Thị trường chứng khoán hôm nay 9/2: Cổ phiếu lớn lao đốc, VN-Index "bốc hơi" hơn 8 điểm
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 7/2: Nhà đầu tư xả hàng, VN-Index lao dốc hơn 23 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 6/2: Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt chỉ số, VN-Index có thêm 12 điểm dù thanh khoản "teo tóp"Thị trường chứng khoán hôm nay 3/2: Cổ phiếu bluechip gây sức ép, VN-Index quay đầu giảm nhẹCổ phiếu vốn hóa lớn gây sức ép cuối phiên
Theo tin nhanh chứng khoán, sau phiên áng giao dịch ảm đạm, thị trường phân hóa cao với biên độ dao động tại các cổ phiếu ở mức thấp, ngoại trừ một số cổ phiếu nhóm nông nghiệp, thủy sản, thì bước sang phiên chiều, diễn biến này tiếp tục lặp lại.
Chỉ số VN-Index giằng co quanh tham chiếu với biên độ khoảng 5 điểm, trước khi có nhịp lao dốc khá mạnh ở phiên ATC do một vài bluechip bị đẩy mạnh xuống mức thấp với thanh khoản ở mức thấp.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN-Index chuyển sang trạng thái tiêu cực sau khi rơi xuống dưới đường trung bình giá 20 ngày trong phiên giảm điểm mạnh 7/2, những nỗ lực đưa chỉ số trở lại quỹ đạo tăng trong 2 phiên sau đó đã không thành công do lực cầu không ủng hộ. Với diễn biến này, mốc hỗ trợ mới cho chỉ số sẽ nằm ở khoảng 1.035 điểm.
Với diễn biến vận động trong biên độ hẹp suốt 3 tháng qua, chỉ số VN-Index đã bước vào giai đoạn sideway trung hạn giống với giai đoạn 2019 khi chỉ có các con sóng tăng giảm trong chu kỳ ngắn với biên độ khoảng 100 điểm. Việc chọn mã đầu tư trong giai đoạn này nên được ưu tiên hơn là chờ một sóng tăng giảm mạnh của VN-Index.
Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 178 mã tăng và 217 mã giảm, VN-Index giảm 8,19 điểm (-0,76%), xuống 1.064,03 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 473,8 triệu đơn vị, giá trị gần 9.222 tỷ đồng, giảm gần 17% về khối lượng và 8% về giá trị so với phiên hôm qua.
Sàn HNX có 87 mã tăng và 67 mã giảm, HNX-Index tăng 0,3 điểm (+0,14%), lên 210,91 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 45,87 triệu đơn vị, giá trị gần 736 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,35 triệu đơn vị, giá trị 7,1 tỷ đồng.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,82 điểm (+1,07%), lên 77,25 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 32,2 triệu đơn vị, giá trị 484,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,65 triệu đơn vị, giá trị 17,1 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, nhóm vốn hóa lớn VN30 đè nặng áp lực lên thị trường, số cổ phiếu giảm giá gấp 3 lần các mã tăng. Trong đó, VCB và VHM gây ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số, lấy đi gần 3 điểm của VN-Index. Bên cạnh đó, VCB và nhiều mã ngân hàng khác như BID, VIB, CTG, TCB cũng gây thêm áp lực. VCB chưa trở lại mốc đỉnh lịch sử, nay lại tiếp tục giảm giá, đóng cửa giảm còn 93.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài nhóm cổ phiếu ngân hàng, các mã lớn như VHM, VJC, MSN, SAB, VNM trở thành những đầu kéo chỉ số đi lùi đáng kể. Nhóm bất động sản kéo tụt chỉ số, các mã lớn, thanh khoản cao như nhóm Vingroup, NVL, DIG, DXG, DXS, KDH, CEO, SCR, DRH đều đồng loạt giảm giá. Có thể thấy, những diễn biến, thông tin tại cuộc họp về tín dụng bất động sản hôm 8/2 vừa qua của Ngân hàng Nhà nước đã không tạo tác động tích cực nào lên thị trường.
Trong khi nhóm bất động sản nhà ở chìm trong sắc đỏ thì nhóm khu công nghiệp lại giữ được đà tăng khá đồng đều. Các mã NTC, SZB, SZL, ITA, PHR, LHG, IDC, KBC, BCM cùng ghi nhận tăng giá.
Ở chiều ngược lại, các mã vật liệu như nhóm thép có giao dịch không mấy tích cực. Các cổ phiếu lớn như HPG, HSG, NKG đều giảm giá. Nhiều ngành như chứng khoán, bán lẻ, du lịch... cũng nhuộm sắc đỏ.
Trong khi đó, thị trường nổi lên giao dịch ấn tượng của nhóm thủy sản, xăng dầu. Các cổ phiếu thủy sản như CMX, ANV, ACL, IDI đua trần; VHC, FMC, MPC tăng từ 2-4%. Cổ phiếu thủy sản tăng mạnh, bất chấp số liệu gần đây không mấy tích cực. Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1/2023 tiếp đà giảm sâu theo xu hướng của quý cuối năm trước, cộng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt mức 600 triệu USD.
Nhóm xăng dầu cũng tăng giá đồng đều, trong đó có PVD tăng trần, PVC tăng tới 5,9%, các mã PVS, PXT, BSR, PXS, OIL, PET, PLX, GAS... cùng tăng giá.
Khối ngoại "quay xe" bán ròng
Giao dịch khối ngoại không thể trở thành lực đỡ trong phiên thị trường điều chỉnh. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay quay đầu bán ròng với tổng giá trị 40 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng giá trị xấp xỉ 11 tỷ đồng. Tại chiều mua, STB được mua ròng mạnh nhất với giá trị 283 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách mua ròng mạnh trên HoSE là HPG với 31 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư ngoại cũng mua ròng cổ phiếu chứng khoán HCM và SSI với giá trị lần lượt 26 tỷ và 18 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, BCM chịu áp lực bán ròng mạnh của khối ngoại với giá trị 87 tỷ đồng, theo sau đó là VHM, VNM bị bán khoảng 61 và 56 tỷ đồng mỗi mã.
Trên HNX, khối này mua ròng 5 tỷ đồng. Trong đó, PVS được mua ròng 2,5 tỷ đồng, ngoài ra dòng vốn ngoại còn tìm tới IDC, CEO, DL1,... với giá trị mua ròng từ vài tỷ đồng. Tại chiều bán, SFN bị bán 200 triệu đồng. Ngoài ra, TDN, HUT, LHC... cũng bị bán ròng vài trăm triệu trên sàn HNX.
Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng hơn 56 tỷ đồng. Phiên hôm nay, BSR bị khối ngoại bán ròng khoảng 49 tỷ đồng, bên cạnh đó, họ cũng bán ròng tại VEA, SKH, HND,... Chiều mua vào, cổ phiếu QNS được khối ngoại mua 11 tỷ đồng. Tương tự, CST, MML, VTP đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều giảm, trong đó, VN30F2302 đáo hạn vào tuần sau giảm 15 điểm, tương đương -1,4% xuống 1.057 điểm, khớp lệnh hơn 371.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 53.100 đơn vị.
Sắc đỏ cũng chiếm áp đảo trên thị trường chứng quyền với CSTB2218 phiên này khớp lệnh cao nhất khi có 1,88 triệu đơn vị, giảm 33,3% xuống 30 đồng/cq.