meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường "hỗn độn", khách hàng châu Á tạm thời không mua các hợp đồng dầu giao ngay

Thứ bảy, 19/03/2022-19:03
Trước tình hình căng thẳng Nga - Ukraine đang ảnh hưởng đến giao dịch tại khu vực tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới, một vài khách hàng từ châu Á đã tạm dừng việc mua hợp đồng dầu giao ngay.

Nhìn chung, một loạt giao dịch sau khi các bén chốt được giá chính thức sẽ phải hoàn tất. Cùng với đó, dầu thô mua theo hợp đồng từ nhà sản xuất Trung Đông cũng được phân bổ xong vào đầu tháng. Thế nhưng, các bên tìm mua hợp đồng dầu giao tháng 5 đang phải cân nhắc và xem xét lại vì giá cả đang biến động quá mạnh và nguy cơ nguồn cung thay đổi quá nhanh khiến nhiều người mua không khỏi lo ngại.

Dù một số hợp đồng tính chất giao ngay vẫn diễn ra, nhưng giao dịch có phần trầm lắng hơn. Thông thường, bên mua sẽ có thời gian đến cuối tháng để hoàn thành mua hàng, nhưng giao dịch thường sẽ diễn ra sôi động nhất vào tuần thứ 3 của tháng vì họ muốn đảm bảo rằng lô hàng sẽ được vận chuyển trong hai tháng tới.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Ngoài việc chú ý giá cả, bên mua cũng đang xem xét chất lượng của dầu thô. Bởi lẽ do sự dao động không ngừng của tỷ suất lợi nhuận của hoạt động sản xuất nhiên liệu.

Nga là một quốc gia sản xuất dầu diesel lớn trên thế giới. Tuy nhiên, do cấm vận từ phương Tây nên các nước đang mất nguồn cung. Bởi vậy, điều này đã đẩy nhu cầu nhiên liệu tăng cao. Do đó, loại dầu thô nào tạo ra nhiều diesel hơn khi chế xuất, sẽ càng trở nên thu hút hơn với các nhà máy lọc dầu.

Trong khi đó, các nhà cung cấp dầu ở Trung Đông là lựa chọn phù hợp cho những bên mua đang tìm kiếm thêm nguồn cung dầu sau khi nguồn cung từ Nga đang bị tạm dừng. Chính yếu tố này đã thúc đẩy sự chênh lệch giá giao ngay giữa các loại dầu ở Vịnh Ba Tư lên cao nhất ít nhất kể từ năm 2014. Thế nhưng, đến nay các quốc gia thành viên thuộc tổ chức OPEC+ vẫn chưa đồng tình trong việc tăng sản lượng dù đã có những lời kêu gọi bơm nhiều dầu hơn.

Hợp đồng dầu Oman tương lai trên Dubai Mercantile Exchange với hợp đồng dầu Dubai có sự chênh lệch giá đã giảm nhẹ xuống 8USD/ thùng vào ngày 16/3, từ 11,69 USD vào một tuần trước đó. Có thể thấy các bên mua dầu đang phải đối diện với tình trạng biến động của giá dầu “hỗn loạn”. Dầu Oman là một trong những loại dầu thuộc hàng tiêu chuẩn tại thị trường châu Á.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Công ty PTT của Thái Lan đã không thầu mua bất kỳ lô hàng nào trong cuộc đấu thầu hàng tháng với mong muốn tìm kiếm người mua dầu giao tháng 5. Đây rõ ràng là một động thái hiếm hoi của công ty. Các thương nhân cho biết , hai trong nhiều nguyên nhân khiến bên mua tạm dừng mua hợp đồng giao ngay là do giá dầu giao ngay có sự chênh lệch giảm và tỷ suất lợi nhuận của hoạt động biến dầu thô thành nhiên liệu liên tục hỗn độn.

Ngoài ra, một yếu tố khác cũng khiến bên mua dầu phải cân nhắc là sự bùng phát trở lại của Covid-19 khắp Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thị trường dầu vật chất có thể giao dịch sôi nổi hơn trong những ngày sắp tới khi mà chỉ báo giá đã ổn định.

Lo lắng trước cú sốc nguồn cung Nga

Sau chuỗi 3 ngày giảm mạnh, giá dầu WTI ngày 17/3 tại Mỹ đã hồi phục về mức 103 USD/thùng, tăng hơn 7%. Dầu Brent cũng tăng mạnh hơn 8%, và dừng lại ở mức 106,6 USD/thùng.

Sau khi Báo cáo thị trường dầu của IEA cảnh báo thế giới có thể rơi vào khủng hoảng nguồn cung trong nhiều thập kỷ, giá dầu có dấu hiệu tăng trở lại. Theo ước tính của IEA, nguồn cung dầu của Nga có thể mất 3 triệu thùng/ngày từ tháng 4. Con số này cao hơn nhiều so với mức giảm 1 triệu thùng/ngày của nhu cầu trong năm nay mà họ đã dự tính trước tình hình giá năng lượng tăng cao, cùng với căng thẳng chiến sự ở Ukraine và lạm phát leo thang.

Bjarne Schieldrop, trưởng bộ phận phân tích hàng hóa tại ngân hàng SEB, cho biết, thị trường vật chất vẫn bị thắt chặt khi nhiều người mua đã tránh dầu và các sản phẩm dầu Nga trong tuần vừa qua.

Theo ông, “Giá dầu Brent có thể tăng trở lại trong tháng tới khi tình hình chiến sự tại Ukraine vẫn tiếp tục. Dù cả cung và cầu đều đang chịu ảnh hưởng nhưng nguồn cung đang bị tổn thất nhiều hơn. Trong vòng 2 quý tới, thị trường được dự báo sẽ eo hẹp hơn”.

Ngày 31/3 tới sẽ diễn ra cuộc họp hàng tháng tiếp theo của nhóm OPEC + do Ả Rập Xê-út và Nga chủ trì. Việc giá dầu biến động và tăng cao có thể sẽ tạo thêm căng thẳng và áp lực lên các thành viên OPEC trong quá trình cố gắng tìm kiếm và thúc đẩy nguồn cung nhiều hơn nhằm bù đắp lại những tổn hại từ Nga.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

37 phút trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

41 phút trước

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

41 phút trước

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

1 ngày trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

1 ngày trước