Thị trường chứng khoán hôm nay 28/2: VN-Index tăng hơn 3 điểm sau 5 phiên giảm liên tiếp
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 24/2: Thanh khoản "mất hút", VN-Index lao dốc 14 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 23/2: Bật mạnh cuối phiên, VN-Index phục hồi sát tham chiếuThị trường chứng khoán hôm nay 22/2: Cổ phiếu bất động sản lao dốc, VN-Index mất gần 28 điểmVN-Index tăng hơn 3 điểm, thanh khoản èo uột
Theo Tin nhanh chứng khoán, sau 5 phiên giảm điểm liên tục, thị trường chứng khoán đã tăng điểm trở lại trong phiên sáng nay 28/2 khi sắc xanh xuất hiện ở nhiều nhóm ngành. Tuy nhiên, đà tăng chủ yếu đến từ việc cung cấp giá thấp đã cạn sau những phiên bán mạnh trước đó, chứ không xuất phát từ sức cầu mạnh. Do đó, thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp và đà tăng không bền.
Sự không ổn định này đã được thể hiện rõ ở phiên giao dịch chiều. Ngay sau giờ nghỉ trưa, áp lực bán dần gia tăng, dù không mạnh nhưng cũng đủ để khiến VN-Index chịu sự rung lắc, thậm chí nhiều thời điểm đã lùi về dưới tham chiếu. Dù vậy, việc tiết cung giá thấp vẫn được duy trì đã giúp chỉ số chính giữ được sắc xanh đến cuối phiên.
Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 222 mã tăng và 151 mã giảm, VN-Index tăng 3,43 điểm (+0,34%) lên 1.028,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 432,6 triệu đơn vị, giá trị 6.480,56 tỷ đồng, lần lượt giảm 27% về khối lượng và 31% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 57 triệu đơn vị, giá trị 914,2 tỷ đồng.
Trong rổ VN30, sức cầu yếu khiến phần lớn các mã chỉ nhích nhẹ dưới 1% như VPB, STB, ACB, VCB, TPB, HDB, POW, VNM, VIC… Chỉ riêng VRE là tăng vượt trội với mức tăng 3,7% lên mức 26.700 đồng. Ngoài ra còn có thêm MSN tăng 2,6% lên mức giá là 82.000 đồng, VJC và VHM cùng ghi nhận mức tăng 1,5%.
Ở chiều ngược lại, trong số 8 mã giảm, không có mã nào giảm quá 2%. Trong đó, giảm nhiều nhất là TCB -1,9% về 26.500 đồng, NVL, PDR và MWG cùng có mức giảm từ 1-1,4%; HPG, CTG và GAS cùng giảm 0,5% hay BID mất 0,3%.
Phiên hôm nay, dòng tiền tập trung nhiều vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhưng đa phần đều giảm điểm như LCG, IJC, NKG, TCH, HHV, LDG… với khớp lệnh từ 3-9 triệu đơn vị. Ngược lại, một số mã tăng trần nhưng thanh khoản thấp như LSS, ST8, TDH, HSL…
Một số mã tăng điểm đi kèm với thanh khoản cao có thể kể đến như DXG +1,9% lên 10.000 đồng và khớp 11,2 triệu đơn vị, HSG +1% lên 15.550 đồng và khớp 9,1 triệu đơn vị, HAG +0,7% lên 7.450 đồng và khớp 4,6 triệu đơn vị…
Với 87 mã tăng và 77 mã giảm, HNX-Index giảm 0,89 điểm (-0,44%) về 202,38 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 53,78 triệu đơn vị, giá trị 755,87 tỷ đồng, giảm 20% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua 27/2. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7 triệu đơn vị, giá trị gần 305 tỷ đồng.
Rổ HNX30 ghi nhận 17 mã tăng, cụ thể như CEO +3,6% lên 20.200 đồng, PVS +1,2%, IDC +0,3%, TNG +4,7%... dù vậy vẫn không đủ sức kéo chỉ số, khi nhiều mã giảm sâu như PLC -7,2%, BCC -4,4%, TVD -5,8%, NBC -5,4%... trong khi đó các mã SHS, PVC, IDJ... cũng lùi về mức tham chiếu.
SHS phiên hôm nay dẫn đầu sàn HNX về thanh khoản với 5,57 triệu đơn vị khớp lệnh, đứng thứ 2 là AMV với 5,38 triệu đơn vị, nhưng giảm sàn (-8,7%) về 4.200 đồng. Ở vị trí thứ 3 là CEO với 5,25 triệu đơn vị.
Đóng cửa với 122 mã tăng và 101 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,6 điểm (+0,79%) lên 75,92 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 20,67 triệu đơn vị, giá trị 267,5 tỷ đồng, giảm 23% về khối lượng và 17% về giá trị so với phiên 27/2. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,9 triệu đơn vị, giá trị hơn 51 tỷ đồng.
Trong 4 mã thanh khoản cao nhất sàn này, chỉ có VHG tăng 4,5% lên 2.300 đồng, BSR -0,6% về 15.700 đồng, C4G -0,9% về 10.700 đồng và LMH đứng giá 5.300 đồng.
BSR khớp lệnh cao nhất với 3,6 triệu đơn vị, xếp ở vị trí thứ 2 là LMH với 2,12 triệu đơn vị. C4G và VHG khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Thanh khoản phiên hôm nay giảm rất mạnh, giá trị khớp lệnh sàn HoSE xuống mức thấp nhất trong gần 28 tháng, chỉ đạt 5.272 tỷ đồng.
Diễn biến cân bằng trên thị trường phái sinh, khi có lượng hợp đồng tương lai tăng - giảm bằng nhau, trong đó hợp đồng VN30F2303 đáo hạn gần nhất giảm 3 điểm (-0,3%) xuống 1.008 điểm, khớp lệnh hơn 306.067 đơn vị, khối lượng mở gần 53.380 đơn vị.
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 10 liên tiếp trên HoSE
Ở diễn biến khác, nhóm nhà đầu tư nước ngoài hôm nay trở lại mua ròng nhẹ hơn 15 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng với giá trị 1,4 tỷ đồng. Đây đã là phiên thứ 10 liên tiếp nhà đầu tư ngoại bán ròng trên sàn này. Trong đó, HPG bị bán ròng mạnh nhất sàn với giá trị khoảng 50 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo là XG bị bán ròng khoảng 28 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 cũng bị bán ròng 20 tỷ đồng, KDC bị bán ròng 14 tỷ,...
Ở chiều ngược lại, VNM được mua ròng mạnh nhất với giá trị 23 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PVD và PC1 lần lượt được khối ngoại mua mạnh với giá trị 18-17 tỷ đồng mỗi mã trên HoSE.
Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng xấp xỉ 17 tỷ đồng. Cụ thể, cổ phiếu TNG được mua ròng với giá trị lớn xấp xỉ 8 tỷ đồng, ngoài ra, dòng vốn ngoại còn tìm đến mã IDC với giá trị mua ròng đạt 6 tỷ đồng. Ở chiều bán, PVS, NVB,... bị bán mạnh nhất với giá trị vài tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng nhẹ 400 triệu đồng trên UPCoM. Trong đó, ở chiều bán, cổ phiếu VEA bị bán ròng 2 tỷ đồng. Các mã ACV, VTP, BSR, DC1 cũng bị bán ròng với giá trị không đáng kể. Diễn biến ngược chiều, LTG, MML, MPC, PHP,... là những cổ phiếu được mua ròng nhẹ vài trăm triệu đồng phiên hôm nay.