan tràn trên ứng dụng này. Không rõ giải trí đến đâu, tuy nhiên nguy cơ lệch lạc nhận thức vẫn còn đó, và thậm chí ở mức đáng báo động.
Chẳng hạn như một clip chia sẻ ý kiến các bằng đại học về ngôn ngữ Anh, quản trị kinh doanh, marketing, quản lý nhân sự đều trở nên vô dụng đã đạt gần 5 triệu view sau vài ngày đăng tải. Không những vậy, những clip về thông tin thô tục, vi phạm pháp luật hay truyền bá mê tín dị đoan đã thu hút tới hàng chục nghìn view.
Theo nhiều ý kiến, các chủ kênh đã cố câu view bằng cách tạo ra nội dung gây tranh cãi. Theo anh H, một người làm nội dung tại TP HCM, ngày càng có nhiều clip nhảm nhí xuất hiện trên TikTok bởi nền tảng này đòi hỏi phải sản xuất ra lượng nội dung mới thường xuyên mới tạo được tương tác kênh giúp kênh xuất hiện ở phần gợi ý.
Do sống bằng lượng người tương tác, xem và tham gia nên các nền tảng xã hội cũng có những thuận toán ưu ái riêng cho đối tượng muốn tăng tương tác. Một trong những ngành mới tại Việt Nam đem lại thu nhập không nhỏ cho chủ kênh là sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, số người làm nội dung độc đáo và sáng tạo không có nhiều. Đa phần đều theo xu hướng hoặc làm gì đánh trúng sự hiếu kỳ của phần lớn người dùng.
Thuật toán AI của TikTok
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc kỹ thuật Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS), TikTok dựa vào nhiều yếu tố để lựa chọn video dành cho người dùng.
Đầu tiên là tương tác, ví dụ như người dùng bấm thích hay chia sẻ, nhận xét, nội dung bạn tạo, các tài khoản bạn theo dõi. Tiếp đó là thông tin video như âm thanh, chú thích, hashtags, hay quốc gia, loại thiết bị, ngôn ngữ đang dùng…
Ông Sơn cho biết thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) ẩn sau đó để phân tích toàn bộ những dữ liệu này để đoán người dùng muốn xem gì tiếp theo, qua đó gợi ý nội dung phù hợp. Ứng dụng này sẽ đưa ra những bộ video thử nhằm xem phản ứng của người dùng. Điều đó được thể hiện qua cách người dùng tương tác với video đó, số lần xem lại và thời gian xem. Và rồi AI sẽ tổng hợp và phân tích người dùng theo từng nhóm với sở thích khác nhau.
Ông Sơn cho hay những nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay YouTube cũng áp dụng nguyên lý này. Thế nhưng, TikTok có lợi thế là thời gian của clip rất ngắn. Do vậy, cùng với một khoảng thời gian, nhưng người dùng sẽ xem được nhiều video hơn so với trên Facebook hay Youtube.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc TikTok có được nhiều phản ứng của người dùng trong cùng một khoảng thời gian để làm tài liệu cho máy học AI. Với dữ liệu đầu vào nhiều hơn, AI của TikTok cũng vừa học nhanh và vừa chính xác hơn. Ông Sơn cho hay TikTok có thuật toán triển khai nội dung mới theo cách: phân bổ tới một số lượng người nhất định để đo tương tác mỗi khi một nội dung mới xuất hiện.
TikTok sẽ tiếp tục phân phối video đó tới số lượng người đông hơn nếu tỉ lệ người thích video cao. Do vậy, tốc độ lan truyền của nội dung độc lạ sẽ ngày càng nhanh. Nhờ đó, những video có nội dung bẩn và độc hại cũng dễ bị lan truyền nhanh mà không có kiểm soát.
Bất chấp để khiến người dùng bị “nghiện”
Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) phát biểu tại họp báo thường kỳ của Bộ TT&TT diễn ra gần đây, cơ quan quản lý gặp khó vì thuật toán của TikTok.
Trong khi đó, mọi hoạt động đề xuất nội dung trên Facebook hay YouTube cho người dùng đều xoay quanh hành vi và sở thích. Thế nhưng, hoạt động đề xuất nội dung của TikTok tập trung vào đám đông. Bất chấp người dùng có thích hay quan tâm hay không nhưng TikTok vẫn đề xuất nội dung mà nhiều người xem đối với người dùng.
Có thể nói đó là một thuật toán của TikTok giúp thao túng tâm lý người dùng, khiến họ giảm khả năng tập trung rất nhiều. Ngoài ra, còn có thể gây nghiện cho người dùng bởi họ càng xem nội dung nào nhiều sẽ được nền tảng gợi ý clip tương tự khi họ lướt. Thực tế cho thấy có nhiều trend “không giống ai” trên TikTok và người đưa nội dung lên nền tảng cũng không biết tại sao nó thành xu hướng.
Ông Do cho biết họ vẫn có những công cụ để đo đếm và phát hiện sớm những thông tin nhảm nhí, sai sự thật và nguy hại trên Facebook và YouTube để nhanh chóng xử lý và yêu cầu gỡ bỏ. Tuy nhiên, vẫn chưa có công cụ phát hiện nội dung như vậy trên TikTok để kịp thời kiểm soát bởi thuật toán của TikTok biến đổi quá nhanh. Không riêng tại Việt Nam, khó khăn này đã được ghi nhận tại rất nhiều quốc gia khác trên toàn cầu, bởi vậy nó đã bị cấm hoạt động ở nhiều nước trong thời gian qua.