Thị trường chứng khoán hôm nay 4/5: VN-Index rơi hơn 18 điểm, nhà đầu tư chưa biết khi nào "về bờ"
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 29/4: VN-Index tăng gần 16 điểm trước kỳ nghỉ lễThị trường chứng khoán hôm nay 28/4: VN-Index giằng co trước áp lực chốt lời ngắn hạnThị trường chứng khoán hôm nay 27/4: VN-Index tăng 12,43 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch tích cực sau chuỗi ngày "đỏ lửa"Chứng khoán lại giảm điểm
Theo Zing, Chứng khoán trong ngày mở cửa lại thị trường đã diễn biến khá tiêu cực khi sắc đỏ chiếm áp đảo ngay từ đầu phiên. Mặc dù có sự hồi phục đáng kể, chỉ số về cuối ngày lại lao dốc khi lực bán tăng mạnh trên toàn sàn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/5, VN-Index giảm 18,12 điểm (-1,33%), xuống mức thấp nhất ngày 1.348,68 điểm với 140 mã tăng, trong khi có 301 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch chỉ 528 triệu đơn vị, giảm 11,5% so với phiên cuối tuần trước; tổng giá trị giao dịch 4.192 tỷ đồng, giảm 22,5% so với cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 29,4 triệu đơn vị, giá trị 963,7 tỷ đồng.
Tại Hà Nội, bộ chỉ số HNX-Index cũng kết phiên thấp nhất ngày khi giảm 4,86 điểm (-1,33%) xuống 360,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 73,8 triệu đơn vị, giảm 6,3% so với phiên trước; tổng giá trị 1.631,6 tỷ đồng, giảm 4,6% so với phiên trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,28 điểm (-0,27%), xuống 104,02 điểm với 166 mã tăng và 138 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 38,3 triệu đơn vị, giá trị 768,8 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,7 triệu đơn vị, giá trị 77 tỷ đồng.
Lực bán tháo trong nhóm vốn hóa lớn là nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường rơi khá nhanh. Rổ VN30 kết phiên giảm đến 27,72 điểm (-1,96%) khi có đến 21/30 mã giảm giá.
Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản lao dốc
Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản giảm sâu, khá nhiều cổ phiếu thuộc nhóm sản xuất giảm kịch sàn. Trái lại, cổ phiếu năng lượng, hàng không và vận tải thủy giao dịch tích cực.
Cổ phiếu TCB của Techcombank hôm nay rơi 4,5% về 42.200 đồng là mã có tác động xấu nhất lên chỉ số. Tiếp đến là HPG của Hòa Phát bốc hơi 3% còn 42.000 đồng và VCB của Vietcombank mất 1,2% về 79.900 đồng.
Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng khác cũng lao dốc như VIB giảm 6% xuống 40.400 đồng, TPB của TPBank giảm 4,8% còn 32.000 đồng, OCB mất 3,6% về 23.050 đồng, VPB của VPBank rơi 2,5% còn 35.800 đồng... SHB và LPB bất ngờ ngược dòng và tăng khá mạnh, lần lượt có thêm 2,45% và 2,44% giá trị.
Ở nhóm bất động sản, tình hình cũng không mấy tích cực. VIC và VHM giảm lần lượt 0,38% và 0,77%, NVL giảm 1,83%, BCM giảm 2,21%, VRE giảm 3,07%, DIG giảm 6,15%, KDH giảm 2,92%, ITA giảm 4,62%, HDG giảm 5,38%, DXS giảm 6,68%, TCH giảm 3,11%... Mặc dù bức tranh chung ảm đạm nhưng vẫn có một số cổ phiếu gây ấn tượng như BCG tăng 3,48%, HBC tăng 5,56%, CTD tăng 4,14%, VCG tăng kịch biên độ.
Tương tự, cổ phiếu chứng khoán bao phủ bởi sắc đỏ như VND giảm 3,23%, VCI giảm 2,5%, HCM giảm 3,2%, FTS giảm 6,45%, ORS giảm 6,63%...
Các cổ phiếu diễn biến xấu còn đến từ nhóm đầu cơ. Trong đó các mã thuộc hệ sinh thái FLC Group đã nằm sàn hàng loạt, nhóm Louis có TGG và BII giảm sàn, nhóm Apec ghi nhận mức giảm 3-9%, nhóm Gelex đều chìm trong sắc đỏ, L14 giảm sàn, DIG mất 6,2% hay CEO rơi 7,8%...
Cổ phiếu nhóm hàng hóa cũng khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng nề. Ngành phân bón ghi nhận DPM, DCM, BFC giảm sàn. Cổ phiếu ngành thép có HSG của Hoa Sen bị bán tháo ở giá thấp nhất, các mã HPG, NKG, SMC giảm 3-5%.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu năng lượng là lực đỡ lớn nhất cho chỉ số. Trong đó GAS của PV Gas tăng 1,9% lên 108.000 đồng là mã có đóng góp lớn nhất. Tiếp theo còn có POW của PV Power tăng trần tại 14.050 đồng, PLX của Petrolimex tăng 1,4% đạt 48.650 đồng.
Một số nhóm ngành khác cũng đi ngược xu hướng chung, có thể kể đến như thủy sản, vận tải biển, xây dựng hay bảo hiểm tăng kịch trần nhờ triển vọng kinh doanh sáng sủa.
Điển hình như ở nhóm cảng biển có VSC của Vinconship dư mua trần ở giá 52.000 đồng. Các mã HAH tăng đến 6,3% đạt 84.700 đồng, GMD của Gemadept tăng 3,9% lên 56.500 đồng, VNA tăng 4,8% đến 49.800 đồng.
Với ngành bảo hiểm có MIG của Bảo hiểm quân đội tăng hết biên độ lên 29.500 đồng, PRE tăng 5,6% hay mã vốn hóa lớn BVH của Bảo Việt tăng 1,4% đạt 63.000 đồng.
Cổ phiếu thủy sản cũng tiếp đà hồi phục mạnh để tiến lại vùng đỉnh lịch sử khi nhiều doanh nghiệp báo lãi tăng bằng lần. Tăng mạnh nhất là ANV của Navico và MPC của Minh Phú bứt phá 3%, ngoài ra còn có CMX tăng 1,9% hay FMC tăng 1,6%...
Sau kỳ nghỉ lễ dường như dòng tiền vẫn chưa quay trở lại, một phần bởi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi thị trường bước vào giai đoạn trống thông tin hỗ trợ cũng như nhiều sự kiện quốc tế vẫn chưa rõ ràng trong tháng 5.
Tổng giá trị giao dịch trên tất cả các sàn là 16.855 tỷ đồng. Trong đó riêng giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE chỉ đạt 13.846 tỷ đồng, giảm 10% so với phiên trước nghỉ lễ.
Khối ngoại bán ròng 290 tỷ đồng toàn thị trường
Giao dịch khối ngoại hôm nay là điểm trừ khi bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên HoSE, lực bán tập trung tại KDH, DGC, VHC, DIG...
Trên HoSE, khối ngoại phiên giao dịch hôm nay quay xe bán ròng hơn 8 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng hơn 304 tỷ đồng, tập trung bán ở các mã KDH, DGC và VHC.
Trên HNX, khối ngoại hôm nay mua ròng hơn 1,1 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng hơn 26 tỷ đồng. PVS tiếp tục được rót ròng nhiều nhất là 29 tỷ đồng hôm nay. Đồng thời, TA9, PSW, VKC, PVG… cũng được mua ròng nhẹ trên HNX.
Trong khi đó, PLC, TVD bị bán ròng mỗi mã khoảng 1 tỷ đồng. PVI, CLH, PSD... là những mã bị bán ròng trên HNX trong phiên hôm nay.
Trên sàn UPCOM, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 11 tỷ đồng. Cổ phiếu LTG hôm nay được mua ròng 1 tỷ đồng. Danh sách mua ròng trên UPCOM hôm nay còn có SIP, VTP, TUG, WTC...
Trong khi đó, BSR và QTP bị nhà đầu tư ngoại bán ròng lần lượt 5 tỷ đồng và 4 tỷ đồng. BDG, GHC, BDT... cũng bị bán ròng nhẹ trên dưới 1 tỷ đồng trên UPCOM hôm nay.