meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 5/8: VN-Index giảm điểm sau 4 phiên tăng liên tiếp

Thứ sáu, 05/08/2022-17:08
Sau 4 phiên tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán hôm nay khép lại trong sắc đỏ. Dù đà giảm đã thu hẹp đáng kể so với phiên sáng, song áp lực điều chỉnh từ nhóm cổ phiếu lớn khiến VN-Index vẫn không thể giữ phong độ trước những ngưỡng cản.

VN-Index giảm điểm sau 4 phiên tăng liên tiếp

Theo Tin nhanh chứng khoán, thị trường đã hoàn toàn giao dịch dưới mốc tham chiếu trong suốt cả phiên sáng và kéo dài sang cả phiên giao dịch chiều. Tuy nhiên, với diễn biến dòng tiền cải thiện tích cực hơn trong thời gian gần đây, cùng tâm lý nhà đầu tư đã phần nào lạc quan hơn về xu hướng thị trường cũng như hy vọng những pha điều chỉnh là nhịp lấy lại đà để tiếp tục hồi phục. 

Lực cầu gia tăng mạnh khi thị trường bước vào đợt khớp lệnh ATC giúp VN-Index áp sát mốc tham chiếu. Tuy nhiên, tâm lý “chốt lãi" để tránh những biến động mang tên “cuối tuần” đã khiến thị trường khó hồi phục. Chỉ số VN-Index kết thúc phiên cuối tuần bằng pha điều chỉnh nhẹ và vẫn đứng trên mốc 1.250 điểm. Thanh khoản có sụt giảm so với những phiên giao dịch khác trong tuần nhưng đã tăng vượt trội so với mức trung bình của tháng 7 vừa qua.

Chốt phiên, sàn HoSE có 210 mã tăng và 228 mã giảm, VN-Index giảm nhẹ 1,41 điểm (-0,11%) xuống 1.252,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 698,6 triệu đơn vị, giá trị 15.562,75 tỷ đồng, giảm 3,6% về khối lượng và 8,49% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 94,25 triệu đơn vị, giá trị 2.032,83 tỷ đồng.


Diễn biến VN-Index trong phiên 5/8. Nguồn: TradingView
Diễn biến VN-Index trong phiên 5/8. Nguồn: TradingView

Sàn HNX có 112 mã tăng và 84 mã giảm, HNX-Index tăng 2,17 điểm (+0,73%) lên 299,9 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 91,27 triệu đơn vị, giá trị 1.667,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn nửa triệu đơn vị, giá trị 25,71 tỷ đồng.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,45 điểm (+0,5%), lên 91,32 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 77,46 triệu đơn vị, giá trị 867,89 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,16 triệu đơn vị, giá trị 133,5 tỷ đồng.

Áp lực đến từ nhóm vốn hóa lớn, trong đó, rổ VN30 bị điều chỉnh 5,67 điểm (-0,44%). Bộ chỉ số này ghi nhận đến 17 trên 30 mã kết phiên trong sắc đỏ, ngược lại chỉ có 8 mã tăng giá.

Cổ phiếu chứng khoán dậy sóng

Trong phiên hôm nay, ảnh hưởng xấu nhất đến xu hướng chung là mã VHM của Vinhomes khi rơi thêm 1,9% về 61.800 đồng. Bên cạnh đó là VIC của Vingroup giảm 1,5% còn 65.400 đồng. Riêng bộ đôi này đã làm mất gần 2,3 điểm của thị trường.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến MSN của Masan lao dốc 3,2% về 104.500 đồng, VCB của Vietcombank mất 0,6% xuống 82.000 đồng, HPG của Hòa Phát rơi 1,5% còn 23.300 đồng hay SAB của Sabeco giảm 1,3% về 182.600 đồng.

Sự phân hóa cũng diễn ra khá mạnh ở các nhóm ngành. Trong khi nhóm ngân hàng,  thép quay đầu điều chỉnh, nhóm chứng khoán, bất động sản, dầu khí lại bứt phá mạnh mẽ. Đặc biệt, nhóm ngân hàng điều chỉnh  và nhiều đại diện góp mặt trong top cổ phiếu tác động tiêu cực đến thị trường.

