meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 16/2: Nhóm cổ phiếu bất động sản ngược dòng bứt phá

Thứ tư, 16/02/2022-17:02
Ngân hàng, dầu khí và thép vẫn là những cổ phiếu giao dịch lớn trên thị trường chứng khoán hôm nay, tuy nhiên bất động sản mới là những mã thu hút dòng tiền tốt nhất và đẩy được giá tăng cao.

Kết thúc phiên giao dịch chiều 16/2, VN-Index giảm 0,65 điểm (-0,04%) xuống 1.492,1 điểm. Toàn sàn có 249 mã tăng, 183 mã giảm và 59 mã đứng giá. HNX-Index tăng 5,28 điểm (1,25%) lên 429,12 điểm. Toàn sàn có 138 mã tăng, 86 mã giảm và 60 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,58 điểm (0,52%) lên 111,8 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên hôm qua do diễn biến trong phiên chiều là khá ảm đạm. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 18.720 tỷ đồng, giảm 3,38% so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE đạt 15.441 tỷ đồng, giảm 11,7%. Khối ngoại bán ròng hơn 9 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên này.

Cổ phiếu bất động sản tỏa sức nóng

Điểm đáng chú ý của phiên ngày 16/2 là dòng tiền đầu cơ quay trở lại giúp nhiều mã thị trường trong nhóm bất động sản khoe sắc tím, trong đó FLC là mã nổi bật nhất với thanh khoản 32,84 triệu đơn vị, còn dư mua trần (12.500 đồng) tới hơn 9,3 triệu đơn vị. Cổ phiếu ROS cũng lên trần 7.980 đồng, khớp 15,5 triệu đơn vị và còn dư mua trần gần 1 triệu đơn vị.


Diễn biến các chỉ số thị trường chứng khoán ngày 16/2. (Nguồn: VNDirect)
Diễn biến các chỉ số thị trường chứng khoán ngày 16/2. (Nguồn: VNDirect)

Các mã khác như HAI, AMD dù không có sắc tím, nhưng cũng tăng mạnh như HAI tăng 6% lên 6.050 đồng, khớp 4,8 triệu đơn vị, AMD tăng 6,4% lên 6.190 đồng, khớp 4,9 triệu đơn vị.

Ngoài nhóm bất động sản, xây dựng còn có nhiều sắc tím khác như LDG tăng trần lên 18.050 đồng, khớp 13,6 triệu đơn vị, dư mua trần gần 750.000 đơn vị; SCR lên 29.200 đồng, khớp 11,4 triệu đơn vị, dư mua trần 815.000 đơn vị; CII lên 20.950 đồng, khớp 11,2 triệu đơn vị, dư mua trần gần 1 triệu đơn vị; NBB cũng tăng trần lên 30.800 đồng, khớp 2 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần 820.000 đồng.

Bên cạnh đó, các mã thị trường khác cũng có sắc xanh đậm, ngoài nhóm bất động sản đã liệt kê còn có GEX tăng 5,5% lên 39.000 đồng, khớp 19,4 triệu đơn vị; TCH tăng 5,3% lên 21.850 đồng, khớp 12 triệu đơn vị. BCG tăng 2% lên 23.450 đồng, khớp 10,1 triệu đơn vị. POW tăng nhẹ 0,6%, lên 18.200 đồng, nhưng thanh khoản tốt với 14,3 triệu đơn vị.

Cổ phiếu chứng khoán giao dịch tích cực, toàn bộ các mã trên HoSE tăng giá, trừ APG giữ nguyên tham chiếu. SSI lọt nhóm dẫn dắt thị trường. Dù vậy, chỉ số chung ngành tài chính vẫn giảm 0,42%, do áp lực từ các mã ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhóm phân bón với 2 đại diện chính là DPM và DCM đều tăng mạnh với thông tin giá dầu, khí giảm, trong đó DPM tăng 3,9% lên 48.400 đồng, DCM tăng 3% lên 30.700 đồng.

