Thị trường chứng khoán hôm nay 27/5: Nhóm Bluechips tăng trần, VN-Index nối dài chuỗi tăng điểm lên con số 4
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 26/5: VN-Index đi ngang, cổ phiếu "họ FLC" mất thanh khoảnThị trường chứng khoán hôm nay 25/5: Tràn ngập sắc tím, VN-Index tăng vọt 35 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 24/5: Cổ phiếu thép bị bán tháo, VN-Index đảo chiều ngoạn mục sát giờ đóng cửaVN-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp
Theo Tin nhanh chứng khoán, thị trường đã có một tuần giao dịch khá tích cực khi chỉ số VN-Index vượt thành công ngưỡng cản mạnh 1.280 điểm và sự nhập cuộc của nhóm cổ phiếu bluechip phần nào giúp nhà đầu tư kỳ vọng hơn vào thị trường sẽ bước vào xu hướng tăng.
Thị trường nhanh chóng hồi phục tích cực trong phiên sáng cuối tuần ngày 27/5 nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bluechip. Dù dòng tiền mạnh vẫn chưa nhập cuộc, nhưng sự tham gia tích cực của nhóm cổ phiếu lớn đã tiếp sức giúp VN-Index tiến gần ngưỡng 1.280 điểm và tạm dừng phiên sáng tại vùng giá cao nhất.
Bước vào phiên chiều, tâm lý nhà đầu tư có phần tích cực hơn giúp thị trường nhanh chóng chinh phục thành công mốc 1.280 điểm chỉ sau khoảng 10 phút mở cửa. Tuy nhiên, việc giữ vững vùng giá này không dễ dàng, chỉ số VN-Index đã có những pha quay đầu trước khi test thành công trong đợt khớp lệnh ATC.
Chốt phiên, sàn HoSE có 308 mã tăng và 129 mã giảm, VN-Index tăng 16,88 điểm (+1,33%), lên 1.285,45 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 607,22 triệu đơn vị, giá trị hơn 16.091 tỷ đồng, tăng 12% về khối lượng và 16,8% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 29 triệu đơn vị, giá trị 986 tỷ đồng.
Sàn HNX có 123 mã tăng và 73 mã giảm, HNX-Index giảm 2,12 điểm (-0,68%), xuống 311,17 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 70 triệu đơn vị, giá trị gần 1.600 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,32 triệu đơn vị, giá trị 65,25 tỷ đồng.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,35 điểm (+0,1836 lên 95,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 57,42 triệu đơn vị, giá trị 734,91 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 5,18 triệu đơn vị, giá trị 104,77 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên mua khi toàn sàn ghi nhận 642 mã tăng giá, 340 mã giảm giá và 238 mã đứng tại tham chiếu.
Cổ phiếu trụ trở lại mạnh mẽ
Nhóm VN30 vẫn là điểm tựa chính của thị trường khi tăng tới hơn 26 điểm lên mốc 1.335 điểm. Trong nhóm chỉ có duy nhất STB giao dịch dưới mốc tham chiếu với mức giảm nhẹ 0,7%, còn lại đều khởi sắc.
Thăng hoa nhất trong phiên là cổ phiếu bán lẻ khi MWG tăng 5,54%, FRT tăng 6,67% còn PNJ tăng kịch trần. MWG cùng với FPT là 2 cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số VN-Index.
Xét về nhóm ngành, dòng bank tiếp tục là động lực chính của thị trường. Ngoại trừ duy nhất STB điều chỉnh nhẹ, còn lại đều nới rộng đà tăng, như TCB tăng 2,04%, CTG tăng 1,12%, MBB tăng 1,27%, ACB tăng 4,78%, EIB tăng 4,92%, VIB tăng 2,48%, MSB tăng 4,3%...
Với nhóm bất động sản, VHM tăng 1,46% còn VIC tăng 0,39%. Sắc đỏ mặc dù bị sắc xanh lấn át nhưng vẫn có không ít cổ phiếu vốn hóa trên trung bình suy giảm, như BCM giảm 1,21%, VPI giảm 0,65%, BCG giảm 2,57%, PC1 giảm 0,28%, KOS giảm 0,74%...
