Thế Giới Di Động giảm lợi nhuận tháng 10, ghi nhận tăng trưởng âm
Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã công bố kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2022.
Cụ thể, doanh thu lũy kế 10 tháng đầu năm là 113.712 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm đi 2% xuống 3.839 tỷ đồng. Trước đó, lũy kế 9 tháng đầu năm ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng 4% so với cùng kỳ.
Tính riêng tháng 10/2022, doanh thu của Thế Giới Di Động đạt 10.896 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 356 tỷ đồng, như vậy đã giảm lần lượt là 10,6% và 37% so với tháng 10 năm ngoái.
Chỉ tiêu doanh thu đạt 81%, còn chỉ tiêu lợi nhuận đã đạt 60% so với kế hoạch cả năm 2022. Tại cuộc họp tổng kết quý III vừa qua, Chủ tịch Thế Giới Di Động - Ông Nguyễn Đức Tài cho biết, chỉ tiêu doanh thu trong năm 2022 có thể hoàn thành, tuy nhiên chỉ tiêu về lợi nhuận thì khó và dự kiến giảm đi 10% so với năm ngoái. Có nghĩa là Thế Giới Di Động trong năm 2022 sẽ tăng trưởng lùi.
Cổ phiếu giảm 50% sau hơn 2 tháng, vốn hóa "bốc hơi" 2,2 tỷ USD, điều gì đang xảy ra với Thế Giới Di Động?
Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, thị giá cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động đã "bốc hơi" gần 50%, tương ứng vốn hóa thị trường bị thổi bay gần 53.000 tỷ đồng (~2,2 tỷ USD).Hoạt động tài chính từng là "nghề tay trái hái ra tiền" nay trở thành “gánh nặng” của Thế giới Di động, FPT Retail…
Từng đóng góp doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, hoạt động tài chính doanh nghiệp tại nhiều công ty lớn đã không còn hiệu quả. Thậm chí "ăn mòn" lợi nhuận kinh doanh bất chấp doanh nghiệp đã thực hiện tái cấu trúc.CFO Thế Giới Di Động: Doanh nghiệp đã tất toán sạch khoản vay trái phiếu, không có khó khăn về tài chính
Theo vị Giám đốc Tài chính của Thế Giới Di Động, công ty có mối quan hệ rất tốt với các ngân hàng và hiện đang làm việc với hầu hết các ngân hàng Việt Nam và thế giới. Với mối quan hệ này, CFO của MWG khẳng định, doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ không gặp bất kỳ khó khăn gì về dòng tiền.Cơ cấu về doanh thu trong mảng điện thoại (bao gồm Thế Giới Di Động và TopZone) sẽ đóng góp về 30.300 tỷ đồng. Mảng điện máy cũng đóng góp 59.300 tỷ đồng, tổng chiếm đến 79% doanh số.
Tính riêng tháng 10 năm nay, doanh thu Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đã giảm 18% so với cùng kỳ. Theo công ty, doanh số trong tháng 10 của Thế Giới Di Động khá khả quan, chủ yếu nhờ doanh số bán iPhone.
Tuy nhiên vì tình trạng đứt gãy cung ứng tại Trung Quốc nên lượng iPhone về Việt Nam chưa đủ phục vụ nhu cầu lớn của khách hàng. Do vậy doanh thu trong quý IV có thể thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu, trước bối cảnh nhu cầu điện máy đang chậm lại, nhiều nhà bán lẻ thận trọng hơn.
Chuỗi Bách Hóa Xanh đã đem về cho công ty 22.300 tỷ đồng doanh thu, tương đương 19,6%. Phần còn lại tới từ những mảng kinh doanh khác. So với 10 tháng đầu năm 2021, doanh thu của Bách Hóa Xanh đã giảm 9%, tuy nhiên tính riêng tháng 10/2022 thì doanh số tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bách Hóa Xanh đạt được mức doanh thu bình quân là 1,37 tỷ đồng/cửa hàng. Tuy doanh thu đang đi ngang nhưng công ty cho biết lượng khách hàng mua sắm tại chuỗi siêu thị vẫn tiếp tục tăng trưởng bình quân 2% so với tháng trước đó.
Điều này là vì xu hướng downtrading (người tiêu dùng lựa chọn mua hàng phân khúc giá thấp hơn), ảnh hưởng từ những yếu tố vĩ mô. Như vậy khi xu hướng mua sắm trở lại, dự kiến doanh thu trên các cửa hàng Bách Hóa Xanh sẽ có sức bật lớn.
Về mảng bán hàng online, doanh thu của Thế Giới Di Động lũy kế 10 tháng tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 14% tổng doanh thu của Thế Giới Di Động. Tỷ trọng đóng góp của chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh là 17%, còn Bách Hóa Xanh là 3%.