Thị trường chứng khoán hôm nay 2/3: VN-Index giảm nhẹ 3 điểm, cổ phiếu điện ngược dòng tăng tốt
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 28/2: VN-Index tăng hơn 3 điểm sau 5 phiên giảm liên tiếpThị trường chứng khoán hôm nay 27/2: Sắc đỏ bao trùm bảng điện tử, VN-Index giảm hơn 18 điểm phiên đầu tuầnThị trường chứng khoán hôm nay 24/2: Thanh khoản "mất hút", VN-Index lao dốc 14 điểmChứng khoán lại có phiên giao dịch ảm đạm
Theo Tin nhanh chứng khoán, sau phiên giao dịch sáng ảm đạm, thị trường chứng khoán trong nước bước vào phiên chiều không ghi nhận thêm diễn biến mới nào đáng kể khi nhà đầu tư không tìm thấy lý do để đặt lệnh, VN-Index tiếp tục giằng co với biên độ hẹp quanh ngưỡng 1.035 điểm cho đến khi đóng cửa.
Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 156 mã tăng và 235 mã giảm, VN-Index giảm 2,94 điểm (-0,28%), xuống 1.037,61 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 373,1 triệu đơn vị, giá trị 6.362,7 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 28% về khối lượng và 23% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 49,7 triệu đơn vị, giá trị 1.219,6 tỷ đồng.
Sàn HNX có có 72 mã tăng và 82 mã giảm, HNX-Index giảm 0,68 điểm (-0,33%), xuống 206,14 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 38,57 triệu đơn vị, giá trị 550,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,55 triệu đơn vị, giá trị 44,8 tỷ đồng.
Đóng cửa, chỉ số UpCoM-Index giảm 0,35 điểm (-0,46%), xuống 76,28 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16 triệu đơn vị, giá trị 200,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,84 triệu đơn vị, giá trị 25,4 tỷ đồng.
Việc dòng tiền "heo hút" đã đẩy nhiều nhóm cổ phiếu rơi vào trạng thái phân hóa mạnh. Trong đó, nhóm vốn hóa lớn VN30 điều chỉnh mạnh hơn so với thị trường chung, qua đó trở thành một trong những lực cản khiến chỉ số chính không thể lấy lại sắc xanh.
Hàng loạt nhóm ngành giằng co giữa sắc xanh và đỏ, đơn cử như nhóm bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công, thép, dầu khí,...
Xét theo từng nhóm ngành, nhóm cổ phiếu bất động sản dù xảy ra trạng thái phân hóa song sắc đỏ vẫn có phần áp đảo. Nhiều cái tên của nhóm này như LCG, HQC, NRC, DTD, VRE, CEO, DXG, VC7, LDG,… đều được điều chỉnh mạnh từ 1,4% đến hơn 3%. Ở chiều ngược lại, TIG, HPX, DRH, NVL, PDR, NTL,… ngược dòng tăng hơn 1% giá trị, thậm chí OGC là cái tên hiếm hoi tăng kịch trần.
Tương tự, nhóm ngân hàng phân hóa với 14/27 cổ phiếu tăng giá trong phiên hôm nay. Cụ thể, trong khi VCB tăng 0,22%, BID tăng 1,64%, STB tăng 0,79%, HDB tăng 1,69%, EIB tăng 1,94%, OCB tăng 0,93% và LPB tăng 0,7% thì CTG lại giảm 1,59%, VPB giảm 0,86%, TCB giảm 0,37%, ACB giảm 0,4%, MBB giảm 1,42%, SHB giảm 1%, SSB giảm 0,16%, TPB giảm 0,83%.
Cổ phiếu chứng khoán diễn biến tiêu cực với thanh khoản sụt giảm sâu. Trong đó, SSI giảm 1,58%, VND giảm 2,46%, VCI giảm 1,65%, HCM giảm 2,08%, FTS giảm 1,33%, VIX giảm 1,73%.
Ở nhóm vật liệu xây dựng, cụ thể là cổ phiếu thép cũng chia đôi sắc thái. Cụ thể, NKG, POM đồng thuận bứt phá lần lượt 1,7% và 1,4%. Trong khi đó, SMC, VGS, HPG, TLH,… lại giảm khá mạnh, mức độ dao động từ 0,6% đến hơn 2,4%.
Trong khi thị trường lình xình quanh tham chiếu, thì tâm điểm hôm nay thuộc về nhóm cổ phiếu điện với QTP, PPC, POW, NT2,… thuộc phân khúc nhiệt điện bứt phá mạnh khi ghi nhận mức tăng cao nhất là 5,3%. Một số cổ phiếu thuộc nhóm thủy diện như VSH, BSA, TMP, SHP,… cũng đồng loạt nhuộm sắc xanh, tăng nhẹ dưới 1,8% giá trị.
Thanh khoản trên sàn HoSE trong phiên hôm nay một lần nữa trở về mốc thấp nhất trong vòng 28 tháng (kể từ ngày 6/11/2022) với giá trị khớp lệnh chỉ vỏn vẹn 5.143 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều giảm, trong đó VN30F2303 mất 8 điểm, tương đương mất 0,78% xuống 1.024 điểm, khớp lệnh hơn 336.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 56.400 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, phiên hôm nay, mã CHPG2221 ghi nhận giao dịch vượt trội với hơn 4 triệu đơn vị khớp lệnh, song giảm mạnh 40% xuống 30 đồng/cq, tiếp theo là CVRE2215 với hơn 1,89 triệu đơn vị khớp lệnh và cũng giảm mạnh 43,8% xuống 90 đồng/cq.
Khối ngoại "xả hàng" trên diện rộng
Ở diễn biến khác, nhóm nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tiếp tục bán ròng gần 122 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trên HoSE, nhà đầu tư ngoại bán ròng giá trị 121 tỷ đồng. Đây đã là phiên thứ 12 liên tiếp khối ngoại bán ròng trên sàn này. Tại chiều bán, VHM bị bán ròng mạnh nhất sàn với giá trị khoảng 35 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong danh sách bán ròng là VCB với khoảng 28 tỷ đồng, MSN bị bán ròng 23 tỷ đồng hay VRE bị bán ròng 22 tỷ,... Diễn biến ngược chiều, cổ phiếu STB được mua ròng mạnh nhất với giá trị 28 tỷ đồng. Ngoài ra, NKG và BID cũng được khối này mua mạnh trên HoSE với giá trị khoảng 20-23 tỷ đồng mỗi cổ phiếu.
Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng xấp xỉ 2 tỷ đồng. Cụ thể, IDC, TNG được mua ròng với giá trị khoảng 1 tỷ đồng mỗi mã, bên cạnh đó dòng vốn ngoại cũng tìm tới các mã PVC, MBS, PVI,... với giá trị không đáng kể. Tại chiều bán, CEO, NVB,... là các cái tên bị bán mạnh nhất song giá trị chỉ vài trăm triệu đồng.
Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư ngoại bán ròng khoảng 3 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu VEA hôm nay bị bán ròng 2 tỷ đồng. Ngoài ra, LTG, VTP, SIP, BSR cũng bị bán ròng với giá trị không đáng kể. Ngược lại, QTP, MML, PHP... được mua ròng nhẹ vài trăm triệu đồng trên UPCoM hôm nay.
Trước những diễn biến trên, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) khuyến nghị nhà đầu tư đã bắt đáy thành công trong phiên 1/3 tiếp tục bám sát thị trường khi VN-Index biến động trong vùng 1.040 - 1.050 điểm để thực hiện hóa lợi nhuận.