meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tập đoàn Kido (KDC) bán toàn bộ 28,1 triệu cổ phiếu quỹ từ 26/7, bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Thứ sáu, 15/07/2022-23:07
Chốt phiên 14/7, cổ phiếu KDC của Kido giao dịch ở mức giá 61.400 đồng/cổ phiếu. Tính từ cuối tháng 6, mức giá này đã giảm 9%. Nếu như tính tạm ở vùng giá này, sau khi bán thành công cổ phiếu Kido có thể thu về 1.725 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. 

Giá không thấp hơn 60.000 đồng/cổ phiếu

Mới đây, Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) đã công bố bán toàn bộ 28,1 triệu cổ phiếu quỹ trong khoảng thời gian từ ngày 26/7 đến ngày 24/8. Tại phiên giao dịch, giá bán của số cổ phiếu này sẽ theo giá thị trường nhưng chắc chắn sẽ không 60.000/cổ phiếu.

Chốt phiên 14/7, cổ phiếu KDC của Kido giao dịch ở mức giá 61.400 đồng/cổ phiếu. Tính từ cuối tháng 6, mức giá này đã giảm 9%. Nếu như tính tạm ở vùng giá này, sau khi bán thành công cổ phiếu Kido có thể thu về 1.725 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. 

Vào giai đoạn 2014-2015, Kido đã bỏ ra khoảng 1.959 tỷ đồng để mua vào gần 51 triệu cổ phiếu quỹ. Mới cuối năm vừa qua, tập đoàn này đã chi ra gần 23 triệu đơn vị để thưởng cho các cổ đông hiện hữu. Đặc biệt nhất cho đến mới đây, Kido gây chú ý khi công bố quyết định HĐQT về việc tăng vốn cho Công ty TNHH Thực phẩm đông lạnh Kido (KDF) thông qua việc huy động phần vốn góp từ các nhà đầu tư cá nhân độc lập khác đồng thời thực hiện cổ phần hóa công ty này. 


Mới đây, Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) đã công bố bán toàn bộ 28,1 triệu cổ phiếu quỹ trong khoảng thời gian từ ngày 26/7 đến ngày 24/8
Mới đây, Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) đã công bố bán toàn bộ 28,1 triệu cổ phiếu quỹ trong khoảng thời gian từ ngày 26/7 đến ngày 24/8

Cụ thể, KDF sẽ tăng vốn từ 541,6 tỷ đồng lên mức 741,6 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ sở hữu của tập đoàn cũng sẽ giảm từ 100% xuống 73%. Trước đó, vào năm 2020, Kido đã thực hiện việc phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện việc hoán đổi cổ phiếu KDF. Sau động thái này, Kido đã sở hữu 100% cổ phần của KDF. Đồng thời, KDF cũng hủy đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM.

Đáng chú ý, Dầu thực vật Tường An (HoSE: TAC) - một công ty con khác của Tập đoàn Kido vừa mới hủy niêm yết cổ phiếu. Đồng thời, đơn vị này cũng cam kết thực hiện sữ mua lại cổ phiếu TAC từ các cổ đông hiện hữu trừ phần cổ phiếu thuộc sở hữu Vocarimex (UPCoM: VOC) – đơn vị thành viên khác của tập đoàn.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Kido cũng đã thống nhất phương án phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 10%. Đồng thời, tập đoàn cũng thống nhất việc phát hành ESOP (cổ phiếu thưởng) với tỷ lệ 4%. Đồng thời, HĐQT của Kido cũng xin chủ trương nâng chủ sở hữu tại Công ty Tường An (TAC) và VOC mà không cần chào mua công khai. 

Trước đó, vào tháng 11/2021, Tập đoàn cũng đã chính thức đấu giá thành công trọn lô 44 triệu cổ phiếu công ty Vocarimex (VOC). Sau động thái này, Kido đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 87,3%. Trong đó, hai thành viên nòng cốt của tập đoàn vẫn là VOC và KDC Nhà Bè. Cũng trong năm này, Kido còn cho ra mắt thương hiệu bánh kẹo tươi KIDO’s Bakery, đánh dấu sự quay lại của mảng bánh kẹo. Đồng thời, công ty cũng đưa chuỗi F&B Chuk Chuk chính thức vào hoạt động. Tính đến hết tháng 12 năm qua, chuỗi Chuk Chuk của Kido đã mở rộng hơn 30 cửa hàng tọa lạc tại TP.HCM.

Chú trọng vào việc phát triển nhiều ngành hàng quan trọng

Trong năm nay, Tập đoàn Kido đề ra kế hoạch phát triển cũng như mở rộng ngành hàng khô và lạnh. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tập trung vào việc phát triển sản phẩm cũng như ngành hàng mới trong mảng thực phẩm thiết yếu và mở rộng chuỗi F&B trên toàn quốc, định hướng để mở rộng phạm vi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. 


