Thu nhập của shipper bao nhiêu khi nhu cầu tìm việc của người lao động tăng mạnh?
BÀI LIÊN QUAN
Seedcom – chủ sở hữu chuỗi The Coffee House, Juno, Giao hàng nhanh thua lỗ 2 năm liên tiếp hơn 400 tỷ đồngGiao Hàng Tiết Kiệm cùng dự kiến IPO định giá lên tới tỷ đô ngay trong năm nay đang làm ăn ra sao?Giao hàng tiết kiệm nuôi tham vọng IPO với định giá 1 tỷ USD nhờ lợi nhuận áp đảoTrong báo cáo của Việc Làm Tốt cho thấy, mức lương bình quân toàn thị trường có xu hướng tăng trưởng xuyên suốt giai đoạn đầu năm 2022. Riêng trong tháng 4, tăng trưởng lương bình quân đạt đỉnh 12,4% so với thời điểm đầu năm 2022. Có thể thấy, đà tăng rõ rệt nhất sau Tết âm Lịch (tháng 3/2022), so với cùng kỳ năm 2021 vượt 6,8%. Tuy nhiên, tiến vào thời điểm giữa năm, mức lương trên thị trường đã bắt đầu đảo chiều và giảm nhẹ.
Nhóm tài xế, giao nhận và nhà hàng, khách sạn có mức lương tăng vọt
Chi tiết, nhóm tài xế, giao nhận và nhà hàng, khách sạn có mức lương tăng vọt lần lượt là 11,2% và 10,4%. Sàn tuyển dụng cho biết nhu cầu tăng cao cùng tình hình cạnh tranh nguồn lao động khiến cho hai nhóm này nóng hơn bao giờ hết. Tài xế, giao nhận tại TP. Hồ Chí Minh đang hưởng mức lương bình quân là 9,5 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, tại Bình Dương và Đồng Nai mức lương của lực lượng lao động này đã nhỉnh hơn 500.000 - 1 triệu đồng/tháng. Hiện tại, mức lương của nhóm tài xế, giao nhận tại Bình Dương, Đồng Nai đang dẫn đầu hết ngành, dao động 10 - 10,5 triệu đồng/tháng.
Sau đại dịch Covid-19, xu hướng tìm việc mới thay đổi ra sao?
Do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, nhu cầu người lao động muốn tìm kiếm một công việc đảm bảo an toàn và linh hoạt về thời gian đang có xu hướng ngày càng gia tăng.Cú sốc lạm phát ‘ám ảnh’ người Mỹ, đến người nghỉ hưu cũng phải quay lại tìm việc
Tỷ lệ người Mỹ trên 55 tuổi đang làm việc hoặc tìm việc đã tăng từ 38,4% đến 38,9% từ tháng 10 đến tháng 3. Dữ liệu được công bố bởi Bộ lao động Mỹ.Đối với nhóm ngành công nhân, mức lương trung bình tại TP. Hồ Chí Minh vượt lên dẫn đầu cả nước, mỗi tháng đạt 9,8 triệu đồng. So với quý 4/2021, mức lương công nhân tại Bình Dương và Đồng Nai vẫn giữ nguyên lần lượt ở mức 9,4 triệu đồng và 9,2 triệu đồng/tháng. Mức lương của công nhân tại TP. Hồ Chí Minh vốn luôn ở mức thấp hơn so với cùng vị trí tại các tỉnh tập trung khu chế xuất, nhà máy lớn như Bình Dương, Đồng Nai. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực buộc các doanh nghiệp phải tính đến phương án nâng lương nhằm thu hút lao động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1/2022 cũng chỉ thấy có hơn 500.000 người lao động từ TP. Hồ Chí Minh trở về quê vào cuối năm 2021.
Thời gian gần đây nhu cầu tìm việc tăng mạnh
Có thể thấy, thị trường lao động phổ thông tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý về nhu cầu tìm việc. Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 thì nền kinh tế đã xuất hiện chuyển biến và phục hồi tích cực. Một trong những minh chứng cho bức tranh chung cua thị trường lao động phổ thông vào nửa đầu năm 2022 chính là đang chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt nhu cầu tìm việc bất chấp giai đoạn trầm lắng vào trước và sau Tết Nguyên Đán. Đỉnh điểm, tính từ thời điểm chấm dứt giãn cách, nhu cầu tìm việc trong tháng 3/2022 tăng 31% so với hồi tháng 10/2021.
Ngược lại với sự bùng nổ ở quý 1, nhu cầu tìm việc trong quý 2/2022 đã giảm nhẹ vào tháng 4/2022 nhưng vẫn có sự bật tăng trở lại từ tháng 5 đến nay. Theo Việc Làm Tốt, mọi nhóm ngành chính của lao động phổ thông đều ghi nhận tăng trưởng trong quý 1/2022. Đặc biệt, nhóm nhân viên nhà hàng, khách sạn đã phục hồi mạnh mẽ khi tăng đến 25% so với cao điểm trong quý 4/2021. Đây chính là dấu hiệu cho thấy nguồn nhân lực ngành dịch vụ đang trở lại sau năm 2021 đầy biến động. Bên cạnh đó, nhóm bán lẻ như nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi và tài xế giao hàng cũng có mức tăng trưởng tốt sau Tết Nguyên Đán lần lượt là 13% và 19%. Nhu cầu tìm việc của nhóm công nhân cũng ghi nhận tăng nhẹ 10%.
Khảo sát cho thấy, có tới 22% lao động nhập cư thất nghiệp lựa chọn về quê trong thời gian giãn cách xã hội từ tháng 8/2021 tại TP. Hồ Chí Minh. Và chỉ có khoảng 16% cố bám trụ lại thành phố để đi tìm việc khác với hy vọng dịch qua sẽ nhanh chóng đi làm ngay hoặc lựa chọn các công việc thời vụ, bán thời gian để trang trải thu nhập trong ngắn hạn. Đến khi nền kinh tế dần hồi phục sau dịch, có khoảng 2/3 lao động bày tỏ mong muốn quay trở lại tìm việc tại các thành phố trọng điểm. Trong số những lao động đã về quê thì có hơn 68% mong muốn quay trở lại thành phố tìm việc và có khoảng 18% người đã tìm được việc, 13% có dự định tiếp tục tìm việc ở quê nhà thay vì quay lại tìm việc tại các thành phố lớn.
Trong giai đoạn bình thường mới, những yếu tố phòng chống dịch bệnh không còn là tiêu chí hàng đầu của người lao động khi tìm việc. Tuy nhiên, người lao động có xu hướng ưu tiên công việc chủ động thời gian hay cho phép làm việc tại nhà bởi thói quen làm việc mới trong đại dịch COVID-19.
Đến hiện tại, TOP 3 nhóm ngành nghề được tìm kiếm nhiều nhất đáp ứng tính tự do về thời gian, giờ giấc lao động cũng như không gian làm việc gồm bán hàng, chăm sóc khách hàng, việc làm trực tuyến, gia công tại nhà, tài xế, giao vận, vận tải, vận chuyển. Đáng chú ý, nhóm công nhân có xu hướng tìm việc thay đổi rõ rệt nhất trong các ngành nghề phổ thông phổ biến. Có đến 61% lao động từng làm công nhân muốn tìm việc ở những ngành khác có sự linh hoạt về thời gian. Chính vì thế, đa phần công việc được nhóm này tìm kiếm và việc trực tuyến hoặc gia công tại nhà, bán hàng, shipper.