Thị trường chứng khoán hôm nay 10/5: Cầu bắt đáy tăng đột biến, VN-Index đảo chiều cuối phiên tăng gần 24 điểm
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 9/5: VN-Index "bốc hơi" gần 60 điểm, cổ phiếu la liệt nằm sànThị trường chứng khoán hôm nay 6/5: Cổ phiếu chứng khoán bị bán tháo, VN-Index giảm hơn 31 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 5/5: Cổ phiếu trụ kéo VN-Index quay đầu tăng 12 điểmVN-Index đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày
Sau phiên giảm gần 60 điểm với hàng trăm mã giảm sàn, chỉ số VN-Index tưởng chừng như vẫn chưa thể gượng dậy sau khi kết phiên sáng mất 14,52 điểm.
Tuy nhiên, sang đến phiên chiều, càng về cuối phiên, lực kéo từ nhóm VN30 càng mạnh không chỉ giúp cải thiện về mặt thanh khoản mà còn góp phần “kéo” VN Index ra khỏi chuỗi giảm điểm kinh hoàng.
Theo Zing, kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 23,94 điểm (1,89%) đứng ở mức cao nhất 1.293,56 điểm, đồng nghĩa hồi phục gần 60 điểm so với lúc rơi thấp nhất.
HNX-Index tương tự hồi phục mạnh mẽ nhờ mức tăng 6,63 điểm (2,05%) đạt 330 điểm. UPCoM-Index ghi nhận mức tăng mạnh 2,65% lên trên 99 điểm.
Cổ phiếu nhóm VN30 được mua mạnh
Thị trường đã phủ lại sắc xanh khi lực mua chiếm ưu thế về cuối ngày. Toàn sàn có 584 mã tăng giá, 389 mã giảm giá và 143 mã giao dịch tại tham chiếu.
Cổ phiếu vốn hóa lớn là động lực chính kéo chỉ số đảo chiều nhanh chóng. Rổ VN30 từ sắc đỏ đã chuyển sang tăng 31,42 điểm (2,39%) với 28/30 mã tăng giá.
Các nhóm vốn hoá lớn, thanh khoản cao như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, dầu khí… hồi phục mạnh. Một số cổ phiếu biên độ dao động tới 15 - 20% chỉ trong phiên hôm nay, khi buổi sáng còn giảm sâu, nhưng chiều đã tăng trần.
Đóng góp lớn nhất trong phiên hôm nay chính là cổ phiếu ngân hàng VCB của Vietcombank với mức tăng 2,7% lên 80.000 đồng. Bên cạnh đó còn một số mã ngân hàng khác như BID tăng 3,9% đạt 35.800 đồng, VPB tăng 4,7% lên 33.300 đồng, HDB tăng tốc 4,6% đạt 24.050 đồng, TPB bứt phá 5,4% lên 33.300 đồng... Trên sàn HoSE chỉ có VIB và OCB giảm (lần lượt mất 1,54% và 4,12% giá trị) còn EIB thì đứng giá tham chiếu.
Cổ phiếu GAS của PV Gas cũng có thêm 8.000 đồng từ mức thấp nhất để leo lên mức cao nhất ngày tại 108.000 đồng.
Một số cổ phiếu trụ cột khác cũng có đóng góp quan trọng cho chỉ số có thể kể đến VHM của Vinhomes đảo chiều ấn tượng từ mức giảm 4,4% ở 65.000 đồng để lên 69.900 đồng, tăng 2,8% so với tham chiếu. Sắc xanh cũng ngập tràn nhóm bất động sản. VIC tăng 1,64%, PDR tăng 4,38%, DIG tăng 5,16%, NLG tăng 5,97%, LGC tăng 4,41%; BCM, ITA, FLC, HQC thậm chí còn tăng kịch trần. Số ít cổ phiếu giảm giá có thể kể đến VRE, SJS, HDG, TCH, DXS...
Cổ phiếu chứng khoán cũng diễn biến tương đối khả quan khi VND tăng 1,59%, SSI tăng 3,91%, VCI tăng 1,73%, HCM tăng 5,07%, BSI tăng 2,57%, AGR tăng 5,06%, VDS tăng 3,64%... Dù vậy, vẫn có VIX giảm 3,85%, FTS giảm 1,55%, TVS giảm 0,67%, CTS giảm 3,88%.
Ngoài ra, cổ phiếu năng lượng như ngành dầu khí và sản xuất điện cũng bứt phá ấn tượng. Trong đó PVC, PVS, PVD của nhóm dầu khí tăng trần và BCG, TTA hay REE của nhóm sản xuất điện cũng có được sắc tím.
Cổ phiếu đầu cơ cũng giúp các cổ đông "dễ thở" hơn sau chuỗi ngày bán tháo. Nhóm FLC Group ghi nhận ART và KLF tăng hết biên độ, trong khi AMD, FLC và ROS cũng tăng 4-6%.
Nhóm Apec tăng tốc ấn tượng, trong đó APS và IDJ tăng trần, API cũng tăng hơn 5%. Họ Louis ghi nhận BII và SMt tăng kịch trần. Một số mã riêng lẻ như HQC, OGC, DAG, VC9 cũng kết phiên trong sắc tím.
Bên cạnh đó, nhóm thủy sản cũng đảo chiều rất ấn tượng với ANV và CMX tăng trần, VHC và FMC tăng khoảng 4%, ACL từ giá sàn lên tham chiếu.
Ở chiều ngược lại, bộ đôi cổ phiếu ngành phân bón là DPM và DCM lại lao dốc ở mức giá sàn để trở thành điểm tiêu cực nhất.
Thanh khoản trên thị trường vẫn chưa có sự cải thiện khi tổng giá trị giao dịch trên tất cả các sàn chỉ đạt 19.900 tỷ đồng. Trong đó giá trị khớp lệnh sàn HoSE là 16.097 tỷ đồng, giảm hơn 5% so với phiên bán tháo đầu tuần.
Khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi mua ròng 720 tỷ đồng toàn sàn
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ xu hướng mua ròng ấn tượng gần đây. Hôm nay họ tiếp tục mua ròng 720 tỷ đồng trên toàn thị trường. Riêng trên HoSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng khá mạnh với tổng khối lượng mua ròng hơn 21 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 715 tỷ đồng.
Tại chiều mua, cổ phiếu DGC được mua ròng mạnh nhất với giá trị 105 tỷ đồng. Theo sau trong danh sách mua ròng còn có STB (70 tỷ đồng), HPG (62 tỷ đồng), NLG (59 tỷ đồng) và BCM (55 tỷ đồng) là các mã được mua ròng mạnh tiếp theo.
Chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2 nhóm quỹ ETF là E1VFVN30 và FUEVFVND với giá trị lần lượt 38 tỷ đồng và 20 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách bán ròng còn có, VRE bị bán ròng 32 tỷ đồng, VNM bị bán ròng 25 tỷ đồng và DGW bị bán ròng 20 tỷ đồng…
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng nhẹ 170 nghìn đơn vị, giá trị bán ròng khoảng 4 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầu tư ngoại bán ròng VCS mạnh nhất với 7 tỷ đồng, THD tương tự cũng bị bán ròng 6 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách bán ròng còn có: SHS, CLH, TMB… Ngược lại, họ mua ròng PVD khoảng 10 tỷ đồng, PVI khoảng 1 tỷ đồng. Các mã IDV, MBG hay TNG cũng được mua ròng mỗi mã khoảng 300 triệu đồng.
Trên sàn UpCOM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị gần 9 tỷ đồng. Tại chiều mua, ACV và CLX mỗi mã được mua ròng mạnh nhất sàn với 4 tỷ đồng. Theo sau còn có CSI, NTC, SIP… cũng được mua ròng hôm nay.
Tại chiều bán, QNS, FOC mỗi mã bị bán ròng khoảng 1 tỷ đồng. Ngoài ra, họ cũng bán ròng nhẹ ở các mã MFS, ITS, EIC,…