meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thấy gì qua con số 14 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022?

Chủ nhật, 03/07/2022-07:07
Theo công bố mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đạt được hơn 14 tỷ USD từ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong vòng 6 tháng đầu năm 2022.

Việt Nam thu hút nguồn vốn FDI trong nửa đầu năm 2022

Số liệu thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài tính đến ngày 20/6, tổng số vốn đăng ký cấp mới, vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14,03 tỷ USD, bằng 91,1% (tức giảm gần 9%) so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, đã có 752 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký hơn 4,94 tỷ USD, ghi nhận giảm 48,2%. Ngoài ra, có 487 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 6,82 tỷ USD, tăng 65,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nửa đầu năm cũng có 1.707 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 2,27 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng thời điểm một năm trước đó.


Việt Nam thu hút nguồn vốn FDI trong nửa đầu năm 2022
Việt Nam thu hút nguồn vốn FDI trong nửa đầu năm 2022

Cục Đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, mặc dù vốn đăng ký mới vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau giai đoạn giãn cách xã hội của đại dịch COVID - 19 vào năm 2021, nhưng tổng số vốn điều chỉnh, góp vốn và mua cổ phần đã tiếp tục tăng mạnh lần lượt ở mức 65,6% và 41,4%.

Trong sáu tháng đầu năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, lĩnh vực bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đạt trên 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Về đối tác đầu tư nước ngoài, đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 4,1 tỷ USD, chiếm 29,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với hơn 2,66 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư.

Nhận định về các dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) trong năm nay, ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính, cho rằng nguồn vốn FDI vào các khu công nghiệp, mua nhà xưởng tiếp tục là “điểm sáng” có đà để ngày càng phát triển.

Chưa thực sự thu hút nhà đầu tư ngoài khu vực châu Á

Bức tranh BĐS của Việt Nam trên bản đồ đầu tư thế giới vẫn còn nhỏ bé, đặc biệt là đặt trong bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều bất ổn. Nhưng nước ta vẫn được coi là đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong cùng khu vực Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore hay Hồng Kông.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam (VAFIE), bởi Việt Nam nằm gần các quốc gia Đông và Đông Nam Á có sự gần gũi, quen thuộc về phong tục và văn hóa nên thu hút dòng vốn từ các khu vực này cao hơn. 

Tại hội thảo "Dòng tiền và xu thế bất động sản cuối năm 2022", TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cũng chia sẻ: “Đặt trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và mật độ đầu tư trong nước họ quá dày thì việc đầu tư ra nước ngoài là cần thiết và Việt Nam được xem là một trong những điểm sáng nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. 


Việt Nam được coi là “điểm nóng” của các nhà đầu tư cùng khu vực như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,...
Việt Nam được coi là “điểm nóng” của các nhà đầu tư cùng khu vực như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,...

Mặt khác, Việt Nam vẫn chưa thực sự thu hút các “ông lớn” đầu tư đến từ Mỹ và các nước châu Au như Đức, Pháp, Anh bởi những hạn chế trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thủ tục hành chính, chính sách còn nhiều bất cập, chưa theo kịp thực tiễn,... 

Khi doanh nghiệp nước ngoài còn “e ngại” trước những vấn đề liên quan đến ban hành chính sách tại nước ta, đây sẽ là rào cản đối với Việt Nam trong việc thu hút nhà đầu tư nhằm đạt được mục tiêu trở thành nước thu hút vốn FDI đứng thứ hai trong khu vực ASEAN.

Trong cuộc gặp mặt với Chủ tịch tập đoàn toàn cầu Pacific Land Patrick McKillen, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ quan điểm, hiện Việt Nam được đánh giá là quốc gia thành công trong việc thu hút vốn FDI và dần chuyển trọng tâm chiến lược sang các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, ứng dụng công nghệ cao và chú trọng đến lĩnh vực BĐS, đặc biệt là BĐS công nghiệp. 

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra như trên, cần phải có những giải pháp thiết thực nhằm giúp nhà đầu tư không gặp mơ hồ với chính sách ban hành, duy trì “sức sống” cho chính sách lâu dài và ổn định.

Duy trì “sức sống lâu dài” cho chính sách ban hành lĩnh vực BĐS

Một phần không nhỏ khiến chính sách, văn bản pháp luật vẫn còn tương đối mơ hồ với một bộ phận nhà đầu tư nước ngoài nằm ở tiến độ ban hành còn chậm và không theo kịp thực tiễn. Theo thống kê ghi nhận được, trung bình mỗi luật sẽ kéo theo gần bảy nghị định và 26 thông tư để đi được vào thực thi.

Đa phần nhà đầu tư đều thể hiện sự ủng hộ với tinh thần cải cách mà các bộ luật gần đây đang hướng tới. Tuy nhiên, các quy định vẫn gặp phải nhiều ý kiến trái chiều khi nhiều nghị định khi được ban hành không lâu đã vấp phải phản ứng có phần tiêu cực của cộng đồng doanh nghiệp.

Kết quả là, các địa phương thường phải xin hướng dẫn thực hiện các thông tư ban hành trong khi các doanh nghiệp cần tìm đến các đơn vị tư vấn chính sách và pháp lý uy tín để nhận được sự giải đáp, làm rõ các “điểm mờ” trong công văn, hướng dẫn.


Duy trì “sức sống lâu dài” cho chính sách ban hành trong lĩnh vực BĐS
Duy trì “sức sống lâu dài” cho chính sách ban hành trong lĩnh vực BĐS

Đánh giá từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nguyên nhân một phần cũng bởi quy trình ban hành thông tư chủ yếu thực hiện giữa các đơn vị chuyên môn của bộ, còn chưa được rõ ràng so với quy trình ban hành nghị định, luật và các pháp lệnh.

Để được coi là một chính sách hiệu quả cần có sự đồng thuận cao của các bên liên quan, được đánh giá, tác động đầy đủ cũng như có sự tính toán kỹ lưỡng về chi phí thực thi và tuân thủ. 

Thể theo quy định, các bộ ngành đều lấy ý kiến các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách. Nhưng đứng trước thực trạng các doanh nghiệp thường chỉ có cơ hội góp ý phiên bản đầu, cần có cơ chế giải trình, giám sát cụ thể để nắm bắt được việc tiếp thu các ý kiến xác đáng nhất.

Cũng chia sẻ trong Hội thảo “Dòng tiền và xu thế bất động sản cuối năm 2022”, PGS.TS Trần Đình Thiên - Chuyên gia kinh tế, Thành viên tổ tư vấn Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, Việt Nam đã trụ hạng rất tốt trong hai năm vừa rồi nhưng vẫn có bài học cần phải rút kinh nghiệm.

Một trong số đó là bài học về ban hành chính sách trong lĩnh vực BĐS, Chính phủ cần có bản lĩnh, cần biết lựa chọn chính sách linh hoạt, không nên thay đổi quá nhiều nhưng cũng không nên duy trì chính sách một cách cứng nhắc. Việc điều hành vì thế cũng cần có bản lĩnh và năng lực, “Dĩ bất biến - ứng vạn biến”, nhạy bén, quyết đoán và quyết liệt trong hành động.

Trong thời gian gần đây, Bộ Tư pháp đã thể hiện sự chủ động của một cơ quan quản lý trong việc nâng cao tính minh bạch của quá trình xây dựng pháp luật bằng việc chủ trì hội nghị triển khai đề án tổ chức truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội. Trước đó, Cổng thông tin Xây dựng chính sách pháp luật của chính phủ chính thức khai trương.

Những động thái trên phần nào đã thúc đẩy sự tương tác giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan chủ trì ban hành chính sách nhằm cải thiện môi trường pháp lý của Việt Nam.

Dù vậy, để ngày càng hoàn thiện, nâng cao chất lượng chính sách cần có cách tiếp cận phù hợp hơn trong công tác quản lý: từ kiểm soát sang điều tiết; từ xin - cho sang hỗ trợ. Sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam sẽ kéo theo khối lượng công việc không hề nhỏ nhằm hoàn thiện các hành lang chính sách lâu dài và bền vững.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Sàn thương mại điện tử xuất hóa đơn giúp minh bạch quản lý thuế, chống gian lận

Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 “biến mất”: Đề xuất ưu tiên mở rộng loại đất làm nhà ở bình dân

Xu hướng tái sử dụng đồ cũ hoặc “săn” hàng giảm giá để tiết kiệm chi tiêu trong mùa Giáng sinh

Mức giá cho thuê NOXH tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai chênh lệch như thế nào?

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

22 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

22 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

22 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

22 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước