meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 25/5: Tràn ngập sắc tím, VN-Index tăng vọt 35 điểm

Thứ tư, 25/05/2022-16:05
Thị trường chứng khoán hôm nay chứng kiến sự hồi phục trên diện rộng, dòng tiền lan tỏa trên toàn sàn ở các nhóm vốn hóa và các ngành quan trọng giúp chỉ số VN-Index có thêm một phiên bứt phá.

Thanh khoản dâng lên, VN-Index tăng vọt 35 điểm

Theo Tin nhanh chứng khoán, phiên đảo chiều ngoạn mục chiều qua phần nào giúp tâm lý nhà đầu tư vững tin hơn khi bước vào phiên giao dịch hôm nay. Điều này được thể hiện thông qua việc dòng tiền nhập cuộc tích cực hơn hẳn các phiên gần đây, nên dù chịu chút áp lực cho VN-Index về ngưỡng 1.245 điểm đầu phiên sáng, nhưng thị trường đã nhanh chóng bật mạnh trở lại vào cuối phiên, đóng cửa gần mức cao nhất phiên trước khi bước vào giờ nghỉ trưa.

Bước vào phiên chiều, dòng tiền hoạt động mạnh mẽ hơn, số mã tăng giá nhiều dần lên, chiếm áp đảo so với số mã giảm, sắc tím từ con số 9 của phiên sáng, đã dần lan rộng và chốt phiên với 48 mã, trong khi số mã giảm chỉ 49 mã. Nhiều mã dù không đóng cửa ở mức kịch trần, nhưng cũng ở mức cao nhất ngày với biên độ tăng rất tốt.

Chốt phiên, VN-Index tăng 35,05 điểm (+2,84%), lên 1.268,43 điểm với 415 mã tăng (48 mã trần), trong khi chỉ có 49 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 655,2 triệu đơn vị, giá trị 16.573 tỷ đồng, tăng 24% về khối lượng và 23,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 38,3 triệu đơn vị, giá trị 798,5 tỷ đồng.


VN-Index tăng vọt 35 điểm trong phiên 25/5. Nguồn: TradingView
VN-Index tăng vọt 35 điểm trong phiên 25/5. Nguồn: TradingView

Trong khi đó, HNX-Index tăng 8,96 điểm (+2,93%), lên 314,91 điểm với 172 mã tăng (13 mã trần), trong khi chỉ có 47 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 95,9 triệu đơn vị, giá trị 2.179 tỷ đồng, tăng 21% về khối lượng và 27,2% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,7 triệu đơn vị, giá trị 142,8 tỷ đồng.

UPCoM-Index tăng 1,66 điểm (+1,78%), lên 94,78 điểm với 228 mã tăng và 77 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 49,3 triệu đơn vị, giá trị 987,8 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,2 triệu đơn vị, giá trị 108,7 tỷ đồng.

Dòng tiền lan tỏa trên toàn sàn

Phiên giao dịch hôm nay chứng kiến dòng tiền lan tỏa trên toàn sàn ở các nhóm vốn hóa và các ngành quan trọng. Riêng VN30 vẫn dẫn dắt chính cho đà đi lên khi tăng gần 38 điểm (2,98%) với 27/30 mã tăng giá, đáng chú ý có FPT và PNJ tăng kịch trần.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục có đà tăng tốt với mức tăng bình quân 3-4%. Đáng kể một số mã có đóng góp rất lớn vào chỉ số chung như VPB bứt phá 5% lên 31.500 đồng, VCB tăng 1,9% đạt 77.000 đồng, BID và TCB có thêm 3,5%.

Cổ phiếu chứng khoán cũng diễn biến tích cực với SSI tăng 2,49%, VND tăng 3,33%, VCI tăng 6,12%, HCM tăng 6,26%, VIX tăng kịch trần...

Cổ phiếu bất động sản và xây dựng - tỷ trọng vốn hóa lớn thứ 2 thị trường - cũng bứt phá mạnh mẽ khi một số mã đã tăng trần như CEO, CTD. Ngoài ra DXG tăng 4%, HDG tăng 4,9%, C4G có thêm 5,8%...