Nhóm dầu khí trong khi GAS vẫn giảm mạnh gần 2,5% xuống 114.500 đồng, thì PVD lại đảo chiều tăng 1,6% lên 31.100 đồng.

Đối với nhóm cổ phiếu thép, HPG không giữ được sắc xanh, trở lại tham chiếu, thì HSG lại đảo chiều tăng 1,4% lên 36.450 đồng; POM tăng 1,4% lên 14.600 đồng; SMC tăng 1% lên 39.000 đồng.

Cổ phiếu ngân hàng giao dịch ảm đạm

Cổ phiếu ngân hàng duy nhất trong rổ VN30 tăng giá là STB, chốt trên tham chiếu 0,3%. Vài mã ngân hàng nhỏ tăng khá hơn như PGB tăng 3,33%, ABB tăng 1,16%, ABB tăng 0,96%, nhưng toàn bộ 27 mã ngân hàng trên các sàn cũng chỉ có được 9 mã tăng và 13 mã giảm.

Nhóm ngân hàng giảm nhiều hơn tăng, nhưng thực chất chỉ là biến động thông thường. Trừ EIB giảm sâu nhất 3,89%, BID giảm 2,27%, các blue-chips ngân hàng sàn HoSE giảm không nhiều. Yếu nhất là CTG cũng chỉ mất 0,86%, TCB chỉ giảm 0,39%, VCB tham chiếu.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy vậy hôm qua các mã ngân hàng vừa phục hồi, hôm nay dòng tiền đã suy giảm và không đẩy giá tiếp được. Toàn bộ các cổ phiếu ngân hàng trên HoSE phiên này giảm 33% giá trị khớp lệnh so với hôm qua, tỷ trọng thanh khoản tụt xuống còn 19% giá trị sàn, trong khi hôm qua còn chiếm gần 29%, phiên đầu tuần tới 33,5% và trung bình tuần trước là 28,4%.

Cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai lại giảm sâu

Sau phiên hôm qua toàn bộ chỗ cổ phiếu nằm sàn được "giải cứu", hôm nay HAG của bầu Đức lại quay đầu giảm mạnh 4,7%. Thanh khoản cũng sụt giảm mạnh, từ chỗ giao dịch 38,5 triệu cổ phiếu hôm qua, hôm nay chỉ còn 14 triệu cổ phiếu. Tâm điểm chú ý của cổ đông HAG vẫn là thông tin cổ phiếu này có nguy cơ bị hủy niêm yết.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đơn kêu cứu được cho là của một nhóm cổ đông của HAG. Đơn đề gửi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu (C03) - Bộ Công an, Bộ Tài chính, UBCKNN, HoSE, về tin đồn cổ phiếu HAG có nguy cơ bị hủy niêm yết.

Trong đơn nêu trên, nhóm cổ đông này bức xúc khi công ty công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 và nội dung hồi tố từ tháng 3/2021 nhưng gần 10 tháng sau mới có tin thông báo hủy niêm yết.

Trước đó, HAG đã gửi công văn kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và HoSE cho phép công ty được áp dụng điều kiện thử thách, nếu kết quả kinh doanh bán niên và cả năm 2022 không có lãi mới xem xét đến việc hủy niêm yết.

Hiện tại, cơ quan quản lý chưa đưa ra thông báo chính thức về kiến nghị của HAG.

Với độ rộng cuối ngày 249 mã tăng/183 mã giảm ở HoSE và 138 mã tăng/86 mã giảm ở HNX, hai sàn niêm yết giao dịch vẫn tích cực. Đặc biệt gần 190 mã trên hai sàn tăng giá vượt 2% cho thấy cơ hội vẫn rộng mở đối với cổ phiếu. Chỉ có điều dòng tiền luân chuyển và nhạy cảm nhóm ngành khiến việc lựa chọn trở nên khó khăn hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước