Thị trường chứng khoán hôm nay 18/2: Cổ phiếu thép, hàng không là điểm đến của dòng tiền
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 17/2: VN-Index trở lại mốc 1.500 điểm nhờ lực đẩy từ nhóm "cổ phiếu vua"Thị trường chứng khoán hôm nay 16/2: Nhóm cổ phiếu bất động sản ngược dòng bứt pháThị trường chứng khoán hôm nay 15/2: Nhóm cổ phiếu lớn đồng loạt tăng mạnh, VN-Index hồi phục gần 21 điểmVN-Index vẫn giữ được mốc tâm lý quan trọng
Thị trường chứng khoán hôm nay 18/2 diễn biến không mấy khởi sắc khi VN-Index sớm chìm trong sắc đỏ, một phần do ảnh hưởng từ thị trường quốc tế và một phần trả điểm để lấp phiên đáo hạn phái sinh hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giảm nhẹ 3,15 điểm (-0,21%) xuống mức 1.504,84 điểm và vẫn giữ được mốc tâm lý quan trọng. Sàn này có 243 mã tăng và chỉ 190 mã giảm.
Đóng cửa, sàn HoSE có 243 mã tăng và 190 mã giảm, VN-Index giảm 3,15 điểm (-0,21%) xuống 1.504,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 615,8 triệu đơn vị, giá trị 19.463,1 tỷ đồng, cùng tăng hơn 13% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 25 triệu đơn vị, giá trị hơn 921 tỷ đồng.
Sàn HNX có 139 mã tăng và 92 mã giảm, HNX-Index tăng 5,37 điểm (+1,25%), lên 435,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 81,6 triệu đơn vị, giá trị 2.334,31 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,42 triệu đơn vị, giá trị 105,9 tỷ đồng.
UpCoM-Index tăng 0,31 điểm (+0,27%), lên 112,72 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 107,96 triệu đơn vị, giá trị 1.397,39 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 03,72 triệu đơn vị, giá trị 35,13 tỷ đồng.
Tại rổ VN30, sắc đỏ áp đảo với 25 mã giảm/5 mã tăng. Ở phía tăng giá, VJC bật tăng 5,2% lên 149.000 đồng/cp, kế đó sắc xanh của HPG. Trong khi đó, nhiều bluechips mất hơn 1% thị giá như BID, VRE, MBB, STB, KDH, VHM, GAS, ACB,...
Cổ phiếu thép, hàng không vào sóng mới
Nhóm cổ phiếu thép bật tăng mạnh mẽ, báo hiệu cho đợt sóng mới. HPG tăng 600 đồng/cổ phiếu lên mức 47.100 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh 15,37 triệu cổ phiếu; NKG tăng 1.600 đồng/cổ phiếu lên 41.400 đồng/cổ phiếu và khớp 8,26 triệu cổ phiếu; HSG tăng 600 đồng/cổ phiếu lên 37.200 đồng/cổ phiếu và khớp 7,82 triệu cổ phiếu; POM, VIS, DTL, VGS cũng xanh rực rỡ.
Nhóm "cổ phiếu vua" - cổ phiếu ngân hàng đồng loạt quay đầu điều chỉnh, sắc đỏ lan rộng từ LPB, BID sang MBB, ACB, HDB, STB, TPB, TCB, TPB; Duy nhất có VIB tăng nhẹ. Trái lại, cổ phiếu chứng khoán lại giao dịch khá tích cực khi SSI tăng 0,44%, VND tăng 1,41%, HCM tăng 1,89%, VCI tăng 2,37%, FTS tăng 2,27%, VIX tăng 1,06%...
Nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản ghi nhận sự tích cực khi sắc xanh lan toả tại VHC, AAM, ACL, IDI, FMC…
Cổ phiếu YEG tăng trần phiên thứ ba liên tiếp, lên mốc 23.400 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu HAG giao dịch quanh mốc tham chiếu 11.150 đồng cổ phiếu với khối lượng sang tay lớn, vào khoảng 13 triệu cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu bứt phá đáng chú ý phiên cuối tuần có liên quan đến dược phẩm. DHG của Dược Hậu Giang tiến sát giá trần; các mã MKP, DBT, FRT dư mua tăng trần từ sớm.