Cũng giao dịch tích cực nhưng biên độ dao động của cổ phiếu chứng khoán không lớn, như VND chỉ tăng 0,41%, VCI tăng 0,77%, FTS tăng 0,53%... HCM thậm chí còn giảm 1,02%.
Ở nhóm sản xuất, các cổ phiếu vốn hóa lớn đều đi lên, như HPG và MSN đều tăng 1,29%, VNM tăng 2,38%, GVR tăng 0,59%, SAB tăng 0,65%, HSG và ANV tăng kịch biên độ... Ở chiều ngược lại, DGC giảm 4,85%, GEX giảm 0,42%, BHN giảm 1,8%, SAM giảm 1,2%.
Cổ phiếu năng lượng và bán lẻ cũng "xanh mướt": GAS tăng 2,23%, PGV tăng 0,35%, POW tăng 1,52%, PLX tăng 0,12%; VJC và HVN lần lượt có thêm 1,6% và 4,2% giá trị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cặp FLC và ROS vẫn sôi động nhất thị trường với khối lượng khớp lệnh cùng đạt hơn 26 triệu đơn vị. Mặc dù đã không còn bị bán tháo và nằm sàn nhưng FLC và ROS chưa thể thoát khỏi trạng thái giảm mạnh, tương ứng mất 3,7% xuống 5.970 đồng/cổ phiếu và giảm 4,9% xuống 3.900 đồng/cổ phiếu.
Tiền chạy vào cổ phiếu thuộc Diamond ETF
Thị trường chứng khoán trong các phiên gần đây ghi nhận diễn biến khả quan về chỉ số, cùng với đó là việc khối ngoại có nhiều giao dịch khá tích cực. Một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường đến từ dòng vốn từ quỹ hoán đổi danh mục ETF.
Phiên hôm nay, các cổ phiếu "kín room ngoại" lại gây chú ý khi nối tiếp đà đi lên mạnh mẽ với một số mã tăng trần, dòng tiền nước ngoài chạy mạnh vào giúp các mã này dẫn dắt xu hướng và đóng góp chủ lực cho phiên tăng điểm của thị trường.
Thực tế HoSE đã sớm xây dựng bộ chỉ số VN Diamond Index từ cuối năm 2019 - làm cơ sở hoạt động cho một quỹ đầu tư ngoại là DCVFM VNDiamond ETF (Mã: FUEVFVND). Đây là bộ chỉ số khá đặc thù khi bao gồm các cổ phiếu đã gần kín room ngoại - điều mà nhà đầu tư nước ngoài rất khó mua trực tiếp.
Cổ phiếu kín room ngoại trong các năm gần đây luôn là thỏi nam châm hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngoại luôn sẵn sàng mua toàn bộ cổ phiếu mỗi khi các mã chứng khoán này hở room, thậm chí là mua thỏa thuận với giá cao hơn đến 40-50% giá trên sàn.
Rổ danh mục của Diamond ETF có sức hút riêng nhờ danh mục tham chiếu chất lượng, là những cái tên rất đầu ngành trong từng lĩnh vực ngân hàng, bán lẻ, công nghệ, bất động sản... như MWG, FPT, REE, PNJ, TCB, KDH, VPB...
Tính từ đầu năm đến nay, Diamond ETF đã hút ròng hơn 3.100 tỷ đồng và là một trong những quỹ có đóng góp lớn nhất trong việc kéo khối ngoại trở lại thị trường Việt Nam. Trước đó trong năm 2021, dòng tiền đổ vào Diamond ETF cũng lên đến 3.247 tỷ đồng.
Trong phiên 27/5, trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 1.358 tỷ và bán ra 1.234 tỷ, tương đương mua ròng 124 tỷ đồng. Lượng mua ròng như đã nói chủ yếu do khối ngoại vẫn gom chứng chỉ quỹ FUEVFVND.
Thanh khoản thị trường nhìn chung có sự nhích nhẹ so với hôm qua nhờ tiền vào nhóm Diamond ETF, với tổng giá trị tăng 15% so với hôm qua đạt 18.631 tỷ đồng. Nhiều mã kín room có giá trị giao dịch rất lớn như FPT (426 tỷ), MWG (369 tỷ), VPB (328 tỷ), PNJ (307 tỷ)...