Thị trường chứng khoán hôm nay 14/2: Cổ phiếu dầu khí thăng hoa, VN-Index "bốc hơi" gần 30 điểm
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 11/2: VN-Index mất đi xung lực tăng điểm, lùi về sát mốc 1.500Thị trường chứng khoán hôm nay 9/2: VN-Index giữ được sắc xanh, nhóm thép có thêm một phiên tăng điểm tích cựcThị trường chứng khoán hôm nay 8/2: VN-Index thành công lấy lại mốc 1.500 điểmThị trường chứng khoán hôm nay vừa có phiên giảm điểm mạnh ngay đầu tuần, các chỉ số đều ngụp lặn trong sắc đỏ ngay từ giờ mở cửa. Hàng loạt cổ phiếu lớn giảm giá, đà giảm tiếp tục nới rộng về cuối phiên khiến VN30-Index đánh rơi gần 30 điểm để lùi sát về ngưỡng 1.470. Toàn sàn này có 322 mã giảm giá và chỉ có 132 mã kết phiên trong sắc xanh.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 29,75 điểm (-1,98%) xuống 1.471,96 điểm. HNX-Index giảm 5,88 điểm (-1,38%) xuống 421,01 điểm. UPCoM-Index giảm 1,62 điểm (-1,44%) xuống 110,92 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so phiên cuối tuần trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng khoảng 24 % lên 23,838 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng lao dốc
Ở nhóm VN30, có tới 24 mã giảm áp đảo 6 mã tăng. Trong đó, giảm mạnh nhất là cổ phiếu ngân hàng: STB giảm sàn, TPB, BID bị kéo sát giá sàn, HDB, CTG, MBB cũng giảm trên dưới 6%.
Đây cũng là những mã tác động tiêu cực nhất đến chỉ số, chiếm 9/10 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đều là cổ phiếu ngân hàng, lấy đi của VN-Index hơn 20 điểm. Trong phiên hôm nay, 24/27 cổ phiếu ngân hàng giảm giá. Trên HoSE, cổ phiếu ngân hàng có mức giảm thấp nhất cũng hơn 4% - TCB. EIB là mã duy nhất giữ được sắc xanh tăng 2,1%. Trên UPCoM, đà giảm của nhóm ngân hàng chủ yếu dao động 1-3%.
Với vốn hóa chiếm khoảng 30% thị trường, sự lao dốc của nhóm ngân hàng kéo tụt chỉ số, nỗ lực ở chiều ngược lại của cổ phiếu dầu khí, hàng không,… không đủ “cứu” VN-Index.
Nhóm cổ phiếu dầu khí "ngược dòng"
Ở chiều ngược lại, đại diện ngành dầu khí là GAS tăng 4,5% để trở thành mã có tác động tốt nhất đóng góp gần 2,5 điểm tăng cho thị trường. Tiếp đó là SAB của Sabeco hôm nay tăng giá 5,2%.
Dầu khí cũng là nhóm ngành sáng nhất giữ được nhịp tăng trong thị trường đỏ lửa. Nhiều mã chạm giá trần đáng kể như PSH, PVG, ASP, CNG, PVG... trong khi các mã khác cũng tăng phổ biến 2-4%.
Thông tin hỗ trợ cho nhóm này vẫn là đà tăng của giá dầu thế giới, và căng thẳng địa chính trị leo thang dự báo cầu vượt cung với dầu thô khi các nền kinh tế mở cửa trở lại đã đẩy giá dầu tăng cao và cổ phiếu dầu khí được chú ý. Chốt tuần qua, giá dầu Brent tăng 1,3%, có tuần tăng giá thứ 8 liên tiếp
Theo VNDirect, sự tăng mạnh của giá dầu được cho là kết hợp của nhiều nguyên nhân: nhu cầu phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19 trong khi nguồn cung đang được kiểm soát một cách thận trọng (OPEC+ trong cuộc họp ngày 2/2/2022 đã giữ nguyên lộ trình tăng sản lượng thêm 400 nghìn thùng/ngày). Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng như tình hình nóng lên ở Trung Đông cũng thúc đẩy giá dầu lên cao.
Giá dầu thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng, bởi ngoài yếu tố bất ổn ở Trung Đông, căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine, trong thời gian ngắn – trung hạn nguồn cung dầu vẫn bị thiếu hụt khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục trở lại sau đại dịch.
Một điểm sáng khác đến từ nhóm xuất khẩu, đáng kể là ngành thủy sản với các mã VHC, ANV, IDI, ACL có thời điểm chạm giá trần. Nhóm cảng biển cũng được chú ý khi nhiều mã có mức tăng khá 2-6% trong phiên. Một số mã hàng không cũng tăng giá khi du lịch quốc tế sắp mở cửa trở lại.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu lớn khác là chứng khoán ngập trong sắc đỏ. Ngoại trừ VIX vẫn tăng nhẹ 0,2%, được hỗ trợ từ thông tin sắp sửa chốt danh sách cổ đông để chào bán cổ phiếu tăng vốn, thì toàn bộ các mã khác giảm giá. VCI giảm sàn, APS, CTS, SHS, VND, TVS, BSI, HCM… cũng giảm sâu.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 280 tỷ đồng trên toàn thị trường
Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ vẫn miệt mài bán ròng trên sàn HoSE, trong khi tiếp tục mua ròng tại HNX và UPCoM, tổng giá trị bán ròng hơn 278 tỷ đồng. Lực bán tập trung vào các cổ phiếu như HPG, HDB, VIC, VHM...
Trên HoSE, khối ngoại phiên hôm nay bán ròng hơn 9 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng ghi nhận hơn 293 tỷ đồng
Tâm điểm bán ròng hôm nay là cổ phiếu thép HPG, chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 175 tỷ đồng, bên cạnh đó HDB cũng bị bán ròng 161 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách bán ròng còn có VIC (133 tỷ đồng), VHM (72 tỷ đồng) và DCM (30 tỷ đồng).
Tại chiều mua, GAS được khối ngoại mua ròng tích cực với 73 tỷ đồng, bên cạnh GMD cũng được mua ròng 47 tỷ đồng, NVL được mua ròng 41 tỷ đồng. Ngoài ra, danh sách mua ròng còn có cổ phiếu MSB, VND...
Trên HNX, khối ngoại hôm nay mua ròng nhẹ 138 nghìn cổ phiếu, giá trị mua ròng gần 6 tỷ đồng.
PVI và PVS hôm nay được mua ròng mỗi cổ phiếu khoảng 3 tỷ đồng, ngoài ra dòng vốn ngoại còn tìm tới APS, IDV với giá trị mỗi cổ phiếu đều trên 1 tỷ đồng.
Ngược lại, NVB hôm nay bị bán ròng khoảng 1 tỷ đồng và EVS, HUT, NTP, TNG... cũng bị bán ròng mỗi cổ phiếu khoảng vài trăm triệu đồng trên HNX.
Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng hơn 9 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR hôm nay được khối ngoại mua ròng 5 tỷ đồng, ngoài ra VTP cũng được mua ròng 2 tỷ đồng, VEA cũng được mua ròng trên 1 tỷ đồng.
Trong khi đó, QNS, GVT, NAB... hôm nay bị khối ngoại bán ròng mỗi cổ phiếu vài trăm triệu đồng.
Diễn biến của thị trường trong nước cũng khá tương đồng với thị trường quốc tế do lo ngại các căng thẳng chính trị. Dow Jones giảm 503,5 điểm (-1,43%) xuống 34.738 điểm.
Tương tự, S&P 500 giảm 85,44 điểm, tương đương 1,9%, xuống 4.418,64 điểm. Nasdaq giảm 394,49 điểm, tương đương 2,78%, xuống 13.791,15 điểm.