Thị trường chứng khoán hôm nay 13/5: VN-Index "thủng" mốc quan trọng 1.200 điểm, trở về vùng điểm năm 2018
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 12/5: VN-Index rơi gần 63 điểm, chứng khoán Việt giảm mạnh nhất thế giớiThị trường chứng khoán hôm nay 11/5: Bất động sản dẫn sóng, VN-Index bất ngờ "quay xe" lấy lại mốc 1.300 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 10/5: Cầu bắt đáy tăng đột biến, VN-Index đảo chiều cuối phiên tăng gần 24 điểmVn-Index "thủng" mốc quan trọng 1.200 điểm
Theo Nhịp sống kinh tế, trái với kỳ vọng phục hồi cùng các thị trường châu Á, chứng khoán Việt Nam tiếp tục chìm trong vòng xoáy bán tháo. Gần như không có nỗ lực bắt đáy nào đáng kể cho đến 13h50p, VN-Index "thủng" mốc hỗ trợ 1.200 một cách tương đối dễ dàng, thậm chí có thời điểm xuống sát 1.180 điểm.
Đóng cửa, sàn HoSE có 37 mã tăng và 436 mã giảm (199 mã giảm sàn), VN-Index giảm 56,07 điểm (-4,53%), xuống 1.182,77 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 817 triệu đơn vị, giá trị 20.365,8 tỷ đồng, tăng 46,44% về khối lượng và 29% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 80,89 triệu đơn vị, giá trị gần 1.977 tỷ đồng.
Sàn HNX có 45 mã tăng và 201 mã giảm (64 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 13,13 điểm (-4,16%), xuống 302,39 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 101,54 triệu đơn vị, giá trị 1.911,62 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,75 triệu đơn vị, giá trị 180,6 tỷ đồng.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 2,82 điểm (-2,93%), xuống 93,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 73,9 triệu đơn vị, giá trị 778,42 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 5 triệu đơn vị, giá trị 82,86 tỷ đồng.
Cổ phiếu giảm sàn la liệt
Độ rộng của thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán khi có đến 987 mã giảm đỏ trong đó 342 mã nằm sàn trên toàn thị trường. Cổ phiếu Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản, Khu công nghiệp, Thép, Phân bón, Thủy sản, Dệt may, Xây dựng, Bán lẻ... đều giảm sàn la liệt.
Không có nhóm cổ phiếu nào ngược dòng mà chỉ "lác đác" vài cái tên đơn lẻ trong đó đáng chú ý nhất là VJC, cổ phiếu duy nhất trong VN30 còn giữ được sắc xanh. Trong khi đó, hàng loạt Bluechips như VCB, GAS, HPG, MSN, VPB, BID, TCB, MWG, GVR, MBB, BCM, ACB, CTG, VHM, VIC,... đều chìm sâu gây áp lực lớn lên chỉ số.
Ở nhóm ngân hàng, TCB, VIB, STB, OCB, VND, MSB, LPB đều giảm kịch biên độ. Các mã giảm trên 6% có thể kể đến VPB, MBB, ACB, SHB. Các mã giảm trên 5% gồm VCB, BID, TPB. Cổ phiếu ít ảnh hưởng nhất là EIB với mức giảm chưa đến 1%.
Với cổ phiếu chứng khoán, SSI bất ngờ đứng giá tham chiếu, trong khi hầu hết các mã khác đều giảm kịch sàn như VND, VCI, VIX, FTS, TVS, BSI, AGR, CTS, ORS, VDS...
Cổ phiếu bất động sản cũng la liệt giảm sàn, có thể kể đến BCM, KDH, DIG, KBC, DXG, VCG, ITA, DXS, SZC, HDC, KHG, HDG, FLC, HHV, DPG, LDG, ROS, IJC, CTD, TCD, HTN... Tuy vậy, lực đỡ vẫn xuất hiện tại các cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VHM, NVL khi chỉ giảm lần lượt 1,27%, 1,31% và 0,4%.
Tương tự, nhóm sản xuất cũng bao phủ bởi màu "xanh lơ" khi MSN, GVR, DGC, DPM, GEX, VHC, DCM, HSG, SBT, PHR, NKG, HT1, ANV... giảm kịch biên độ. Số ít cổ phiếu tăng điểm có thể kể đến BHN, TRA, DHC.
Cổ phiếu năng lượng và bán lẻ không tránh được xu hướng khi MWG giảm 6,92%, PNJ giảm 3,56% và FRT giảm kịch sàn; GAS giảm 5,3%, PLX giảm 3,24%, PGV giảm 2,56% còn POW giảm kịch biên độ.
Phân hóa xảy ra ở nhóm hàng không khi VJC tăng 0,88% còn HVN giảm 6,58%.
Thanh khoản thị trường có sự cải thiện đáng kể lên 23.400 tỷ đồng trong đó giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt gần 18.600 tỷ đồng. Sau đúng 3 tuần, giá trị giao dịch toàn thị trường mới trở lại trên 1 tỷ USD kể từ phiên 25/4.
Với phiên giảm mạnh nhất thế giới hôm nay, VN-Index đã ghi nhận 6 tuần liên tiếp giảm điểm, chuỗi dài nhất kể từ năm 2008 thời điểm chỉ số này giảm 7 tuần liên tiếp (5/5-16/6).
Đáng chú ý, mốc 1.200 chính là vùng đỉnh được thiết lập vào đầu tháng 4/2018. VN-Index khi đó cũng bứt phá mạnh trong quý đầu năm và xác lập 1.204,33 điểm (phiên 9/4), trước khi ghi nhận tình cảnh "đầu xuôi, đuôi không lọt" trong 3 quý còn lại. Chỉ số liên tục giảm sâu, về vùng 900 điểm vào cuối năm, tương ứng giảm 25% so với mức đỉnh tháng 4. Sau đó, VN-Index đã có thời điểm điều chỉnh sâu về vùng 660 điểm cuối tháng 3/2020, hay cú giảm mạnh 200 điểm chỉ trong nửa tháng ngay từ trở lại đỉnh 1.200 hồi tháng 1/2021… Và phải mất mất tới 4 năm để chỉ số sàn HoSE vượt qua nhiều lần kiểm định như vậy, leo từ 1.200 đến vùng đỉnh lịch sử mới. Tuy vậy, chỉ cần vỏn vẹn 1 tháng để mọi công sức bị đánh bại toàn bộ. VN-Index "rơi tự do" hơn 340 điểm từ mốc đỉnh để về lại vùng đỉnh cũ của năm 2018.
Khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi mua ròng hơn 550 tỷ đồng trên HoSE
Giữa làn sóng bán tháo, giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 550 tỷ đồng trên HoSE. Lực mua tập trung chủ yếu vào Chứng chỉ quỹ FUEVFVND (583 tỷ đồng), theo sau lần lượt là VNM (89 tỷ đồng), CTG (68 tỷ đồng), VRE (55 tỷ đồng), DGC (49 tỷ đồng).
Ngược lại, HPG là cái tên bị xả mạnh nhất với giá trị 224 tỷ đồng. STB (-74 tỷ đồng), VCB (-47 tỷ đồng), KBC (-43 tỷ đồng), VHM (-37 tỷ đồng) là những cổ phiếu cũng bị bán tương đối trong phiên hôm nay.
Trên HNX, khối ngoại hôm nay bán ròng nhẹ, giá trị đạt hơn 7 tỷ đồng. Tại chiều mua, PVS tiếp tục được rót ròng nhiều nhất 8 tỷ đồng hôm nay. Bên cạnh đó, PVI, TNG, VCS, BVS,... cũng được mua ròng nhẹ.
Trong khi đó, SHS là cái tên bị xả mạnh nhất với giá trị 25 tỷ đồng. THD, DP3, GKM, CLH,... cũng bị bán ròng nhưng không đáng kể.
Trên sàn UpCOM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 7 tỷ đồng. Cổ phiếu QNS là cái tên được mua ròng mạnh nhất sàn UpCOM hôm nay với giá trị 8 tỷ đồng. Theo sau lần lượt là VTP, CSI, SP2, SIP,... nhưng giá trị không lớn.
Mặt khác, 2 "ông lớn" ACV, BSR dẫn đầu chiều bán ròng trên UpCOM nhưng giá trị rất nhỏ gần như không đáng kể. Ngoài ra, SGI, GHC, VNA,... cũng nằm trong top bán ròng.