Thị trường chứng khoán hôm nay 22/2: Cổ phiếu bất động sản lao dốc, VN-Index mất gần 28 điểm
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 20/2: Cổ phiếu bất động sản bùng nổ, VN-Index tăng hơn 27 điểm phiên đầu tuầnThị trường chứng khoán hôm nay 17/2: Giằng co, VN-Index giữ được sắc xanh trong phiên cuối tuầnThị trường chứng khoán hôm nay 16/2: VN-Index bật tăng 10 điểm trong phiên đáo hạn phái sinhCổ phiếu bị bán tháo cuối phiên, VN-Index lao dốc gần 28 điểm
Theo Tin nhanh chứng khoán, nối tiếp đà bán tháo của phiên sáng, thị trường tiếp tục lùi bước ngay khi bước vào phiên chiều về gần ngưỡng 1.060 điểm. Tại ngưỡng này, lực mua bắt đáy dần nhập cuộc, giúp một số bluechip thu hẹp đà giảm, dù sắc đỏ vẫn lấn áp trên bảng điện tử.
Những tưởng đà hồi phục sẽ tiếp diễn, nhưng nhịp tăng này lại kích hoạt lênh bán chốt lời ồ ạt khiến VN-Index lao dốc trở lại, xuống mức thấp nhất ngày chạm ngưỡng 1.055 điểm, khép lại một phiên giông bão nhất kể từ đầu tháng.
Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 60 mã tăng và 364 mã giảm, VN-Index giảm 27,95 điểm (-2,58%), xuống 1.0543,28 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 814 triệu đơn vị, giá trị 12.736,6 tỷ đồng, tăng lần lượt 13% về khối lượng và hơn 7% về giá trị so với kết thúc phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 47,3 triệu đơn vị, giá trị 1.076,2 tỷ đồng.
Sàn HNX có 61 mã tăng và 114 mã giảm, chỉ số HNX-Index giảm 4,12 điểm (-1,93%), xuống 209,96 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 108,9 triệu đơn vị, giá trị 1.796 tỷ đồng. Về giao dịch thỏa thuận có thêm 3,7 triệu đơn vị, giá trị 57,6 tỷ đồng.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,74 điểm (-0,94%), xuống 77,45 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 51,48 triệu đơn vị, giá trị 683,33 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 7 triệu đơn vị, giá trị 132,7 tỷ đồng.
Mức giảm trong phiên ngày 22/2 là biên độ giảm mạnh nhất của chỉ số VN-Index kể từ đầu tháng 2. Tính theo giá trị tương đối đã đánh mất 2,58% giá trị khiến thị trường Việt Nam lọt top những thị trường châu Á diễn biến "tệ" nhất hôm nay.
Về diễn biến các nhóm ngành, hầu hết cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, chứng khoán đều chìm trong sắc đỏ, thậm chí các mã VNL, DRH, DXG, HCM... còn giảm sàn. Mức giảm trên 2% xuất hiện ở hầu hết các mã, một số "ông lớn" nhà băng như CTG, VIB, TPB, VPB, BID, STB, ACB, TCB,…
Phiên này đã "thổi bay" khoảng 111.350 tỷ đồng vốn hoá sàn HoSE, giá trị còn lại rơi về khoảng 4.204.421 tỷ đồng.
Xét theo mức độ đóng góp cụ thể, bộ đôi bluechips VHM và BID trở thành "tội đồ" lớn nhất khiến chỉ số chính đánh rơi tổng cộng 4,4 điểm. Cụ thể, VHM giảm 5,8% xuống còn 42.600 đồng/cổ phiếu, khiến VN-Index giảm hơn 2,8 điểm, còn BID giảm sâu 2,7% về mức 45.000 đồng/cổ phiếu, khiến VN-Index giảm gần 1,6 điểm.
Bên cạnh đó, VCB và VIC cũng là 2 nhân tố đè nặng lên thị trường khi lần lượt lấy đi 1,4 điểm và 1,2 điểm của VN-Index. Phiên hôm nay, hai ông lớn đầu ngành ngân hàng và bất động sản này cũng đã kết phiên với mức giảm mạnh, VCB mất 1,3%, về mức 93.000 đồng/cổ phiếu còn VIC cũng giảm 2,4% xuống 53.000 đồng/cổ phiếu.
Trong top 15 cổ phiếu tác động tiêu cực đến chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay còn có những cổ phiếu như CTG, MSN, VNM, VRE, GVR...
Việc những nhóm ngành trụ cột của thị trường như "bank, chứng, thép" cùng các bluechips ngành bất động sản điều chỉnh đã khiến các chỉ số lao dốc không phanh. Cộng thêm với lực cầu chưa sẵn sàng trở lại đã khiến thị trường càng mất đi lực chống đỡ. Thanh khoản HoSE chỉ đạt hơn 11.600 tỷ đồng.
Diễn biến ngược lại, sắc xanh le lói tại một số cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ như TMP, STG, SII, đặc biệt HQC tăng kịch trần cũng không thể giúp thị trường tránh một phiên giảm mạnh.
Khối ngoại tiếp đà bán ròng gần 300 tỷ đồng
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 297 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Trên HoSE, khối ngoại bán ròng giá trị 363 tỷ đồng. Trong đó, VIC bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị khoảng 59 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách bán ròng là VHM với khoảng 54 tỷ đồng, ngoài ra, DXG, CTG, STB,.. cũng bị bán gần 40 tỷ đồng mỗi mã.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NKG và chứng chỉ quỹ FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt là 21 tỷ và 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, KBC và FRT cũng được nhà đầu tư ngoại mua mạnh trên HoSE với giá trị mỗi mã 19 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng xấp xỉ 56 tỷ đồng. Trong đó, PVS được khối ngoại mua ròng với giá trị lớn xấp xỉ 40 tỷ đồng, ngoài ra dòng vốn ngoại còn tìm tới IDC với giá trị mua ròng đạt 14 tỷ đồng. Ngược lại, ở chiều bán, PVI là mã bị bán mạnh nhất khoảng 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng bán ròng tại các mã THD, BTS, PVB,... với giá trị không đáng kể.
Khối ngoại mua ròng khoảng 10 tỷ đồng trên sàn UPCoM. Tại chiều mua, cổ phiếu BSR được mua ròng 9 tỷ đồng. Hai cổ phiếu khác cũng được mua ròng trên 1 tỷ đồng mỗi mã đó là CST và MML. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VTP bị bán ròng mạnh nhất trên UPCoM với giá trị 2 tỷ đồng, OIL và CLX cũng bị bán mỗi mã 1 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều giảm sâu, trong đó, VN30F2303 đáo hạn gần nhất đã đánh rơi 32,3 điểm, tương đương -3% xuống 1.043,8 điểm, khớp lệnh hơn 309.100 đơn vị, khối lượng mở hơn 49.100 đơn vị.
Dự báo diễn biến tiếp theo của thị trường, ông Dương Văn Chung - Giám đốc Sở Giao dịch 1, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng rất khó đoán định thị trường trong ngắn hạn do còn nhiều yếu tố khó lường. Tuy nhiên, vị chuyên gia nhận định thị trường vẫn trong pha giảm trung hạn kéo dài từ cuối tháng 1 đến nay.