Thị trường ế ẩm, sàn bất động sản giảm quy mô, môi giới ồ ạt tháo chạy
BÀI LIÊN QUAN
Hàng nghìn môi giới bỏ nghề khi chứng khoán bớt "hot"Quý 1/2023, nhiều doanh nghiệp môi giới làm ăn thua lỗ, chỉ duy nhất 1 đơn vị báo lãiLàm môi giới bất động sản, người đàn ông 32 tuổi trở thành tỷ phú USD mới nhất của Nhật BảnTheo Nhà đầu tư, Ngọc Châm (quê ở Đắk Lắk) - là nhân viên môi giới của Tập đoàn bất động sản có tiếng ở phía Nam chia sẻ, gần 6 tháng qua cô chỉ thực hiện được lác đác vài giao dịch, tuy nhiên tiền hoa hồng lại không thấy đâu. Cũng trong quãng thời gian này, tập đoàn cũng liên tục chậm trễ tiền lương, có tháng có, có tháng 50% lương, cũng có tháng không có tiền để trả lương cho nhân viên.
Châm nói rằng: “Cuộc sống ở TP. Hồ Chí Minh chưa bao giờ khó khăn đến thế bởi càng ngày chi phí sinh hoạt càng tăng. Cũng có những nhân viên chốt được giao dịch nhưng đến đầu năm any cũng chưa lấy được hoa hồng. Lương cứng phập phù, môi giới còn biết trông ngóng vào tiền hoa hồng nhưng cũng không lấy được”.
Mặc dù yêu thích với công việc mình đang làm, tuy nhiên theo Châm thì sau khi đấu tranh tư tưởng hơn 1 tháng nay, cô đã quyết định về quê tìm công việc mới để có được mức thu nhập ổn định hơn.
Châm chia sẻ và hy vọng thị trường sớm ổn định để cho cô có thể quay trở lại với nghề: “Sau thời gian 3 năm gắn bó với nghề môi giới, em cũng đành rút lui mặc dù không thuộc diện cắt giảm nhân sự của Tập đoàn. Trước đây, em có thể kiếm hàng chục triệu đồng sau mỗi giao dịch nhưng từ cuối năm ngoái đến nay thu nhập tháng có, tháng không và gần như không thể đủ sống”.
Những chuyên gia này cho rằng, đây là giai đoạn thách thức đối với môi giới cùng các công ty môi giới không đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại, tuy nhiên cũng là cơ hội để các đơn vị chuyên nghiệp vượt lên và phát triển bền vững hơn. Những khó khăn ở trên thị trường bất động sản thể hiện rõ khi kết quả kinh doanh của các công ty môi giới đều báo lỗ trong quý 1. Đây cũng là giai đoạn kém nhất tính từ năm 2017 đến nay.
Hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho biết, ở đại hội cổ đông vừa qua, các môi giới bất động sản nói rằng từ giữa năm ngoái đến nay thị trường bất động sản đối mặt với nhiều khó khăn, các yếu tố không thuận lợi xuất hiện kéo theo doanh thu cũng như lợi nhuận suy giảm nhiều so với cùng kỳ. Dù đã cắt giảm mạnh các khoản phí nhưng cũng không có khả quan hơn.
Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh môi giới chứng kiến làn sóng sa thải nhân viên nhiều nhất từ trước đến hiện tại với hàng nghìn nhân sự, trong đó nhiều nhất là thuộc bộ phận kinh doanh. Những doanh nghiệp môi giới hoặc là chủ đầu tư có bố trí bộ phận môi giới bán hàng có tỷ trọng sa thải là 50% nhân sự trở lên dưới nhiều hình thức như dừng ký hợp đồng tạm thời trong thời gian từ 3 - 6 tháng, cho thôi việc,...
Trên thực tế, có một số doanh nghiệp có quy mô dưới 50 nhân viên, thậm chí còn chấm dứt hợp đồng với 70% người lao động bởi không có nguồn lực cầm cự. Còn đối với chủ đầu tư có bộ máy tinh gọn hơn thì ghi nhận tỷ lệ cắt giảm từ 20 - 25% nhân sự cùng với giảm lương theo cấp bậc. Và số môi giới bất động sản đang hoạt động hiện nay là chỉ còn khoảng 30 - 40% so với giai đoạn đầu năm 2022.
Theo giám đốc của một doanh nghiệp bất động sản, đây là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với các nhân viên môi giới bất động sản bởi thu nhập của họ chủ yếu phụ thuộc vào tiền hoa hồng khi sản phẩm được bán. Mặc dù vậy thì bởi chủ đầu tư không bán được hàng cho nên không thể có tiền hoa hồng. Việc không có nguồn thu kéo dài, trong khi các chi phí vẫn phải chi trả tiền khiến hàng hoạt cho nhân viên, công ty môi giới ngừng hoạt động.
Làn sóng sa thải chủ yếu ở nhân sự mới
VARS đánh giá triển vọng nghề nghiệp của môi giới bất động sản là rất lớn. Mặc dù vậy đây cũng là một ngành nghề khó, có nhiều thách thức bởi tính cạnh tranh cao, môi giới phải luôn học hỏi, không ngừng nâng cao nghiệp vụ, giữ được đạo đức nghề nghiệp lẫn uy tín với khách hàng.
Và làn sóng sa thải nhân viên môi giới thời gian vừa qua chủ yếu vẫn tập trung ở nhân sự mới, chưa gắn bó lâu năm với nghề, còn đa phần các doanh nghiệp vẫn phải giữ lại nhân sự cứng. Bởi vì giai đoạn này các nhà đầu tư sẽ có nhiều yêu cầu khắt khe hơn đối với các môi giới để tìm ra hướng đi đầu tư đúng đắn của mình trong giai đoạn này.
Chính vì thế, các môi giới tay non, tay ngang sẽ khó có thể cạnh tranh với những người có kinh nghiệm và được đào tạo một cách bài bản, có uy tín trong các hoạt động môi giới của mình.
Không chỉ thế, VARS cũng cho rằng Luật kinh doanh bất động sản mới sẽ siết chặt hơn việc quản lý với hoạt động môi giới. Cụ thể, dự thảo quy định chặt chẽ hơn không cho môi giới hoạt động tự do mà phải dưới sự giám sát của giao dịch. Thời gian trước đây, cơ quan nhà nước quản lý lỏng lẻo, môi giới cấp chứng chỉ hành nghề xong tuy nhiên người được cấp đi đâu làm gì thì không có ai báo cáo, không có ai giám sát. Các địa phương có đến hàng nghìn, hàng vạn môi giới không có chứng chỉ vẫn hoạt động bình thường.
Còn theo dự thảo luật mới, các sàn bất động sản sẽ phải chịu trách nhiệm với môi giới. Những môi giới sau khi có chứng chỉ, cách quản lý cũng như hoạt động ở đâu, giao dịch gì đều xuất hiện trên hệ thống quản lý. Trong luật cũng quy định cụ thể hơn về việc môi giới phải có chứng chỉ hành nghề. Trên thực tế thì có những môi giới có chứng chỉ vẫn đang hoạt động tốt, tuy nhiên tốt ở đây chỉ là doanh số bán hàng.
Các môi giới phải chuyên nghiệp bởi vì đại diện bên bán và bên mua trong giao dịch và không được phép có sai phạm. Vai trò môi giới cũng được nâng lên tầm cao chứ không chỉ đơn giản là bán hàng. Chính vì thế, nếu muốn làm môi giới bất động sản thì cần phải qua đào tạo, học hành, thi cử.