Đối với ngành hàng kem, Kido trong năm 2022 tiếp tục mở rộng thị trường, kênh phân phối; đồng thời tiếp cận các đối tượng khách hàng mới, gia tăng khoảng cách thị phần với các đối thủ
Đối với ngành hàng kem, Kido trong năm 2022 tiếp tục mở rộng thị trường, kênh phân phối; đồng thời tiếp cận các đối tượng khách hàng mới, gia tăng khoảng cách thị phần với các đối thủ

Về hoạt động kinh doanh, Tập đoàn Kido lên kế hoạch năm nay với nhiều con số đáng chú ý. Cụ thể, trong năm nay doanh thu của tập đoàn mục tiêu đạt 14.000 tỷ đồng, so với thực hiện năm 2021 đã tăng 33%. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế ước đạt 900 tỷ đồng, tăng 38% so với thực hiện năm trước. Trong quý đầu năm nay, doanh thu của Kido là 2.879 tỷ đồng. Với con số này, tập đoàn đã hoàn thành được 21% kế hoạch doanh thu của năm, so với cùng kỳ năm trước tăng 24%. Ngoài ra, lợi nhuận trước thuế cũng đã tăng 1,3% so với cùng kỳ và đạt 152 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 10% so với cùng kỳ và đạt 121 tỷ đồng. 

Theo nhiều chuyên gia, vào năm 2022 Việt Nam có khả năng phục hồi cao trở lại. Đặc biệt là khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, tỷ lệ tiêm chủng cũng được phủ rộng hầu hết trên khắp cả nước. Đặc biệt, biến chủng mới Omicron cũng không gây ra nhiều thiệt hại đối với nền kinh tế.

Về mục tiêu sản xuất kinh doanh cụ thể, Kido cho biết đối với mảng dầu ăn, trong năm nay tập đoàn sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng sản phẩm và nguyên liệu, đồng thời mở rộng một số ngành hàng dựa trên nền tảng cốt lõi. Đồng thời, tập đoàn cho biết sẽ thâm nhập sâu rộng vào thị trường Campuchia được đánh giá là khá tiềm năng…

Đối với ngành hàng kem, Kido trong năm 2022 tiếp tục mở rộng thị trường, kênh phân phối; đồng thời tiếp cận các đối tượng khách hàng mới, gia tăng khoảng cách thị phần với các đối thủ. Bên cạnh đó, KDC trong năm nay vẫn tiếp tục đầu tư xây dựng thị trường Take-Home và thị trường To-Go trong năm nay. Với ngành Snacking, trong năm 2022 Kido tiếp tục thực hiện, triển khai kế hoạch nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm cà phê rang xay đóng túi và cà phê đóng chai….


Về mục tiêu sản xuất kinh doanh cụ thể, Kido cho biết đối với mảng dầu ăn, trong năm nay tập đoàn sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng sản phẩm và nguyên liệu
Về mục tiêu sản xuất kinh doanh cụ thể, Kido cho biết đối với mảng dầu ăn, trong năm nay tập đoàn sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng sản phẩm và nguyên liệu

Bên cạnh những ngành hàng chủ chốt đã được xem là thế mạnh cốt lõi, KDC năm 2022 vẫn chú trọng vào việc phát triển sản phẩm cũng như các ngành hàng mới thuộc những lĩnh vực thực phẩm thiết yếu như gia vị, nước chấm… 

Điểm lại những thành tích sản xuất kinh doanh năm 2021 của Kido có thể thấy, đây là năm nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu. Đáng chú ý, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động lớn. Điều này khiến chi GDP năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng trưởng 2,58% (theo báo cáo của GSO), con số này thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Bên cạnh đó, mức thu nhập bình quân đầu người 2,815 USD, CPI đạt mức thấp nhất là 1,84%. Trong năm qua, tổng Doanh thu bán lẻ và tiêu dùng của Kido đạt 4.790 nghìn tỷ đồng, so với năm trước đã giảm 3,8%.

Trong năm qua, doanh thu thuần của KDC là 10.497 tỷ đồng, thực hiện được 91,3% kế hoạch năm đề ra trước đó, so với cùng kỳ năm trước đã ghi nhận mức tăng 26,1%. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2021 đạt 688 tỷ đồng. Với con số này, Kido chỉ hoàn thành 86% kế hoạch năm, tuy nhiên so với năm 2020 công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 65,3%. Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của KDC được ghi nhận ở mức 14.073 tỷ đồng, trong khi đó tổng vốn chủ sở hữu là 6.895 tỷ đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước