meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 17/2: Giằng co, VN-Index giữ được sắc xanh trong phiên cuối tuần

Thứ sáu, 17/02/2023-17:02
Thị trường chứng khoán phiên giao dịch cuối tuần trong trạng thái giằng co. Sau khoảng thời gian lình xình dưới tham chiếu, VN-Index đã lấy lại sắc xanh vào cuối phiên, tuy nhiên, thị trường vẫn trong trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng".

Thị trường xanh vỏ đỏ lòng

Theo Tin nhanh chứng khoán, những phiên gần đây, mặc dù thị trường đã tìm lại sắc xanh nhưng thanh khoản ở mức thấp với các phiên đều khớp lệnh chưa tới 10.000 tỷ đồng. Thậm chí, phiên 14/2 đã chứng kiến giá trị giao dịch rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm. Điều này đã cho thấy lực cầu khá yếu và tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng.

Với xu hướng giao dịch này, thị trường đã nhanh chóng chuyển sang trạng thái không mấy tích cực sau 2 phiên khởi sắc. VN-Index rung lắc nhẹ quanh tham chiếu trong suốt cả phiên giao dịch buổi sáng ngày 17/2 và tạm dừng ở mức điều chỉnh nhẹ.

Bước sang phiên giao dịch buổi chiều, trong khi lực cầu vẫn chỉ nhúc nhắc thì bên bán lại chiếm ưu thế hơn khi nhiều nhà đầu tư thực hiện chốt lãi. Tuy nhiên, chỉ số chỉ bị đẩy về gần vùng giá 1.050 điểm rồi nhanh chóng bật ngược trở lại trạng thái biến động nhẹ xoay quanh mốc tham chiếu trong suốt thời gian còn lại.

Chỉ số VN-Index may mắn thoát hiểm trong đợt khớp lệnh ATC, nhưng thị trường có tín hiệu không mấy lạc quan như sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế trên bảng điện tử và thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp.

Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 173 mã tăng và 221 mã giảm, VN-Index tăng 1,02 điểm (+0,1%), lên 1.059,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 465 triệu đơn vị, giá trị 7.692,52 tỷ đồng, giảm lần lượt 2,25% về khối lượng và 8,96% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 35,86 triệu đơn vị, giá trị 807 tỷ đồng.


VN-Index giữ được sắc xanh trong phiên cuối tuần. Nguồn FireAnt
VN-Index giữ được sắc xanh trong phiên cuối tuần. Nguồn FireAnt

Đóng cửa, sàn HNX có 66 mã tăng và 88 mã giảm, HNX-Index giảm 0,89 điểm (-0,42%) xuống 209,95 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 60,13 triệu đơn vị, giá trị 916,17 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,92 triệu đơn vị, giá trị 34,43 tỷ đồng.

UPCoM-Index giảm 0,72 điểm (-0,91%) xuống 78,94 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 38,47 triệu đơn vị, giá trị 289 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 9 triệu đơn vị, giá trị 81,5 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, thị trường vẫn trong trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng" với 462 mã giảm, thắng thế so với số mã tăng điểm.

Nhóm VN30 giảm 1,54 điểm với 18/30 mã giảm điểm. Hàng loạt cổ phiếu trụ ghi nhận giảm trên 1% như MSN, SAB, HPG, VPB, PLX. Ở chiều ngược lại, sắc xanh vẫn xuất hiện tại nhưng mã bluechips đầu ngành khác như VIB, STB, VHM, BID, NVL vẫn tăng tốt trong phiên.

Nhóm ngân hàng phân hóa khá mạnh trong phiên hôm nay. Trong đó, VCB tăng 0,65%, BID tăng 1,78%, STB tăng 2,09%, VIB tăng 2,87%, LPB tăng 3,57%. Ở chiều ngược lại, CTG giảm 0,17%, VPB giảm 1,14%, TCB giảm 0,36%, MBB giảm 0,82%, trong khi ACB, SSB và SHB đứng giá tham chiếu.

Thanh khoản tụt dốc khiến nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng giao dịch ảm đạm. Hầu hết các mã đều giảm điểm như SSI giảm 0,26%, VND giảm 1,03%, VCI giảm 0,19%, HCM giảm 0,62%, FTS giảm 1,05%, CTS giảm 0,75%, VDS giảm 1,19%. Một vài điểm sáng hiếm hoi đến từ những cái tên BVS, VIX, TVS,..

Sau khi mở màn phiên đầy hưng phấn, cổ phiếu bất động sản đã "hụt hơi" khi phân hóa khá mạnh. Nhiều mã đầu cơ như ITA, L14, GEX, QCG đều chìm trong sắc đỏ. Trong khi đó, xu hướng tích cực xuất hiện tại các mã như NVL, DXS, KBC, VHM khi duy trì sắc xanh khá tốt.


Thị trường vẫn trong trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng". Nguồn Vietstock
Thị trường vẫn trong trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng". Nguồn Vietstock

Nhóm sản xuất diễn biến kém tích cực với sắc đỏ nhỉnh hơn sắc xanh, đặc biệt là ở các cổ phiếu vốn hóa lớn. Có thể kể đến như VNM giảm 0,65%, MSN giảm 1,72%, HPG giảm 1,41%, SAB giảm 1,37%, GVR giảm 0,34%, DGC giảm 0,56%, KDC giảm 1,67%, DPM giảm 2,44%.

Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ đều ghi nhận diễn biến phân hóa: trong khi GAS và PLX lần lượt giảm 0,65% và 1,03% nhưng POW và PGV lại tăng 0,4% và 2,45%. Ở nhóm hàng không, VJC giảm nhẹ 0,19% còn HVN đứng giá tham chiếu. Với nhóm bán lẻ, MWG giảm 0,12% trong khi PNJ và FRT lần lượt có thêm 0,48% và 0,95% giá trị.

Đáng chú ý, sau chuỗi phiên tăng điểm thần tốc, cổ phiếu VNZ đã xuất hiện áp lực chốt lời và nhanh chóng giảm kịch sàn về mức 1.219.500 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt 800 đơn vị. Bên bán chiếm ưu thế với lượng dư bán sàn 7.400 cổ phiếu, trong khi "trắng bên mua".

Tâm lý thị trường thận trọng đã khiến thanh khoản chưa được cải thiện, giá trên giao dịch trên sàn HoSE chỉ đạt 7.500 tỷ đồng, giá trị khớp lệnh tương đương phiên trước với 6.800 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng phiên thứ ba liên tiếp

Về giao dịch khối ngoại, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng nhẹ với tổng giá trị 2 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, khối ngoại bán ròng xấp xỉ 12 tỷ đồng. Tại chiều mua, KBC là mã được mua ròng mạnh nhất với giá trị 24 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách mua ròng mạnh trên HoSE là VCI với 18 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư ngoại cũng mua ròng cổ phiếu chứng khoán HSG và SIS với giá trị đều là 16 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, STB chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị 36 tỷ đồng, ở vị trí tiếp theo là HPG, DXG bị bán khoảng 27 và 21 tỷ đồng mỗi mã.


Khối ngoại tiếp tục đà bán ròng trong phiên thị trường giằng co
Khối ngoại tiếp tục đà bán ròng trong phiên thị trường giằng co

Trên HNX, khối ngoại mua ròng 9 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu PVS được mua 3,2 tỷ đồng, tương tự, các mã IDC, SHS, HUT cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu khoảng vài tỷ đồng. Ngược lại, THD hôm nay bị bán ròng khoảng hơn trăm triệu đồng, ngoài ra họ cũng bán ròng tại NVB, VCS, TVD,...

Trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 600 triệu đồng. Cổ phiếu QNS được mua 1,3 tỷ đồng, tương tự, các cái tên VEA, LTG, CNC cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài trăm triệu đồng. Trong khi đó, VTP bị khối ngoại bán ròng khoảng 3 tỷ đồng, họ cũng bán ròng tại ACV, MML, NBE,...

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

3 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

3 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

3 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

3 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

3 giờ trước