meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 4/7: Cổ phiếu FLC Group tím trần, VN-Index giằng co quanh ngưỡng 1.200 điểm

Thứ hai, 04/07/2022-16:07
Thị trường chứng khoán hôm nay vẫn diễn biến giằng co quanh mốc quan trọng 1.200 điểm. Nhiều thời điểm VN-Index đã tăng mạnh nhưng sau đó áp lực bán dâng cao đã đẩy chỉ số giảm điểm về cuối phiên.

VN-Index giảm nhẹ hơn 3 điểm

Theo Tin nhanh chứng khoán, sau nửa đầu phiên diễn ra khá thuận lợi, chỉ số dễ dàng vượt ngưỡng kháng cự mạnh 1.200 điểm, thị trường nhanh chóng đuối sức do áp lực bán gia tăng và may mắn giữ được sắc xanh khi tạm dừng phiên sáng.

Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường lại mở ra tia hy vọng cho nhà đầu tư khi cầu gia tăng đầu phiên giúp VN-Index một lần nữa vượt ngưỡng 1.200 điểm ngay khi mở cửa. Tuy nhiên, dòng tiền chưa đủ mạnh để kéo VN-Index bứt hẳn khỏi ngưỡng cản này. Dù nhận được sự hỗ trợ từ nhóm ngân hàng, chứng khoán, nhưng áp lực bán mạnh từ các mã lớn của nhóm dầu khí và thép khiến VN-Index rung lắc trong suốt phiên chiều và đóng cửa với sắc đỏ.

Chốt phiên, sàn HoSE có 228 mã tăng (13 mã tăng trần) và 219 mã giảm (5 mã giảm sàn), VN-Index giảm 3,37 điểm (-0,28%) xuống 1.195,53 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 442,82 triệu đơn vị, giá trị 10.086,82 tỷ đồng, giảm 17,07% về khối lượng và 11,66% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 1/7. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 39,5 triệu đơn vị, giá trị 1.163,9 tỷ đồng.


VN-Index đóng cửa giảm hơn 3 điểm. Nguồn TradingView
VN-Index đóng cửa giảm hơn 3 điểm. Nguồn TradingView

Sàn HNX có 103 mã tăng và 80 mã giảm, HNX-Index tăng 2,31 điểm (+0,83%) lên 281,19 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 46,89 triệu đơn vị, giá trị 813,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 5,1 triệu đơn vị, giá trị 89,31 tỷ đồng.

UpCoM-Index đóng cửa giảm 0,28 điểm (-0,31%), xuống 87,9 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 23,31 triệu đơn vị, giá trị 437 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,92 triệu đơn vị, giá trị 26,69 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu FLC nối dài chuỗi tăng giá ấn tượng

Sau những thông tin tích cực từ cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tuần trước. Theo đó, nhóm cổ phiếu FLC tiếp tục có chuỗi tăng giá ấn tượng khi đồng loạt tăng trần trong phiên đầu tuần 4/7.

Cụ thể, FLC tăng hết biên độ lên 6.200 đồng, tương đương tăng 70% chỉ sau khoảng nửa tháng bứt phá. ROS leo lên 3.060 đồng, tăng 39% trong thời gian tương tự. Các mã còn lại ART, HAI, KLF, AMD cũng kéo dài chuỗi đi lên bằng một phiên tím trần.


Nhóm cổ phiếu FLC nối dài chuỗi tăng giá ấn tượng. Bảng giá: SSI
Nhóm cổ phiếu FLC nối dài chuỗi tăng giá ấn tượng. Bảng giá: SSI

Tổng khối lượng giao dịch của nhóm mã trên chỉ đạt hơn 14 triệu cổ phiếu, trong khi khối lượng đang tranh mua giá trần cũng còn gần 14 triệu đơn vị khác (chưa kể lượng đặt mua ATC).

Được biết, tập đoàn đa ngành này đã cơ bản tái cấu trúc và hoàn thiện nhân sự thượng tầng, riêng Hội đồng quản trị đã có đủ 5 thành viên. Trong đó, ông Lê Bá Nguyên được bầu làm chủ tịch HĐQT và 2 cá nhân Bùi Hải Huyền, Đặng Tất Thắng đảm nhiệm vai trò phó chủ tịch.

Trong nhóm đầu cơ, ngoài FLC Group, một số cổ phiếu vốn hóa nhỏ khác cũng có đà đi lên ấn tượng. Trong đó, HAG của Hoàng Anh Gia Lai và OGC của Tập đoàn Đại Dương có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp lên 9.520 đồng và 13.700 đồng. Cổ phiếu họ Louis có BII kết phiên trong sắc tím.

