Tập đoàn EVN và PVN ganh đua tranh vị trí vận hàng hai nhà máy điện BOT Phú Mỹ
BÀI LIÊN QUAN
5 dự án hạ tầng giao thông nổi bật đầu năm 2022Nhiều dự án ở Bắc Giang vừa phê duyệt, giá đất nền đã tăng “chóng mặt”Các doanh nghiệp đồng loạt tung khuyến mãi thúc đẩy du lịch Đà NẵngDự án nhà máy nhiệt điện BOT Phú Mỹ 3 (Bà Rịa - Vũng Tàu) do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thực hiện từ năm 2001. Dự án được thực hiện bởi chủ đầu tư là Sembcorp, Kyuden International Corporation và Sojitz Corporation. Nhà máy bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 1/3/2004 với thời hạn 20 năm. Kết thúc thời gian này nhà máy sẽ được chuyển giao không bồi hoàn cho phía Việt Nam trong năm 2024 theo thời hạn hợp đồng.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi 3 Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về chuyển giao hai nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 theo đề nghị của Bộ Công Thương. Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ đẩy nhanh quá trình thực hiện khẩn trương và đúng các nhiệm vụ được giao tại văn bản chỉ đạo trước đó, không để ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng công tác chuyển giao hai nhà máy theo quy định của pháp luật và hợp đồng BOT. Nhà máy nhiệt điện BOT Phú Mỹ được trang bị công nghệ tua bin khí theo chu trình hỗn hợp, được vận hành với công suất lên đến 716,8 MW, sử dụng nguyên liệu khí tự nhiên mua từ Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN). Sau đó, tập đoàn sẽ bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Được xây dựng sau nhà máy nhiệt điện BOT Phú Mỹ 3, nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2.2 cũng sử dụng công nghệ như vậy, nhưng đã đổi chủ đầu tư xây dựng là EDFI Summit Global Management II B.V và TEPCI. Dự kiến sau khi hoàn thành nhà máy sẽ cho công suất 715MW. Từ ngày 04 tháng 2 năm 2005 nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2.2 được vận hành thương mại sau nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 khoảng 1 năm với thời hạn 20 năm. Hết thời hạn này cũng sẽ được chuyển giao không bồi hoàn cho Việt Nam vào năm 2025.
Sắp đến thời hạn hết hợp đồng nên trong thời gian sắp tới nhà máy điện BOT Phú Mỹ sẽ tìm một chủ mới để vận hành. Hiện nay, 2 ông lớn là Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đạng là ứng cử viên nặng kí tranh chức vận hành nhà máy sau khi được chuyển giao, cả hai đều đã có văn bản gửi Bộ Công thương xin tiếp nhận, vận hành hai nhà máy nhiệt điện. Sau khi xem xét và nghiên cứu, trong văn bản gửi Thủ tướng vào ngày 5/1/2022, Bộ Công thương đã đề xuất thủ tướng giao nhà máy điện BOT Phú Mỹ cho EVN tiếp nhận và vận hành trong thời gian sắp tới. Bộ Công thương đã đưa ra các lý do cho đề xuất này:
Thứ nhất, với 30 năm lịch sử hình thành hoạt động trong ngành nhiệt điện, EVN có đầy đủ kinh nghiệm, năng lực, nguồn lực tài chính và nhân sự để tiếp nhận 2 nhà máy nhiệt điện BOT Phú Mỹ. Hơn nữa, ở thời điểm hiện tại EVN cũng đang quản lý 35 nhà máy với 97.000 cán bộ công nhân viên.
Thứ hai, tập đoàn EVN có lợi thế khi cũng đang vận hành các nhà máy chạy khí tương tự cùng với 2 nhà máy Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3. Đồng thời, EVN cũng là đơn vị cùng Bộ Công thương trong quá trình đấu thầu, đàm phán hợp đồng BOT cả hai dự án nhà máy nhiệt điện nói trên.
Thứ ba, theo quy định trong PPA của 2 dự án, từ khi các nhà máy đi vào vận hành, EVN và công ty BOT đã thành lập Ban điều phối liên hợp, họp ít nhất 3 lần/tháng để thực hiện các nhiệm vụ điều phối liên quan đến vận hành, điều độ, bảo dưỡng, kiểm nghiệm các thông số vận hành, giám sát chất lượng các loại tài sản của nhà máy, kiểm tra số liệu lưu trữ liên quan đến bản vẽ, đặc tính kỹ thuật, sổ tay chỉ dẫn vận hành. Do đó, EVN có đầy đủ thông tin, hồ sơ chi tiết về tình trạng, chất lượng nhà máy.
Với những lợi thế sẵn có như vậy, EVN hoàn toàn có thể trở thành đơn vị vận hành hai nhà máy nhiệt điện BOT Phú Mỹ. Phía tập đoàn cũng hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ về việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN.
Về phía tập đoàn PVN cũng đưa ra các lý do để xin tiếp nhận hai nhà máy này trong văn bản gửi Bộ Công thương. Thứ nhất, PVN khẳng định tập đoàn hoàn toàn có thể chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu cho hai nhà máy điện vận hành với công suất lớn nhất, với chi phí nguyên liệu cạnh tranh nhất cho hai nhà máy điện BOT.
Thứ hai, hiện nay trên thị trường Việt Nam thì PVN là nhà cung cấp khí duy nhất nên việc bổ sung quyền sở hữu và vận hành hai nhà máy nhiệt điện BOT là hoàn toàn hợp lý. Tập đoàn có thể chủ động và linh hoạt trong sản xuất, đồng thời tránh được sự rủi ro tồn kho cũng như các rủi ro thương mại cho PVN. Bên cạnh đó, PVN cũng tự tin vào lợi thế của họ khi có kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực dầu khí. Đồng thời, họ cũng đã có kinh nghiệm trong việc quản lý, vận hàng 4 nhà máy điện khí ở phía Nam.
Tuy nhiên, khi xem xét hồ sơ của hai tập đoàn xin tiếp nhận quản lý nhà máy nhiệt điện BOT Phú Mỹ, Bộ Công thương cho rằng việc vận hành 4 nhà máy tuabin khí: Nhơn Trạch 1,2 và Cà Mau 1,2 với tổng công suất 2.700 MW, hiện nay do Tổng Công ty Điện lực dầu khí (PVPower) là công ty con của PVN thực hiện. Cho nên PVN hiện không trực tiếp quản lý nhà máy nhiệt điện nào, trong khi đó hai nhà máy điện BOT không thể giao cho công ty cổ phần như PVPower tiếp nhận.