Tối hôm qua Bộ Y tế đã cấp phép khẩn cấp 3 loại thuốc chứa hoạt chất molnupiravir điều trị Covid-19 do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Trong đó có thuốc của một công ty niêm yết là Hóa dược phẩm Mekophar (MKP).
Cổ phiếu FRT của FPT Retail cũng kết phiên trong sắc tím khi công ty thông báo vừa ký hợp đồng mua 1 triệu viên thuốc trị Covid-19 chứa hoạt chất Molnupiravir với giá bán dự kiến quanh 300.000 đồng/liệu trình.
Cổ phiếu ngành hàng không cũng bứt phá sau những phản ứng tích cực với quyết định dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động vận chuyển hành khách trên các chuyến bay quốc tế với các quốc gia và vùng lãnh thổ từ Chính phủ.
Như vậy là các hãng hàng không có quyền bay với số lượng chuyến bay vận tải cung ứng như trước dịch và các hãng hàng không mới có quyền xin phép mở các chuyến bay mới miễn là hiệp định hàng không cho phép giữa 2 quốc gia.
Việc Việt Nam không hạn chế tần suất khai thác các đường bay quốc tế thường lệ đến tất cả thị trường là tiền đề thuận lợi để các hãng hàng không khôi phục, mở rộng mạng bay, chuẩn bị đón đầu nhu cầu du lịch quốc tế trong thời gian tới.
Theo đó, VJC của Vietjet tăng 5,2% để trở thành mã có đóng góp tích cực nhất lên chỉ số, bên cạnh HVN tăng 1,9%, VTD tăng 6,8% hay SAS tăng 4,3%.
Cổ phiếu bất động sản phân hóa hơn. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đa phần "đỏ lửa", theo đó, VHM giảm 1,36%, VIC giảm 1,08%, NVL giảm 0,63%, BCM giảm 0,95%, VRE giảm 2,47%, PDR giảm 0,87%, KDH giảm 1,64%. Riêng DIG tăng mạnh 6,77%. Trong khi đó, các cổ phiếu vốn hóa cỡ vừa và nhỏ ngập trong sắc xanh và tím: TCH tăng 3,45%, FCN tăng 4,13%, HDG tăng 4,19%, LGC tăng 5,92%, LDG tăng 6,04%; CII, NBB, DPG, VRC, PTC đồng loạt tăng kịch trần.
Dù xu hướng xoay vòng các cổ phiếu đang thu hút dòng tiền di chuyển liên tục, nhưng xu hướng chính của thị trường dựa trên chỉ số vẫn sẽ phải trông cậy vào các cổ phiếu lớn nhất.
Khối ngoại đột ngột bán ròng thêm khá mạnh
Khối ngoại chiều nay đột ngột bán ròng thêm khá mạnh. SSI bị bán thêm gần gấp đôi buổi sáng, nâng mức ròng cả phiên lên -58,7 tỷ đồng. NVL cũng bị bán đáng chú ý -35,2 tỷ. VND, HPG, VRE là những mã khác bị bán ròng trên 20 tỷ mà phiên sáng chưa có. Phía mua có KBC, MSN, DXG, GMD trên 30 tỷ đồng. Tính chung HoSE được mua ròng 99,9 tỷ, giảm từ mức 228,3 tỷ đồng cuối phiên sáng.
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ rực lửa ngày 17/2 trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang, khiến nhà đầu tư phải rũ bỏ tài sản rủi ro và tìm cách nương náu vào trái phiếu.
Dow Jones đã giảm 622,24 điểm (-1,78%) xuống 34.312 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 94,75 điểm (-2,12%) xuống 4.380 điểm và Nasdaq giảm 407,38 điểm (2,88%) xuống 13.716,72 điểm.
Tại châu Á, Hang Seng của Hong Kong lao dốc 2,02%, Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,41%, ASX 200 của Australia mất hơn 1% hay NZX50 của New Zealand giảm 0,94%...