Lực kéo của thị trường trong phiên hôm nay đến từ một số mã riêng lẻ như VNM của Vinamilk tăng 1,9% lên 75.100 đồng là mã có tác động tốt nhất. Các mã ngân hàng VIB tăng trần, MBB có thêm 1,7% và TCB tăng 1% đứng tiếp theo. Ngành chứng khoán có VND bứt phá 3,2% và HCM tăng trần.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Trong khi chiều ngược lại nhóm thủy sản, dầu khí và năng lượng lại giao dịch giằng co. Tại nhóm dầu khí, bên cạnh các cổ phiếu giao dịch tích cực như PVD, PVS, CNG, OIL…các mã GAS, PGD, PGS.. lại giảm điểm với biên độ khoảng 2%. Hơn nữa, cổ phiếu thủy sản chủ yêu chìm trong sắc đỏ MPC, IDI, VHC, CMX…thậm chí ANV giảm sàn. Tuy nhiên, ABT của Thủy sản Bến Tre lại có phiên ngược dòng ngoạn mục tăng 2,7% điểm.

Với cổ phiếu bất động sản, nhóm vốn hóa lớn gồm VIC, VHM, NVL, BCM, VRE biến động trong biên độ hẹp. Nhìn chung, sắc đỏ và sắc xanh khá cân bằng, trong đó gây chú ý nhất là ITA với mức tăng 5,19%.

Nhóm cổ phiếu bán lẻ cũng chìm trong áp lực bán lớn. Trong đó MSN của Masan giảm 0,9% về 107.700 đồng, MWG của Thế Giới Di Động lao dốc 3,6% còn 67.800 đồng, PNJ mất 3,4% xuống 123.800 đồng, FRT của FPT Retail mất 3,2%...

Lãnh đạo một số doanh nghiệp thừa nhận sức mua chung của ngành bán lẻ sụt giảm và các chi phí đầu vào tăng cao do lạm phát đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của ngành này.

Nhìn chung, độ rộng thị trường có phần nghiêng về sắc xanh, chủ yếu do dự bứt pahs của nhóm vốn hóa nhỏ. Toàn sàn có 516 mã tăng giá và 392 mã giảm giá, 169 mã đứng tại tham chiếu.


Nhóm chứng khoán và ngân hàng là trụ đỡ thị trường hôm nay. Nguồn Vietstock
Nhóm chứng khoán và ngân hàng là trụ đỡ thị trường hôm nay. Nguồn Vietstock

Thanh khoản thị trường cho thấy sự do dự lớn của các nhà đầu tư, tổng giá trị giao dịch toàn sàn chỉ đạt 14.464 tỷ đồng. Trong đó khớp lệnh sàn HoSE chỉ đạt 8.923 tỷ đồng, giảm 15% so với cuối tuần trước và là phiên thứ 4 trong năm nay khớp lệnh chưa đến 10.000 tỷ đồng.

Về giao dịch khối ngoại, trên sàn HoSE, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 131 tỷ đồng với khối lượng gần 3 triệu đơn vị. Nhà đầu tư ngoại chủ yếu bán ròng phiên hôm nay MWG với 81 tỷ đồng. Theo sau, HPG, NVL, CTG và DGC nằm trong top bán ròng với giá trị bán ròng từ 15 tỷ đến 31 tỷ đồng. Tại chiều mua, STB là cổ phiếu được gom ròng nhiều nhất phiên với 66 tỷ đồng. VNM, VHC, VND hay HDG cũng được rót ròng vài chục tỷ phiên hôm nay.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng nhẹ khoảng 2 tỷ đồng, tập trung bán PVS (-700 triệu đồng) và TNG (-700 triệu đồng);.. Ngược lại, PVI, TA9, SD5, VNR và ONE,.. lại được khối ngoại rót ròng nhẹ từ 100 triệu đến 300 triệu đồng trong phiên.

Trên UpCOM, khối ngoại bán ròng 43 tỷ đồng với 1,4 triệu cổ phiếu. Tại chiều bán, BSR bị xả mạnh nhất 31 tỷ đồng, VEA cũng bị bán ròng khoảng 12 tỷ đồng. Tại chiều mua, CSI, HU4, FOC lần lượt được mua ròng nhẹ khoảng 600 triệu đồng, 200 triệu đồng và 100 triệu đồng. TIN và PXT cũng được rót ròng tổng cộng 2 mã khoảng 90 triệu đồng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước