meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 6/5: Cổ phiếu chứng khoán bị bán tháo, VN-Index giảm hơn 31 điểm

Thứ sáu, 06/05/2022-17:05
Thị trường chứng khoán hôm nay chìm trong sắc đỏ với hàng trăm cổ phiếu giảm sàn khiến VN-Index lùi sâu về ngưỡng điểm thấp nhất ngày. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu chứng khoán bị bán tháo và la liệt mã nằm sàn.

VN-Index giảm 31,42 điểm

Theo Zing, thị trường tưởng chừng đã có thể phục hồi khi VN-Index thu hẹp đà sụt giảm xuống còn hơn 10 điểm vào đầu phiên chiều, tuy nhiên, việc các cổ phiếu vốn hóa lớn suy yếu đã kéo chỉ số tiếp tục lao dốc.

Chốt phiên, VN-Index giảm 31,42 điểm (-2,31%) xuống 1.329,26 điểm với 59 mã tăng, trong khi có tới 394 mã giảm (46 mã giảm sàn). Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 564 triệu đơn vị, tổng giá trị giao dịch đạt 17.001 tỷ đồng, tăng 6,21% về lượng và 10,68% về giá trị so với phiên trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 53,4 triệu đơn vị, giá trị 2.208,9 tỷ đồng.


VN-Index lao dốc mạnh hơn trong phiên chiều. Đồ thị TradingView
VN-Index lao dốc mạnh hơn trong phiên chiều. Đồ thị TradingView

Sàn HNX-Index giảm 15,29 điểm (-4,26%), xuống 343,46 điểm với 38 mã tăng (6 mã trần), 195 mã giảm (14 mã sàn). Tổng khối lượng giao dịch đạt 61,7 triệu đơn vị, tổng giá trị đạt xấp xỉ 1.437 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp thêm gần 1,83 triệu đơn vị, giá trị 63,63 tỷ đồng.

Trên UPCoM, thị trường cũng nới rộng đà giảm. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 1,94 điểm (-1,87%) xuống 101,88 điểm với 126 mã tăng và 288 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 58,27 triệu đơn vị, giá trị 657,59 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp thêm hơn 3,8 triệu đơn vị, giá trị 79,27 tỷ đồng.

Đà bán tháo đã khiến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sụt giảm mạnh, từ đó tác động tiêu cực cho thị trường. Rổ VN30 giảm 31,67 điểm (-2,25%) với mã tăng duy nhất là GAS (0,4%). Rổ này cũng chứng kiến một số mã giảm nặng nề nhất là SSI (nằm sàn), STB (-5,2%), GVR (-5%), HDB (-4,4%), FPT (-4,3%). 

Tính chung trên toàn thị trường hôm nay, có tới 877 mã cổ phiếu giảm điểm, trong đó có tới 88 mã giảm hết biên độ; trong khi số mã tăng chỉ là 223 mã, tương ứng chỉ bằng 1/4 lượng cổ phiếu giảm.

Cổ phiếu chứng khoán sàn cả loạt

Trong các nhóm giảm giá mạnh thì nhóm cổ phiếu các công ty chứng khoán là đáng chú ý nhất bởi đây là nhóm đã rớt giá rất mạnh trước đó. Chẳng hạn như SSI, giá đã đổ đèo một mạch từ mức 55.000 đồng/cổ phiếu cuối tháng 11/2021, giờ chỉ còn 28.850 đồng/ổ phiếu, tức là mất đi xấp xỉ 50% giá chỉ trong vòng 6 tháng, về vùng giá thấp nhất trong 1 năm. Các cổ phiếu khác trong nhóm này cũng đều giảm giá quanh khoảng 50% so với vùng đỉnh.

Ở nhóm ngân hàng, sắc đỏ ngập tràn, bộ ba cổ phiếu nhà băng gồm VCB, VPB và BID trở thành những tác nhân lớn nhất khiến VN-Index đánh rơi tới hơn 4 điểm trong phiên cuối tuần. Cụ thể, VCB giảm mạnh 2% về mức giá 79.400 đồng/cổ phiếu, khiến VN-Index giảm 1,9 điểm; VPB giảm mạnh hơn là 3,9% về 34.150 đồng/cp, khiến VN-Index giảm gần 1,6 điểm và BID giảm 3,1% xuống 37.000 đồng/cp khiến chỉ số sàn HoSE giảm 1,52 điểm.

Với mức vốn hóa lớn có thể tạo ảnh hưởng mạnh, nhóm cổ phiếu nhà băng còn ghi nhận CTG, TCB, SHB, STB, MBB giảm mạnh qua đó đều góp mặt trong danh sách những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến thị trường hôm nay.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Trong khi đó, cổ phiếu bất động sản cũng ghi nhận không ít cổ phiếu giảm kịch biên độ như DXG, DIG, HDG, HDC, KHG, FCN, LDG... "Ông lớn" BCM cũng giảm mạnh 6,4%. Đáng chú ý, bộ đôi VIC - VHM chỉ giảm lần lượt 0,25% và 0,15%.

Ở nhóm sản xuất, HPG giảm 0,59%, MSN giảm 1,68%, VNM giảm 2,64%, SAB giảm 1,12%, GVR giảm 4,96%, GEX giảm kịch sàn... Tuy nhiên, khá nhiều cổ phiếu ghi nhận sắc xanh như DPM, VHC, BHN, DHG, HSG..., thậm chí ANV còn tăng kịch trần.

Phân hóa cũng xảy ra ở cổ phiếu năng lượng khi GAS tăng 0,37% nhưng PLX giảm 3,78%, PGV giảm 1,87%, POW giảm 1,77%. 

Cổ phiếu bán lẻ và hàng không giảm điểm: MWG mất 1,87% giá trị, PNJ giảm 3,18% trong khi FRT giảm kịch sàn; VJC và HVN giảm lần lượt 2,14% và 4,33%.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ không có bất kỳ động tĩnh hứa hẹn nào khi tiếp tục nằm sàn từ đầu phiên chiều. Sau nhiều phiên đi trái chiều thị trường, họ FLC, Louis tỏ ra đuối sức và giảm mạnh, nhiều mã như FLC, ROS, SMT, APG, TVB, LDP nằm sàn.


Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán lao dốc mạnh hôm nay. Nguồn Vietstock
Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán lao dốc mạnh hôm nay. Nguồn Vietstock

Trước đó, cuối tháng 4, FLC, ROS, HAI đã bị HoSE đưa vào diện cảnh báo vì chậm công bố thông tin báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán quá 15 ngày so với thời hạn quy định.

Thanh khoản thị trường vẫn ở mức rất thấp, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 2,5% lên 14.792 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 60 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Bối cảnh thị trường quốc tế hay cụ thể là TTCK Mỹ có phiên giảm mạnh đã lập tức tác động đến tâm lý nhà đầu tư, đẩy những nhóm trụ cột của thị trường như "bank, chứng, thép" cùng bluechips dòng bất động sản, dầu khí điều chỉnh. Cộng thêm lực cầu tại các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ hay các nhóm đầu cơ cũng bị triệt tiêu đáng kể trong bối cảnh những tin đồn tiêu cực tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư, từ đó gây ra những phiên giảm sâu trong thời gian qua. 

Theo báo cáo mới đây của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã đưa ra quan điểm thận trọng với dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân. Cụ thể, VDSC cho biết dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước là động lực chính thúc đẩy thị trường trong xu hướng tăng trong giai đoạn 2020 - 20201. Tuy nhiên, hiện tại, nhóm này đã và đang bị hoảng loạn trong đợt điều chỉnh mạnh gần đây nhất của thị trường, thể hiện qua việc bán ròng tới 4.683 tỷ đồng trong tháng 4.

Mặc dù đang có những nhịp chỉnh mạnh, song VDSC vẫn đưa ra cái nhìn lạc quan, cho rằng thị trường sẽ dần lấy lại cân bằng khi nhìn nhận triển vọng tốt hơn của thị trường về tính minh bạch và ít rủi ro hơn trong trung và dài hạn. Dự phóng diễn biến trong tháng 5/2021, VDSC kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.320 - 1.420 điểm.

Theo: Zingnews
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cơn sốt đất đấu giá đã dịch chuyển về tỉnh: Nhà đầu tư tránh đi vào “vết xe đổ”

Dự kiến năm 2025 sẽ khởi công 6 dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn với tổng chiều dài 294km, vốn hơn 32.000 tỷ đồng

Năm 2025, kênh đầu tư nào sẽ thu hút dòng tiền?

Fintech là bệ phóng để trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM "cất cánh"

Hà Nội: Chủ đầu tư siêu dự án 30.000 tỷ tiếp tục chuyển nhượng hơn 1,5ha "đất vàng"

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Tin mới cập nhật

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản 2025 sôi động nhưng khó sốt

9 giờ trước

Chuyên gia "hiến kế" cách đánh thuế bất động sản theo thời gian sở hữu hiệu quả

14 giờ trước

Tái khởi động đấu giá đất tại các vùng “nóng”: Liệu có nổ ra cơn sốt giá mới?

14 giờ trước

Mức độ quan tâm nhà đất tăng gấp 4 – 6 lần sau Tết

14 giờ trước

Gói vay ưu nhà ở cho người dưới 35 tuổi: Chuyên gia đề xuất 5% trong thời hạn 30 năm!

14 giờ trước