Thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt kỷ lục, lần đầu vượt 100 tỷ USD trong tháng 7
BÀI LIÊN QUAN
Thế giới "đau đầu" nghĩ cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm của Trung QuốcGiá cả hàng hóa toàn cầu chịu sức ép lớn vì tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm điNgân hàng Trung Quốc gặp khủng hoảng khi xảy ra vụ lừa đảo hàng tỷ USD tiền gửi của kháchTheo VnExpress, so với cùng kỳ năm trước, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng lên 44%. Xuất khẩu tháng qua đã tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021, tốc độ tăng trưởng tháng 7 đã đạt mức mạnh nhất từ đầu năm đến nay, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc.
Con số này cũng cao hơn hẳn so với những thăm các nhà phân tích của Reuters với mức 15%. Trong khi đó, sản lượng nhập khẩu đã tăng thêm 2,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với kỳ vọng và phản ánh nhu cầu trong nước còn yếu.
"Dữ liệu thương mại hàng tháng cho thấy, các nhà máy của Trung Quốc tiếp tục hồi phục mạnh mẽ sau làn sóng Omicron mới nhất", theo David Chao, chiến lược gia thị trường toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình dương tại Invesco.
Theo ông, bất chấp nhu cầu trên toàn thế giới đang giảm đi, đà xuất khẩu chủ yếu được thúc đẩy bởi việc bình thường hóa các hoạt động sản xuất ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử trong đó có cả Thượng Hải và một phần của tỉnh Giang Tô, Chiết Giang.
Bên cạnh đó, nhu cầu mạnh mẽ đến từ Đông Nam Á, châu Âu và Nga đều đang hỗ trợ để gia tăng sản xuất. Xuất khẩu từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, Liên minh châu Âu và Nga đã tăng lên lần lượt là 34%, 23% và 22% trong tháng 7.
Theo Larry Hu, Kinh tế trưởng về Trung Quốc của Macquarie Capital cho biết, đồng nhân dân tệ yếu hơn và giá xuất khẩu tăng đã góp phần thúc đẩy cho đà tăng trưởng. Hiện tại, đồng Nhân dân tệ đã giảm khoảng 6% so với đồng USD trong năm nay. Đồng tiền yếu thường có lợi cho xuất khẩu bởi hàng hóa sẽ rẻ hơn so với những mặt hàng được định giá bằng những đồng tiền mạnh.
Ông Larry Hu cũng chỉ ra rằng, lạm phát giá xuất khẩu phần lớn của Trung Quốc phần lớn tương ứng với lạm phát của Mỹ. "Trong tháng bảy, khoảng một nửa mức tăng trưởng xuất khẩu có thể do tác động đến từ giá cả", ông nói.
Khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực xuất khẩu đã tạo động lực cho nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh hàng loạt thách thức khác hiện diện như việc phong tỏa phòng chống dịch bệnh, tiêu dùng yếu và thị trường nhà ở đang ngày càng lao dốc.
Xuất khẩu đã chiếm 0,9 điểm phần trăm, tương đương hơn một phần ba, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2021 này. Ngành này cũng chính là chìa khóa thị trường việc làm của nền kinh tế thứ hai thế giới vì đã tuyển dụng hơn 180 triệu người vào năm 2021, tức là khoảng một phần tư lực lượng lao động của Trung Quốc.
"Tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ tiếp tục góp phần giúp nền kinh tế Trung Quốc trong một năm khó khăn", theo nhận định của Zhiwei Zhang, Chủ tịch kiêm nhà kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management.
Dù vậy, nhu cầu nước ngoài dần hạ nhiệt cùng với những đợt phong tỏa mới vẫn ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của Trung Quốc. Nhiều khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% của chính phủ Trung Quốc trong năm nay.
"Sau một thời gian đặc biệt mạnh mẽ, doanh số bán lẻ ở các nền kinh tế tiên tiến đã trở lại xu hướng trước khi xuất hiện đại dịch", theo Julian Evans-Pritchard, Nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics.
Lạm phát tăng cao cùng với lãi suất tăng có nghĩa là nhu cầu đối với hàng tiêu dùng có khả năng suy yếu hơn nữa ở nhiều quốc gia trên thế giới. "Chúng tôi nghĩ rằng việc hạ nhiệt nhu cầu sẽ sớm làm giảm sự bùng nổ xuất khẩu của Trung Quốc", vị chuyên gia này nói thêm.