Thời cơ của nhân sự công nghệ bị sa thải
BÀI LIÊN QUAN
Điểm danh những vụ IPO “đình đám” nhất trong lịch sử công nghệ từ trước đến nay"Kỳ lân" công nghệ VNG: Đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào trung tâm dữ liệu khi quảng cáo và game trực tuyến đứt mạch tăng trưởngSau làn sóng đại sa thải, các Big Tech vẫn đứng vững trên thị trườngTheo Zingnews, Henry Kirk đã luôn có suy nghĩ từ bỏ việc quản lý kỹ thuật ở Google để xây dựng công ty của riêng mình.
Và rồi thời cơ đó đã đến rất bất ngờ, khi mà anh trở thành 1 trong 12.000 nhân viên bị sa thải vào tháng 1/2019.
Cùng với 5 công sự khác, Kirk nằm trong đợt sa thải ngày đó của Google. Họ cùng nhau thành lập xưởng thiết kế và phát triển phần mềm. Kĩ sư này đã tuyên bố trên LinkedIn rằng anh đã từ chối lời mời trở lại từ Google. Bài đăng đã thu hút được 15.000 lượt cảm xúc.
“Trong cái rủi lại có cái may”
Kể từ khi đăng tải bài viết, Kirk cho biết mình đã nhận được tới 1.000 tin nhắn từ những người muốn vào công ty hoặc họ chỉ đơn giản là gửi tới anh lời chúc thành công trong việc tìm kiếm hướng đi mới sau khi thất bại tại Google.
Kirk cho biết anh ở thế dựa lưng vào tường và buộc phải đứng dậy. Thế nhưng anh đã tràn đầy sinh lực thay vì cảm thấy chán nản, đồng thời thực sự chấp nhận sự thật mình bị cho nghỉ việc.
Layoffs.fyi, một trang web theo dõi tình trạng sa thải trong ngành công nghệ cho biết các công ty đã sa thải ít nhất 160.000 nhân viên chỉ trong năm 2022.
Trong những tuần qua, các công ty công nghệ lớn từ Spotify, Amazon, đến Meta đã sa thải tới hàng chục nghìn nhân viên. Ví dụ như Microsoft đã sa thải 10.000 nhân viên, Google cắt giảm 12.000 người.
Dự kiến, cơn bão sa thải sẽ còn tiếp tục đến năm 2023 với hơn 100.000 người sẽ bị sa thải. Theo đó, các công ty công nghệ lớn và có khả năng sinh lợi nhất được biết tới với mức lương cao và đặc quyền xa hoa có vẻ như đã sớm trở thành một lựa chọn rủi ro.
Kirk là một trong số những người bị sa thải đang thử thứ gì đó mới mẻ hơn. Anh đã chọn trở thành ông chủ của chính mình thay vì tìm kiếm cơ hội việc làm tại các công ty khổng lồ khác vốn đang phải thanh lọc biên chế.
Đối với nhiều người, họ có thể trang trải được cuộc sống và thực hiện các ý tưởng của riêng mình nhờ tiền trợ cấp thôi việc từ các Big Tech.
Jen Zhu, người đã bị cho nghỉ việc vào mùa hè năm ngoái chia sẻ rằng bản thân gần như thấy nhẹ nhõm một cách kỳ lạ và có thể làm được bất cứ điều gì lúc này. Zhu hiện đang làm việc cho một công ty khởi nghiệp về công nghệ y tế tên là Maida AI.
Hóa ra việc bị sa thải sau cùng đã cho họ có được không gian để làm việc với đam mê riêng. Thế nhưng, họ phải đánh đổi công sức rất nhiều vì khối lượng công việc của một doanh nhân là quá lớn.
Zhu chia sẻ rằng cô đã dành tất cả thời gian mình có vào Maida AI. Đây là một công ty khởi nghiệp tự động hóa các nhiệm vụ quản lý chăm sóc sức khỏe và tiếp nhận ghi chú và bệnh nhân. Cô cho biết mình đã mất việc vào mùa hè năm ngoái sau khi Carbon Health sa thải 250 công nhân.
Sau đó, cô có một thời gian ngắn đảm nhận công việc trưởng phòng nhân sự ở một doanh nghiệp khác. Thế nhưng, cô đã quyết định làm theo bản năng bởi cô từng làm việc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe với tư cách là một bệnh nhân và người làm trong ngành công nghiệp.
Zhu trả lời Wired rằng cô cảm thấy mọi thứ rất khó khăn và dường như không có thời gian nghỉ. Lúc đó, cô bị ràng buộc với nhiệm vụ phải đưa công ty đi lên.
Thành quả đầu tiên của Zhu đã đến khi Maida AI là một trong số 7 công ty nhận được 100.000 USD tài trợ từ Day One Ventures.
Cơ hội cho công ty khởi nghiệp
Trong điều kiện kinh tế khắc nghiệt như hiện tại, các nhà đầu tư cho rằng một startup vững chắc là lựa chọn tốt hơn so với cổ phiếu lao dốc.
Những startup này có lợi thế về sự nhanh nhẹn và ít chi phí vận hành hơn. Ví dụ điển hình là Airbnb, đã vươn lên mạnh mẽ vì cung cấp chỗ ở giá rẻ hơn và sẵn sàng chi trả tiền mặt cho chủ nhà ở thời kỳ suy thoái.
Dữ liệu cũng chỉ ra rằng startup đã có sự đi lên mạnh mẽ. Lindsay Amos, phát ngôn viên của công ty khởi nghiệp công nghệ Y Combinator chia sẻ rằng vào năm ngoái, số lượng đơn đăng ký đã tăng 20% khi đạt tổng số hơn 38.000 đơn.
Mặt khác, số lượng đơn nộp vào tháng 1/2023 hoặc nộp muộn đã tăng gấp 5 lần. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm đang có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận đột biến bằng những startup khi đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ từ kỷ nguyên lãi suất âm.
Thế nhưng, các startup có thể kêu gọi vốn hay không là không đơn giản vì ảnh hưởng từ những người đi trước. Hàng loạt vụ lùm xùm của người sáng lập tại các startup được kỳ vọng sẽ trở thành kỳ lân như Theranos hay WeWork đã khiến các nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ càng hơn về một công ty trước khi đổ tiền vào những lời hứa.
Các quỹ cũng cần phải thận trọng hơn trước những biến động của nền kinh tế thế giới. Các quỹ đầu tư mạo hiểm đang rất cân nhắc việc xuống tiền trong bối cảnh lãi suất không ngừng tăng và cổ phiếu công nghệ tụt dốc.
Theo dữ liệu từ Crunchbase, so với cùng kỳ năm 2022, số tiền tài trợ cho giai đoạn hạt giống đã giảm 35%. Nhiều startup đã phải săn lùng những khoản tiền đó sau khi những đợt sa thải xảy ra gần đây.
Dù tình trạng sa thải dần trở nên phổ biến ở các công ty công nghệ, nhưng nhìn chung nền kinh tế Mỹ vẫn ở trạng thái tốt.
Các chuyên gia vẫn chưa sẵn sàng gọi môi trường tài chính hiện nay là suy thoái. Thế nhưng, rõ ràng đã có các cuộc suy thoái tồi tệ tạo nên những công ty thay đổi thế giới.
Năm 1998, Google ra mắt, không lâu trước khi bong bóng dotcom sụp đổ. Năm 2007, Airbnb ra mắt trong khi WhatsApp, Slack, Square ra mắt vào năm 2009 ngay trước khi suy thoái toàn cầu xảy ra.