Trong đó, nhóm chứng khoán vẫn là tâm điểm hút tiền lớn bất chấp thị trường chung đỏ lửa. Sắc xanh bao phủ gần như toàn bộ nhóm ngành với hàng loạt cổ phiếu có mức tăng ấn tượng như SSI ( 5,3%), MBS ( 5,9%), VCI ( 4,2%), VND ( 3,8%). Thậm chí một vài cổ phiếu nhỏ như APG, VIX còn tăng hết biên độ. Sự hưng phấn của nhóm cổ phiếu chứng khoán có sự đồng pha lớn với sự phục hồi của thanh khoản thị trường trong thời gian gần đây.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Một số cổ phiếu dầu khí cũng tỏa sáng với nhiều mã bứt phá mạnh mẽ. Trong đó, nổi bật nhất là PVD khi tăng hết biên độ, PVT, PVS, PVC cũng ghi nhận mức tăng khá tốt trên 2%. Tuy giá dầu lao dốc đem lại rủi ro giá cổ phiếu dầu khí, nhưng giới chuyên gia cho rằng vấn đề nút thắt nguồn cung vẫn là điểm trọng yếu chưa thể tháo gỡ trong ngắn hạn, do đó giá dầu vẫn sẽ duy trì nền cao so với năm 2021. Việc giá dầu duy trì trên 60-70 USD/thùng vẫn là điều kiện thuận lợi để Việt Nam khai thác các mỏ dầu khí, từ đó tác động tích cực lên cổ phiếu.

Một số cổ phiếu riêng lẻ cũng tạo điểm nhấn lớn. Đơn cử VNS của Vinasun tiếp tục thăng hoa với chuỗi tăng trần lên 16.700 đồng. PTL của Victory Capital cũng tăng hết biên độ 3 phiên liên tiếp. TGG của Louis Capital tăng gần 7% để nối dài chuỗi 4 phiên tăng mạnh.

Độ rộng thị trường tương đối cân bằng nhưng giá trị thanh khoản có phần đi xuống. Tổng giá trị giao dịch giảm hơn 7% so với hôm qua về mức 18.309 tỷ đồng, trong đó thanh khoản khớp lệnh HoSE giảm hơn 10% chỉ còn 13.530 tỷ đồng.

Mã chứng khoán được giao dịch nhiều nhất thị trường là HPG của Hòa Phát với hơn 42,5 triệu cổ phiếu được trao tay (tổng giá trị gần 1.000 tỷ đồng), chiếm 7,4% tổng giao dịch sàn HoSE.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khối ngoại quay đầu bán ròng hơn 300 tỷ đồng

Sau nhiều phiên mua ròng, giao dịch khối ngoại phiên hôm nay khá tiêu cực khi họ mạnh tay bán ròng gần 306 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng mạnh 291 tỷ đồng. Theo đó, HPG dẫn đầu về giá trị bán ròng với 453 tỷ đồng. Kế đó, khối ngoại cũng bán mạnh AGG và MSN với giá trị lần lượt là 186 tỷ đồng và 66 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư ngoại bán ròng VJC (-30 tỷ đồng),VNM (-27 tỷ đồng), FUEVFND (-26 tỷ đồng)... Ngược lại, giao dịch mua vào chủ yếu tập trung ở SSI khi mã này có đà tăng khá tốt trong phiên hôm nay với giá trị hơn 151 tỷ đồng. Tương tự, dòng vốn nước ngoài cũng tìm đến E1VFVN30, NVL, FUESVFL với giá trị mua ròng lần lượt là 45 tỷ đồng, 25 tỷ đồng và 22 tỷ đồng.

Diễn biến tại sàn HNX, khối ngoại bán ròng nhẹ 2,7 tỷ đồng. Trong đó, tập trung bán tại PVS với gần 8,5 tỷ đồng. Ở chiều mua, TNG và SHS là hai mã được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với giá trị lần lượt là 3 tỷ đồng và 2,1  tỷ đồng.

Tại UPCoM, khối ngoại phiên hôm nay bán ròng gần 12,72 tỷ đồng, tập trung bán ròng BSR với giá trị 13 tỷ đồng. Bên cạnh đó, QNS cũng bị bán ròng 7,3 tỷ đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước