Thị trường bất động sản "ngủ đông" liệu có phải suy thoái?
BÀI LIÊN QUAN
Cơ hội tham gia vào thị trường bất động sản của nhà đầu tư ít vốnHOREA kiến nghị chọn 10 “ông lớn” bất động sản để gỡ vướng pháp lýThị trường bất động sản vào giai đoạn thoái trào?Thị trường bất động sản “ngủ đông”
Theo Nhịp sống thị trường, thanh khoản nhà đất trên thị trường sơ cấp và thứ cấp đã trầm lắng kể từ khi có động thái siết vốn với bất động sản vào đầu quý 2. Bên cạnh đó, dòng tiền trên thị trường bất động sản yếu dần, và các dòng vốn đầu tư tài sản cũng có dấu hiệu phòng thủ.
“Ngân hàng ngại cho vay vì tín dụng bị thắt chặt, điều này ảnh hưởng tới những nhà phát triển dự án và người mua ở thị trường sơ cấp. Trong khi đó, đây là đòn giáng mạnh vào các nhà đầu tư và nhóm đầu cơ bất động sản trên thị trường thứ cấp. Nhóm này có thể sẽ phải xả hàng giảm giá mạnh nếu không đứng vững được”, theo nhận định của ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao của GIBC.
Thực tế cho thấy, dữ liệu của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đưa ra gần đây cho thấy lượng giao dịch của thị trường và tỷ lệ hấp thụ quý 3 giảm hơn 50% so với cùng kỳ khi chỉ đạt 33,5% và giảm mạnh so với hồi đầu năm. Nhà đầu tư dự trong những quyết định đầu tư vì dòng vốn BĐS gặp khó và lãi suất tăng. Hàng loạt diễn biến kể trên đã khiến người ta nghi ngờ rằng có phải thị trường đang ở giai đoạn suy thoái?
Chủ đầu tư BĐS hỗ trợ lãi suất cho khách để bán hàng: Nước đi khôn ngoan
Để kích cầu, nhiều chủ đầu tư BĐS đã dùng “chiêu” đánh thẳng vào túi tiền của khách hàng. Theo đó, họ hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho khách hàng mua nhà. Thậm chí, hỗ trợ lãi suất 0% trong 1-2 năm. Đây được đánh giá là nước đi khôn ngoan của các chủ đầu tư trong thời điểm lãi suất ngân hàng tăng phi mã.Thị trường BĐS dự báo khó khăn, doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tự cứu mình
Về giải pháp cho thị trường bất động sản, TS Đinh Thế Hiển cho rằng nếu không làm sạch nhóm làm sai pháp lý thì đó không phải là giải pháp thực sự cho thị trường bất động sản. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tái cấu trúc hoạt động kinh doanh để tự “cứu mình”.Thị trường BĐS biến động, nhà đầu tư "khôn ngoan" sẽ hành động ra sao?
Thị trường bất động sản nhiều khu vực đã giảm sâu. Nhưng các nhà đầu tư giữ tiền mặt thời điểm này có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất và tiếp tục chờ thị trường có mức giá hời hơn.Nhiều người nhận thấy một số nét tương đồng nếu so sánh thời điểm này với giai đoạn đóng băng gần nhất của thị trường bất động sản 2008-2012. Khi đó, dư nợ bất động sản và nợ xấu của nhiều doanh nghiệp BĐS tăng mạnh, lạm phát tăng cao buộc NHNN phải thắt chặt tiền tệ, khiến tồn kho bất động sản đạt mức 100.000 tỷ đồng. Vào năm 2012, thị trường mới có chuyển biến tích cực khi nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ và những gói kích cầu kinh tế để thu hút vốn và tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
Cơ hội
Vẫn có thể nhận ra những thời điểm thị trường lắng xuống như hiện tại là cơ hội để tích lũy tài sản và đầu tư trong dài hạn.Thị trường bất động sản dần ấm trở lại vào năm 2013-2014, có xu hướng đi lên mạnh mẽ. Sau đó, trong nhiều năm, giá bất động sản cũng tăng trưởng bền vững trong đó có sự bùng nổ của phân khúc BĐS nghỉ dưỡng và cao cấp.
Có thể nói, người dân có nhu cầu ở thực và nhà đầu tư dễ dàng mua được bất động sản giá trị thực chỉ trong những thời điểm thị trường trầm lắng như vậy.
Giá bất động sản hiện đã chững lại, những hiện tượng sốt đất và đầu cơ cũng biến mất. Nhiều dự án đã áp dụng chính sách chiết khấu giảm giá mạnh cũng như cam kết mua lại để có thanh khoản. Nhà đầu tư có tâm lý chung là nghe ngóng tình hình và do dự khi tín dụng bị siết và lãi suất tăng.
Đáng chú ý, năm nay, bất động sản vẫn có những yếu tố khả quan về đầu tư công. Trong quý 3, đầu tư công được triển khai mạnh mẽ với tổng vốn đầu tư 833,8 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ.