Tất cả 308 vại nước trong Tử Cấm Thành đều có một vết đao: Nguyên nhân thực sự là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Tử Cấm Thành có một căn phòng quanh năm u ám, lạnh lẽo: Oán khí linh hồn hay bí ẩn gì khác?Giải mã Tử Cấm Thành hơn 600 năm chưa một lần ngập lụt: Nguyên nhân đến từ viên gạch xanh thần kỳNgười Việt và những phát minh, công trình khiến thế giới phải ngả mũ thán phục: Tử Cấm Thành cũng có liên quan?Trong suốt hơn 2000 năm chiều dài lịch sử phong kiến của Trung Quốc đã trải qua rất nhiều đời hoàng đế. Hầu như ai cũng tự xây dựng cho mình một cung điện nguy nga, tráng lệ, lộng lẫy trong thời gian tại vị của mình. Điển hình, thời Tần có cung Hàm Dương, cung A Phòng, thời Tây Hán có cung Vị Ương, đến thời Minh còn có cung Đại Minh nổi danh thiên hạ.
Thế nhưng cho tới tận ngày nay, cung điện hoàng gia nổi tiếng nhất Trung Quốc chính là Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung, tọa lạc tại vị trí đắc địa nhất ở thủ đô Bắc Kinh. Tử Cấm Thành được xây dựng trong suốt 12 năm dưới triều Minh. Công trình kiến trúc này vô cùng lớn, với tổng diện tích lên tới 720.000 m2, gồm 800 cung và 9999 gian phòng.
Những ai đã từng có dịp đặt chân đến Tử Cấm Thành sẽ thấy một điều vô cùng thú vị. Nơi đây có rất nhiều vại lớn bằng kim loại đặt ở các sân. Nhiều người thắc mắc rằng, công dụng thực sự của những chiếc vại này là gì? Dùng để trang trí hay có mục đích gì khác?
Tại sao 308 vại nước trong Tử Cấm Thành đều có một vết đao?
Vại nước ở trong Tử Cấm Thành có rất nhiều loại khác nhau. Có loại mạ vàng, có loại mạ đồng nhưng lại có loại mạ sắt. Mỗi chất liệu khác nhau sẽ phản ánh thời điểm mà chiếc vại nước đó ra đời. Trong đó, những chiếc vại bằng sắt được đúc vào thời nhà Minh, những chiếc vại được mạ vàng và đồng thì ra đời vào thời nhà Thanh.
Được sản xuất vào thời gian khác nhau nên kiểu dáng của những chiếc vại nước này cũng có sự thay đổi. Theo đó, những chiếc vại đúc vào thời nhà Minh sẽ có vòng sắt ở hai tai, nhìn vô cùng giản dị. Thời nhà Thanh, những chiếc vòng sắt được thay thế bằng họa tiết mặt thú, tạo ra cảm giác sang trọng và uy nghiêm.
Để có thể làm ra những chiếc vại mạ vàng vô cùng tốn kém. Thực tế, những chiếc vại này được làm bằng đồng, sau đó dát vàng lên trên bề mặt. Theo như ghi chép trong sử sách, ở thời vua Càn Long thì một khối vại mạ vàng có đường kính khoảng 1,66m, nặng khoảng 1696 kg. Để tạo ra một chiếc vại nước mạ vàng như thế cần đến số tiền là 1500 lượng bạc.
Đáng chú ý, bên trong Tử Cấm Thành có tổng cộng 308 vại nước, những chiếc vại mạ vàng chỉ còn lại 18 vại. Những chiếc vại này thường được đặt ở hai bên sảnh chính như sảnh ở Điện Thái Hòa, sảnh Điện Bảo Hòa và phía trước bức tường đỏ ở bên ngoài Càn Thanh Môn.
Những chiếc vại này để đựng nước với mục đích ban đầu là để chữa cháy. Theo đó, những chiếc vại được đổ đầy nước. Nếu đám cháy lan ra, nước trong vại sẽ được lấp ra để dập lửa. Những chiếc vại nước đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi chuyện hỏa hoạn ở Tử Cấm Thành thường xuyên xảy ra.
Đến những năm 1900, Liên quân tám nước đã đến cướp bóc Tử Cấm Thành. Thực tế, bọn trộm này muốn lấy đi những chiếc vại bằng đồng mạ vàng ở chính điện. Tuy nhiên, những chiếc vại này quá nặng nên chúng không thể mang đi. Để xả tức, những kẻ này sau đó đã dùng dao cạo lớp vàng mạ trên vại để phá hoại. Vì thế mà cho đến tận ngày nay, khách tham quan đến Tử Cấm Thành sẽ thấy rất nhiều vết dao trên những vại nước mạ vàng.
Tại sao hơn 600 năm những vại nước này chưa một lần đóng băng?
Tử Cấm Thành tọa lạc tại thủ đô Bắc Kinh. Mỗi khi mùa đông đến, nhiệt độ nơi đây thường xuyên xuống dưới âm độ. Tình trạng này khiến cho nhiều sông ngòi đều bị đóng băng. Những chiếc vại nước ở Tử Cấm Thành khi đặt ở ngoài trời, nước bên trong cũng không thoát khỏi được tình trạng đóng băng và mất đi tác dụng phòng cháy chữa cháy.
Điều đáng ngạc nhiên ở chỗ, những vại nước này dù đã trải qua hơn 600 năm lịch sử vẫn chưa một lần đóng băng. Nguyên nhân là do đâu? Thực tế, mỗi khi đến đợt tuyết rơi đầu tiên sau Tết âm lịch, khi nhiệt độ ở Bắc Kinh hạ xuống rất thấp thì các thái giám ở trong cung sẽ phủ bên ngoài những vại nước này một lớp bông được làm riêng. Lớp bông này sẽ có tác dụng giữ nhiệt và những chiếc nắp của vại nước cũng sẽ được đậy kín.
Tuy nhiên, cách này không thể ngăn cản hoàn toàn việc nước trong vại bị đóng băng. Nhất là thời điểm mùa đông giá rét, những lớp bông mỏng manh này sẽ không có tác dụng gì. Do đó, những người thợ thủ công đã khi ra một biện pháp thông minh khi chế tạo vại nước.
Cụ thể, những người thợ đã đặt xuống dưới đáy trong quá trình chế tạo vại nước một bệ đá rỗng. Trong những ngày bình thường, những chiếc vại nước trong Tử Cấm Thành sẽ được đặt trực tiếp lên trên bệ đá. Khi tới mùa đông, các thái giám sẽ tiến hành châm thêm lửa than vào miệng bệ đá, lửa than này sẽ có tác dụng giữ nhiệt, ngăn nước ở trong vại đóng băng.
Và cứ thế, trong một khoảng thời gian nhất định sẽ có thái giám hoặc cung nữ tới châm thêm lửa than, giúp nước trong lu không bao giờ đóng băng, có thể dập lửa bất cứ khi nào. Bên cạnh đó, sau tiết Kinh Trập mùa xuân (ngày 5 hoặc 6 tháng Ba), khi nhiệt độ đã dần tăng lên, mọi người mới bắt đầu tắt lửa than trong bệ đá.