Thu hồi và đền bù đất và các vấn đề khiếu nại
Thu hồi và đền bù đất và các vấn đề khiếu nại ở Việt Nam không còn là chuyện xa lạ nữa, vậy bạn đã có kiến thức về vấn đề trên chưa hãy cùng tìm hiểu bài viết để có thêm kinh nghiệm nếu chẳng may gặp phải vấn đề tương tự nhé
Có thể bạn quan tâm:
Trường học không có thẩm quyền
HỎI: Năm 1989, Lâm trường C.K.D cho Trường CĐNCN VLNB mượn 500 ha đất rừng (có xác nhận của UBND tỉnh S.B).
Sau đó, nhà trường cho các cán bộ mượn lại đất để canh tác.
Ngày 20/12/1996 nhà trường có văn bản cho cô LỆNH, cán bộ Phòng Đời sống của trường mượn lô 8 để trồng cao su, thời gian mượn là 50 năm.
Ông H.X.U, đại diện nhà trường đã ký, đóng dấu vào đơn của côNG: “Đồng ý cho mượn 7 ha đất lô 8 để trồng cây công nghiệp, kịp phủ xanh đất trống”.
Ngày 6/7/1997, cô L.I.N.H và tôi ký giấy hợp tác đầu tư, cùng nhau trồng cây cao su.
Đến năm 2002, vườn cây cao su của chúng tôi được khai thác.
Thế nhưng, bất ngờ ngày 17/12/2012 hiệu trưởng Trường CĐNCN VNNB có văn bản thông báo thu hồi diện tích 7,1 ha đất đá cho chúng tôi mượn, trong khi thời hạn cho mượn mới 18 năm, còn 32 năm nữa.
Đặc biệt, lý do để thu hồi đất là lãnh đạo Trường CĐNCN LNB cho rằng bà L.I.N.H đã sang nhượng đất cho ông Nguyễn Đình Chính.
Điều này là không có cơ sở, vì giữa cô H và tôi không có việc sang nhượng đất mà chỉ có văn bản hợp tác đầu tư, hàng năm vẫn đóng thuế đầy đủ.
Thêm vào đó, thông báo thu hồi đất cũng không nói gì đến việc đền bù thành quả cải tạo, công sức, tiền của mà chúng tôi đã bỏ ra trong 18 năm.
Xin hỏi, việc thu hồi đất của Trường CĐNCN LNB là đúng hay sai?
Chúng tôi cần phải khiếu nại ở đâu?
Nguyễn Đình Chính (Xã Tân Thành, huyện TƯ, tỉnh B.D) TRẢ LỜI: Theo đơn và hồ sơ ông gửi kèm theo thì lý do thu hồi đất của Trường CĐNCN LNB là do giữa bà L.I.N.H và ông có giấy sang nhượng đất.
Nhưng thật ra, giữa bà H và ông chi có giấy đầu tư canh tác cao su.
Như vậy, lý do thu hồi đất cho mượn của Trường CĐNCN LNB là không đúng.
Trong các trường hợp thu hồi đất theo Điều 38 Luật Đất đai 2003 thì không có trường hợp nào thu hồi đất cho mượn trước thời hạn.
Mặt khác, theo Khoản 2, Điều 114 Nghị định 181 ngày 29/10/2004 của Chính phủ thì trường hợp bên cho mượn đất, cho thuê đất là tổ chức thì việc giải quyết được thực hiện khi diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, bị lấn, bị chiếm, cho thuê hoặc mượn, liên doanh trái pháp luật thì UBND tinh, thành phố' trực thuộc Trung ương quyết định thu hồi.
Trường hợp của ông, đất cho mượn được sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, không có vi phạm trong quá trình sử dụng đất và còn trong thời hạn cho mượn đất thị Trường CĐNCN VLNB không thể thu hồi đất.
Đặc biệt, theo quy định pháp luật thì Trường CĐNCN VLNB không có thẩm quyền thu hồi đất.
Vì vậy, ông cần làm đơn khiếu nại gửi đến UBND huyện T.Ư và Sở Tài nguyên- môi trường tỉnh B.D để được xem xét, giải quyết.
Thu hồi đất để làm đường, làm trạm xá, phải đền bù
HỎI: Tôi có một thửa đất khai hoang năm 1986, diện tích 5.346m2.
Diện tích đất này được cấp sổ đỏ năm 2004.
Sau đó, UBND xã Đất Cuốc được thành lập và gia đình tôi đã nhập hộ khẩu vào xã Đất Cuốc.
Năm 2005, UBND xã thông báo việc thu hồi mảnh đất trên để làm đường nông thôn và xây dựng trạm xá.
Tôi được đền bù 63 triệu đồng, nói là tiền cây cối và ngôi nhà cũ.
Tuy nhiên, chính quyền lấy đất của tôi bao nhiêu năm này mà vẫn chưa có quyết định thu hồi, không có phương án và đơn giá đền bù công khai, minh bạch.
Số đất bị lấy làm đường và trạm xá là 2.575m2 đến nay vẫn chưa được đền bù.
Tôi đi khiếu nại thì được trả lời là sổ đỏ của tôi bị cấp nhầm.
Xin hỏi, cách giải quyết như trên của chính quyền là đúng hay sai?
Phạm Thị Tưởng (Xã Đất Cuốc, huyện Tư, tỉnh B.D)
TRẢ LỜI: Theo Điều 39 Luật Đất đai năm 2003 thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, có phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Đối chiếu với quy định pháp luật nêu trên thị trường họp của bà, đất đã bị thu hồi trên 10 năm mà không có quyết định thu hồi, không có phương án và đơn giá đền bù công khai minh bạch, 2.575m2 đất bị thu hồi để lấy làm đường và trạm xá mà đến nay vẫn chưa được đền bù...thì chính quyền đã làm trái với quy định pháp luật.
Trách nhiệm này thuộc UBND huyện T.Ư.
Bà cần làm đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND huyện T.ư để được xem xét, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của mình.
Còn việc trả lời là sổ đỏ của bà bị cấp nhầm thì không có cơ sở pháp lý.
Bởi vì đất của bà khai hoang năm 1986, sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thì đủ điều kiện được cấp sổ đỏ.
Hơn nữa, sổ đỏ này được cấp năm 2004, trước thời điểm chính quyền có thông báo thu hồi đất để làm đường và xây trạm xá.
Đất nằm trong hành lang đường điện, có bị thu hồi ?
HỎI: Tôi có một mảnh đất vườn 1.200m2, đà có sổ đỏ.
Năm 2004, khi nhà nước làm đường dây điện đi qua, tôi đã nhận tiền đền bù đối với phần đất được sử dụng trồng trụ điện.
Tôi nghe nói, do phần diện tích đất còn lại nằm trong hành lang đường điện và lộ giới nên tôi sê bị thu hồi sổ dở.
Xin hỏi, có đúng như vậy không?
Hồ Thị Sáu (Xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HỒ Chí Minh) được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định pháp luật”.
Theo quy định pháp luật thì trong trường hợp Nhà nước chưa có quyết định thu hồi đất thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã được xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Có thể bạn quan tâm:
Vì vậy, bà cứ yên tâm sử dụng phần diện tích đất còn lại theo đúng mục đích đã được xác định.