Thị trường chứng khoán hôm nay 3/2: Cổ phiếu bluechip gây sức ép, VN-Index quay đầu giảm nhẹ
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 1/2: Xả hàng ồ ạt, VN-Index "bốc hơi" 35 điểm phiên đầu tháng 2Thị trường chứng khoán hôm nay 31/1: Cổ phiếu ngân hàng bứt phá giúp VN-Index đảo chiều ngoạn mụcThị trường chứng khoán hôm nay 30/1: VN-Index "bốc hơi" hơn 14 điểm, chứng khoán đứt mạch tăng 8 phiên liên tiếpThị trường tiếp tục diễn biến giằng co
Theo Tin nhanh chứng khoán, phiên hồi phục nhẹ hôm qua vẫn chưa đủ để giúp nhà đầu tư tự tin xuống tiền trong phiên cuối tuần 3/2 này. Tâm lý thận trọng đã khiến thị trường rung lắc, chỉ số VN-Index liên tục đổi sắc với thanh khoản tiếp tục giảm mạnh. Trong khi các nhóm cổ phiếu trụ cột trở nên phân hóa thì dòng tiền này lại dịch chuyển qua nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ với tâm điểm vẫn là hướng về các cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công.
Trạng thái giao dịch giằng co nhẹ vẫn tiếp diễn khi bước sang phiên chiều. Tuy nhiên, sau khoảng 10 phút cầm chừng, VN-Index dần tiêu cực hơn khi áp lực bán dâng cao ở nhóm bluechip.
Theo giới phân tích nhận định, ngưỡng 1.065-1.070 điểm đang được đánh giá là ngưỡng hỗ trợ của thị trường và trong phiên hôm nay, vùng giá này đã được bảo toàn khá tốt. Cụ thể, sau khoảng 1 tiếng giao dịch, khi áp lực bán từ nhóm cổ phiếu lớn lan rộng hơn khiến VN-Index bị đe dọa mốc 1.070 điểm. Tuy nhiên, ngay sau khi tiệm cận ngưỡng này, lực cầu đã được kích hoạt giúp thị trường bật ngược đi lên và tránh khỏi pha giảm sâu, kết phiên chỉ điều chỉnh nhẹ với mức giảm chưa đến 0,5 điểm. Điều đáng nói là thanh khoản thị trường phiên hôm nay tiếp tục sụt giảm và dòng tiền chuyển hướng cho các cổ phiếu vừa và nhỏ.
Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 185 mã tăng và 216 mã giảm, VN-Index giảm 0,44 điểm (-0,04%), xuống 1.077,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 563,83 triệu đơn vị, giá trị 10.791,61 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 57,74 triệu đơn vị, giá trị 1.582,16 tỷ đồng.
Đóng cửa, sàn HNX có 79 mã tăng và 82 mã giảm, HNX-Index giảm 0,02 điểm (-0,01%), xuống 215,28 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 55,77 triệu đơn vị, giá trị đạt 807,43 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,95 triệu đơn vị, giá trị 35,08 tỷ đồng.
Trên UPCoM, thị trường vẫn khởi sắc. Kết phiên, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,66 điểm (+0,88%) lên 75,54 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 32,95 triệu đơn vị, giá trị 293,26 tỷ đồng.Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,17 triệu đơn vị, giá trị 29,91 tỷ đồng.
Thị trường hôm nay ghi nhận nhóm cổ phiếu bluechip diễn biến không mấy tích cực khi rổ VN30 có 14 mã tăng điểm khá cân bằng so với 16 mã giảm điểm. Đà tăng nổi bật hiện diện tại một số mã như GVR, KDH, NVL, PLX, POW, SAB hay VRE với mức tăng đến 5,3%. Trong khi đà giảm ghi nhận ở các cổ phiếu như BVH, FPT, GAS, HPG, MWG, VJC, VNM với mức giảm đến 4,2%.
Xét theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng ghi nhận diễn biến kém tích cực khi số cổ phiếu tăng giảm điểm đan xen nhau. Nhiều cổ phiếu vẫn chịu áp lực bán đè nặng, dòng tiền tham gia trong phiên hôm nay chỉ xuất hiện ở một vài cổ phiếu nhóm này. Đơn cử như CTG, TCB, MBB, VPB, STB, ACB, MSB chịu áp lực điều chỉnh ngay từ đầu phiên và nới rộng đà giảm dưới lực cung gia tăng dần về cuối phiên với đà giảm lên tới 5,8%.
Nhóm chứng khoán cũng tiếp tục chịu áp lực bán trong phiên hôm nay, nhóm này giảm điểm ngay từ những phút đầu và gần như không ghi nhận nhịp hồi cụ thể. Lực cầu tham gia hoàn toàn lép vế trước đà bán gia tăng dần về cuối phiên khiến phần lớn cổ phiếu như VCI, SSI, SHS, FTS, CTS, BSI, VDS,… đóng cửa trong sắc đỏ với mức giảm đến 2%, qua đó càng khiến thị trường thêm ảm đạm.
Điểm sáng trong phiên hôm nay đến từ các cổ phiếu nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng. Dòng tiền tham gia ngay từ đầu phiên đã giúp các cổ phiếu nhóm này bứt phá tăng điểm cũng như duy trì đà tăng trong suốt phiên.
Mặc dù tại nhóm cổ phiếu này vẫn có những thời điểm lực cung bán chốt lời tạo áp lực đè nặng nhưng các cổ phiếu vẫn hấp thụ tốt, cùng lực cầu tham gia mạnh mẽ về cuối phiên đã giúp các mã như PLC, KSB, HBC, CTD, HTN, VCG, C4G, FCN đồng loạt đóng cửa với đà tăng ấn tượng 4,9%, thậm chí HHV và LCG tăng kịch trần “trắng bên bán”.
Bên cạnh đó, dòng tiền tham gia tại một số nhóm ngành như vận tải biển (HAH, GMD, VSC); bán lẻ (DGW, FRT, VRE, SAB); điện (POW, NT2, GEX, HDG, QTP), qua đó phần nào thu hẹp đà giảm cho thị trường chung.
Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 570 tỷ đồng
Về giao dịch khối ngoại, họ trở lại với tổng giá trị lên tới 569 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Trên HoSE, nhà đầu tư ngoại mua ròng với giá trị xấp xỉ 530 tỷ đồng. Trong đó, tại chiều mua, STB được mua ròng mạnh nhất với 171 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong danh sách mua ròng mạnh trên HoSE là HPG với 107 tỷ đồng. Ngoài ra, khối này cũng mua ròng cổ phiếu ngân hàng là NVL và VCB với giá trị lần lượt 50 tỷ và 31 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, KDC chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị 11 tỷ đồng; theo sau HHV, MSN bị bán khoảng 10 và 9 tỷ đồng mỗi mã.
Trên HNX, khối ngoại mua ròng 17 tỷ đồng, trong đó IDC được mua ròng 10 tỷ đồng, ngoài ra dòng vốn ngoại còn tìm tới PVS, MBS, CEO,... với giá trị mua ròng từ vài tỷ đồng. Ở chiều bán, cổ phiếu TVD bị bán 400 triệu đồng. Các mã S55, THD, DHP... bị bán ròng vài trăm triệu trên HNX.
Khối ngoại bán ròng hơn 22 tỷ đồng trên UPCoM, cụ thể, cổ phiếu BSR được khối ngoại mua 19 tỷ đồng, tương tự, QNS, VEA, ACV cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài tỷ đồng. Ngược lại, hôm nay VTP bị khối ngoại bán ròng khoảng 1 tỷ đồng, ngoài ra họ cũng bán ròng tại một số mã MCH, CLX, HNI,...