Dòng tiền lan rộng tới rất nhiều nhóm ngành quan trọng. Cụ thể, nhóm bán lẻ ghi nhận PNJ, PET, DGW, FRT tăng trần. Cổ phiếu công nghệ có FPT tăng trần. Cổ phiếu phân bón có bộ đôi DPM, DCM kết phiên trong sắc tím. Cổ phiếu năng lượng ghi nhận REE, GEG, PVD, PVT tăng hết biên độ. Cổ phiếu thủy sản có hàng loạt mã tăng trần...


Trừ HPG, các cổ phiếu lớn hôm nay tăng rực rỡ. Nguồn Vietstock
Trừ HPG, các cổ phiếu lớn hôm nay tăng rực rỡ. Nguồn Vietstock

Nhìn chung toàn thị trường có thể thấy cổ phiếu công nghệ tăng mạnh nhất bình quân 6,87%, tiếp đến là cổ phiếu năng lượng có mức bình quân 5,61% hay cổ phiếu tiêu dùng tăng 4,75%.

Về độ nhộn nhịp thì cổ phiếu ngành tài chính được giao dịch lớn nhất với giá trị hơn 3.700 tỷ đồng và tiếp theo là nguyên vật liệu với gần 2.900 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, HPG của Hòa Phát tiếp tục diễn biến xấu khi mất thêm 1,3% về 34.450 đồng và trở thành mã có tác động tiêu cực nhất lên chỉ số. Tiếp đến là PDR của Phát Đạt giảm 0,8% còn 52.800 đồng.

Bên cạnh đó, một số ít cổ phiếu đầu cơ cũng có diễn biến ngược trong phiên hôm nay. Trong đó, ROS của FLC Faros có thời điểm chạm giá sàn trước khi hồi phục còn giảm 3,5% hay TGG của Louis Capital giảm 4,2% còn 9.200 đồng.

Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên mua khi sắc xanh chiếm áp đảo. Toàn sàn có 815 mã tăng giá (trong đó 75 tăng trần), trong khi chỉ có 173 mã giảm giá và 127 mã đứng tại tham chiếu.

Nhờ sức mua tăng vọt và lan rộng khiến thanh khoản thị trường cũng có sự cải thiện đáng kể, tổng giá trị giao dịch trên các sàn đạt 19.741 tỷ đồng. Riêng giá trị khớp lệnh sàn HoSE tăng 34% đạt hơn 16.000 tỷ đồng.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Khối ngoại tiếp tục gom cổ phiếu phân bón, bán mạnh cổ phiếu chứng khoán

Trên sàn giao dịch HoSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 30,28 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.044,92 tỷ đồng. Trong đó, cặp đôi cổ phiếu phân bón tiếp tục được khối ngoại mua ròng mạnh nhất. Cụ thể, DCM được mua ròng hơn 1,68 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 59,32 tỷ đồng và DPM được mua ròng hơn 1 triệu đơn vị, giá trị tương ứng đạt xấp xỉ 58,2 tỷ đồng.

Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG với giá trị đạt 73,89 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt 2,17 triệu đơn vị.

Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại đã mua vào 931.750 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 31,25 tỷ đồng. Cổ phiếu PVS được mua ròng mạnh nhất với 549.000 đơn vị, giá trị tương ứng đạt 15,83 tỷ đồng. Các mã được mua ròng mạnh khác là PVI đạt 5,72 tỷ đồng, IDC đạt 3,22 tỷ đồng, BAX đạt hơn 1 tỷ đồng…

Trái lại, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu PSD với khối lượng 71.400 đơn vị, giá trị tương ứng 2,03 tỷ đồng. Tiếp theo là NTP bị bán ròng 29.500 đơn vị, giá trị tương ứng 1,29 tỷ đồng.

Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 1,81 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 52,99 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất BSR với khối lượng 1,42 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 34,64 tỷ đồng. Tiếp theo là QNS được mua ròng 3,08 tỷ đồng, QTP được mua ròng 1,16 tỷ đồng và ACV được mua ròng 1,13 tỷ đồng.

Mặt khác, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VTP với khối lượng 180.500 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 11,88 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh khác là NTC đạt 4,94 tỷ đồng, CLX đạt 3,28 tỷ đồng, VEA đạt 3,22 tỷ đồng…

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

23 giờ trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

23 giờ trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

23 giờ trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

23 giờ trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 ngày trước