meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường máy tính chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc chiến tại Ukraine và chính sách zero Covid của Trung Quốc

Thứ ba, 05/04/2022-10:04
Trước bối cảnh lạm phát tăng mạnh, chiến sự tại Ukraine và chính sách zero Covid của Trung Quốc. Dự báo trong 6 tháng tới, các thương hiệu máy tính trên toàn cầu sẽ phải cắt giảm sản lượng lớn. Cùng với đó, nhu cầu về PC trong hai năm qua đang dần hạ nhiệt. 

Các đơn hàng liên tục bị cắt giảm

Dịch bệnh Covid - 19 trong suốt hai năm qua đã làm thay đổi thói quen của người dân, trong đó, xu hướng làm việc và học tập trên máy tính đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng máy tính tăng cao. Đến năm 2022, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra từ cuối tháng 2 đã khiến xáo trộn chuỗi cung ứng cũng như làm gián đoạn các kế hoạch của những nhà sản xuất PC trên thế giới cho giai đoạn tiếp theo. 

Hiện tại, các hãng máy tính đang đối diện với áp lực từ lượng hàng tồn kho tích trữ tại các thị trường Châu Âu và e ngại gia tăng lạm phát. Theo đó, nhiều nhà sản xuất máy tính hàng đầu như HP, Dell và Asustek Computer đã yêu cầu các nhà cung cấp của mình cắt sản lượng cung ứng linh kiện trong những quý tiếp theo. Trong khi đó, tmột số công y nhỏ hơn phải giảm đơn đặt hàng linh kiện xuống dưới 20% cho giai đoạn quý 2/2022. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Giám đốc điều hành của một nhà cung cấp cho HP, Dell, Lenovo, Acer và Asustek chia sẻ, “Từ giữa tháng 2, chúng tôi đang nhận được những thông báo từ một số khách hàng về việc giảm số lượng linh kiện và một vài bộ phận. Chúng tôi đã liên hệ thường xuyên với họ trong suốt một tháng qua về tình hình thị trường kể từ sau khi xảy ra cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Một trong những ưu tiên hàng đầu bây giờ là sát sao trong việc quản lý hàng tồn kho tại các kênh bán lẻ”. 

Trong ba tháng tới, tổng số lô hàng sẽ giảm ít nhất một con số so với giai đoạn trước. Theo dữ liệu IDC công bố, thị trường máy tính đã tăng trưởng trong năm 2020 lên 13% và 2021 lên 14%, đây là các mốc đáng chú ý đối với một thị trường lâu năm. 

Cụ thể, Apple - Doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của thế giới cũng phải cắt giảm số lượng đơn hàng cho sản phẩm iPhone SE ra mắt đợt vừa qua, lên tới 3 triệu thiết bị cầm tay vào quý 2 trước bối cảnh chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh tại Ukraine. 

Theo thông tin từ các nguồn chính thống, lượng đơn hàng máy tính dành cho ngành giáo dục sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất. Những lô hàng Chromebook được Google cấp phép dự kiến giảm 40% trong năm 2022 xuống còn khoảng 20 triệu chiếc. Việc này do hầu hết các nhà sản xuất máy tính PC đã chuyển sang sản xuất máy tính xách tay thương mại phân khúc cao cấp hơn nhằm duy trì tỷ suất lợi nhuận trước bối cảnh khủng hoảng khan hiếm chip toàn cầu. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Cùng với đó, nhu cầu về các dòng máy chơi game và máy tính tiêu dùng khác dự kiến bị giảm xuống. Trong khi nhu cầu sử dụng cho mục đích kinh doanh chỉ có độ phục hồi nhẹ so với ước tính của các nhà sản xuất PC trước khi có xung đột quốc tế. 

Chiến tranh giữa Nga và Ukraine khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn

Nhà sản xuất card đồ họa và chơi game MSI mới đây đã thông báo trong quý 2 sẽ là giai đoạn hoạt động kém nhất của doanh nghiệp này trong năm 2022. Theo chủ tịch Joseph Hsu, doanh số bán hàng hiện tại tăng trưởng rất chậm tại một số nước Châu Âu, lượng hàng tồn kho của công ty cũng rất cao. 

Nhà quản lý của một công ty xuất PC hàng đầu của Mỹ cho biết: “Một tháng trước, công ty đã có dự báo nội bộ, theo đó mức tăng trưởng so với năm ngoái đang rất thấp. Tuy nhiên, chúng tôi hiện tại đã không thể nhìn thấy sự tăng trưởng đó”. 

Theo Giám đốc một đơn vị cung cấp cho Asustek và Microsoft, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã cắt đứt các hoạt động trên thị trường tiêu dùng của Nga và Ukraine. “Các giao dịch tài chính đang có sự hỗn loạn và các nhà sản xuất máy tính đang đối mặt với áp lực hàng tồn kho trong khu vực. Chúng tôi đã chứng kiến sự điều chỉnh ngắn hạn của chuỗi cung ứng trên thị trường”. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Các công ty tiêu dùng lớn như HP, Dell, Apple và Samsung đã thông báo ngừng bán hàng và cung cấp dịch vụ tại thị trường Nga ngay khi nhận được các lệnh trừng phạt từ Châu Âu. Acer, Asustek và MSI mặc dù chưa công bố nhưng thực tế đã ngừng bán hàng trong nước. Theo dữ liệu từ IDC, thị trường Nga đang chiếm 2%, tương đương 7 triệu chiếc PC trên toàn cầu vào năm 2021. 

Đại diện một công ty sản xuất PC chia sẻ: “Chúng tôi đang dần nhận thấy sự ảnh hưởng lan rộng ra các thị tường xung quanh Ukraine. Người tiêu dùng cũng thiết lập những hành vi mới vì chịu tác động từ cuộc chiến. Theo đó, chúng tôi đã yêu cầu các nhà cung cấp giảm bớt đơn hàng linh kiện từ 15% - 20% cho quý 2/2022”. 
 
Bên cạnh đó vẫn có nhà sản xuất PC chưa cắt giảm dự báo cả năm như Lenovo và Acer. Theo các nguồn tin đăng tải, nếu cắt giảm đơn hàng vào giai đoạn này thì họ khó có thể đảm bảo cho nguồn cung tăng trưởng mạnh về sau. 

Ngoài những tác động từ nhu cầu và cuộc khủng hoảng chíp thì ngành công nghiệp máy tính cũng đang chịu ảnh hưởng mạnh khi chi phí nguyên vật liệu tăng cao từ chính sách "zero COVID" của Trung Quốc. Thực tế, thị trường Trung Quốc đang là trung tâm sản xuất chính của ngành này. Một nhà quản lý cho biết: “Hiện nay chúng tôi phải vật lộn với tình trạng thiếu chip trầm trọng, những biến động bất ổn từ chiến tranh, logistics và tình trạng phong tỏa ở Thâm Quyến và Thượng Hải (Trung Quốc)”.

Theo dự báo của Gokul Hariharan - Trưởng bộ phận nghiên cứu công nghệ, truyền thông và viễn thông của JPMorgan về khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thị trường PC trong năm nay sẽ giảm khoảng 6% so với năm ngoái. “Trong hai năm qua, động lực chính để thị trường PC tăng trưởng là máy tính tiêu dùng và máy tính giáo dục. Tuy nhiên, nhu cầu về Chromebook dành cho giáo dục đang chậm dần và nhu cầu PC chơi game cũng giảm nhẹ” - ông Gokul Hariharan cho biết. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

18 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

18 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

18 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

18 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước