meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thấy gì từ việc các ông lớn bất động sản nợ thuế khủng?

Thứ bảy, 14/01/2023-14:01
Theo chuyên gia, những con số nợ thuế hàng trăm tỷ của các doanh nghiệp bất động sản đang phản ánh khó khăn cực điểm mà các doanh nghiệp đang phải gánh chịu từ việc nguồn vốn gần như bị cắt đứt và thanh khoản ở một số khu vực gần như bị đóng băng.

Nhiều ông lớn BĐS vướng nợ “đầm đìa”

Mới đây, tại buổi Tổng kết công tác thuế năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế 2023, Cục Thuế TP.HCM đã công bố danh sách hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn. Điều đặc biệt, các tập đoàn có thời gian dài nợ thuế lại là những cái tên quen thuộc trong lĩnh vực bất động sản như Tập đoàn Đất Xanh, Tân Hoàng Minh, Hưng Thịnh Land…

Cụ thể, tính đến 30/11/2022, tổng số tiền thuế nợ của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM là hơn 43.900 tỷ đồng, tăng 4.622 tỷ đồng, tương ứng 11,76% so với cuối năm 2021.

Đáng chú ý, trong danh sách các doanh nghiệp nợ thuế tại TP.HCM lại có mặt của hàng loạt ông lớn bất động sản. Trong đó, nổi bật nhất là Công ty Thế kỷ 21 nợ gần 6.100 tỷ đồng và Công ty Thuận Việt nợ gần 2.680 tỷ đồng. Một số công ty bất động sản khác cũng đang nợ thuế cũng được gọi tên như Công ty Phát triển và Kinh doanh Nhà (TP.Thủ Đức) nợ 442 tỷ đồng, Tập đoàn Đất Xanh (Bình Thạnh) nợ 185 tỷ đồng, khách sạn Tân Hoàng Minh (Quận 1) nợ 160 tỷ đồng, Công ty Quốc Lộc Phát (TP.Thủ Đức) nợ 147 tỷ đồng, Tổng công ty đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (TP.Thủ Đức) nợ 106 tỷ đồng…

anh-thue-1-1673449527.jpg
Các tập đoàn có thời gian dài nợ thuế lại là những cái tên quen thuộc trong lĩnh vực bất động.

Không chỉ riêng TP.HCM, báo cáo chung cũng cho thấy, trên cả nước tính đến hết ngày 11/2022, tổng số tiền nợ ngành thuế quản lý là hơn 126.640 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2021. Trong kỳ đăng công khai tháng 11/2022 vừa qua, Cục Thuế TP.Hà Nội cũng nêu tên các doanh nghiệp nợ thuế lớn là các “ông lớn” bất động sản như Công ty Cổ phần thương mại Ngôi nhà mới nợ hơn 28 tỷ đồng; Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội (HANHUD) nợ khoảng 16 tỷ đồng…

Để đôn đốc các khoản nợ thuế, Cục thuế tại các địa phương cũng đã đẩy mạnh biện pháp công khai thông tin người nợ thuế, thực hiện cưỡng chế thuế đúng thời hạn. Đồng thời, thực hiện các biện pháp được pháp luật cho phép để xử lý nợ thuế, trong đó có kiến nghị cơ quan liên quan tạm hoãn xuất cảnh.

Tuy nhiên, việc thu thuế phí từ các doanh nghiệp bất động sản đang có dấu hiệu chững lại, sụt giảm qua các tháng cuối năm. Không chỉ thuế cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản giảm mà thu lệ phí trước bạ từ nhà đất cũng đang sụt giảm mạnh. Điều này cũng đang phản ánh đúng thực tế tình trạng giao dịch của thị trường bất động sản trong thời gian qua. Các doanh nghiệp cũng hầu như không có bất động sản mới nào được bàn giao, nhiều dự án dở dang khi nguồn vốn từ ngân hàng, cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp đều khó khăn.

Con số phản ánh "sức khỏe" của doanh nghiệp

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, ngành bất động sản đang vướng phải một số khó khăn, mà khó khăn nhất chính là vướng về cơ chế. Hiện nay, một số quy định pháp luật trong các lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đất đai, đầu tư… còn chồng chéo, bất cập gây cản trở trong triển khai thực hiện dự án.

“Các doanh nghiệp bất động sản cũng “kêu cứu” rất nhiều về các vướng mắc pháp lý liên quan đến đất đai như tiền việc tính toán tiền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng….

Tất nhiên không thể không nhắc đến những khó khăn về khan hiếm nguồn lực tài chính do khó tiếp cận tín dụng, khó khăn phát hành trái phiếu, áp lực đáo hạn trái phiếu. Những khó khăn này cũng đã được Tổ công tác của Chính Phủ nhìn nhận khá rõ ràng. Và có lẽ ngành bất động sản đang thực sự cần được cấp cứu” - Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định.

anh-5-1673449969.jpeg
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho rằng, nợ thuế là dấu hiệu phản ánh sức khỏe của doanh nghiệp. Bởi nợ thuế cũng chính là hệ quả khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, doanh thu sụt giảm… kể cả khi đã sử dụng tất cả các biện pháp, kể cả chiết khấu sản phẩm ở mức 40-50%, thậm chí cắt giảm nhân sự.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Vũ Ngọc Chi - Công ty Luật Tam Anh cho rằng, những doanh nghiệp mà bị cơ quan thuế công khai số nợ đều là nợ trên 90 ngày và thuộc diện khó đòi. Đa phần, trước khi công bố thông tin, cơ quan thuế đều đã thực hiện các biện pháp cứng rắn như cưỡng chế tài khoản ngân hàng, cưỡng chế hóa đơn, tuy nhiên thực trạng chây ỳ nợ vẫn diễn ra từ năm này qua năm khác.

Về nguyên tắc, chủ đầu tư có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc nợ thuế của các chủ đầu tư, tiền thuê đất gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khách hàng mua nhà tại dự án. Điều bấp cập nhất là chính những người mua nhà đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với chủ đầu tư nhưng do các chủ đầu tư nợ thuế nên các dự án không được xem xét cấp sổ đỏ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng.

Luật sư Chi cũng cho biết, các chủ đầu tư quá hạn nộp thuế sẽ phải chịu mức phạt tùy theo từng loại thuế, phí và thời điểm vi phạm sẽ dao động từ 0,03-0,07%/ngày. Đồng thời cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế khác theo quy định như trích tiền từ tài khoản, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Song, có thể các trường hợp pháp nhân lập ra để thực hiện dự án không còn tiền trong tài khoản, không chịu hợp tác nên số tiền bị cộng dồn qua nhiều năm.

Tại Điều 200 BLHS 2015 quy định, đối với pháp nhân thương mại, tội phạm trốn thuế phạt tiền từ 3-10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 6 tháng-3 năm và cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong mộ lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn từ 1-3 năm.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, việc cưỡng chế với các chủ đầu tư "chây ỳ" nợ thuế có thể xem xét đến các phương thức như thu tiền; cưỡng chế tài sản do cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ; hay kê biên tài sản, bán đấu giá để thu hồi nợ.

Minh Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Người dân đối mặt với vòng xoáy giá nhà cho thuê tăng mạnh

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Tin mới cập nhật

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

18 giờ trước

Hà Nội: Người dân đối mặt với vòng xoáy giá nhà cho thuê tăng mạnh

18 giờ trước

Đủ chiêu giảm giá nhà của các chủ đầu tư dịp cận Tết

18 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

18 giờ trước

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

18 giờ trước