Tân Hoàn Cầu của ông Mai Văn Huế kinh doanh như thế nào sau tham vọng có 1,1GW năng lượng tái tạo?
BÀI LIÊN QUAN
Chân dung 3 thành viên mới vào Hội đồng quản trị của “ông lớn” NovalandNhiều doanh nghiệp trích quỹ khen thưởng, phúc lợi lên tới trăm nghìn tỷ đồng, các “ông lớn” tiếp tục dẫn đầuPhương Tây muốn nhiều quốc gia khác tham gia vào việc áp giá trần dầu Nga nhưng hai “ông lớn” châu Á vẫn im lặngSo với kế hoạch, tiến độ thực hiện bị chậm hơn rất nhiều
Được biết, vào năm 2018, Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu do ông Mai Văn Huế làm Chủ tịch đã công bố tham vọng sẽ có 1,1GW năng lượng tái tạo (gồm điện gió và điện mặt trời). Song song với đó, tổng công ty cũng đặt mục tiêu sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam với tổng tài sản là hơn 1 tỷ USD vào năm 2025.
Tính đến thời điểm công bố (năm 2018) thì Tổng công ty đã hoàn thiện được 1 dự án điện gió đó là Hướng Linh (Quảng Trị) với tổng công suất là 30MW, tổng đầu tư là 1.400 tỷ đồng được đưa vào vận hàng từ tháng 5/2017. Cùng với đó thì đơn vị cũng có 3 dự án thủy điện công suất từ 4,5 – 9 MW tại Quảng Trị và đã được đưa vào vận hành. Và trong chiến lược phát triển, doanh nghiệp này đã đầu tư thêm 4 nhà máy điện gió Hướng Linh 1,2,3,4 với tổng công suất là 30MW mỗi nhà máy, điện gió Hướng Hiệp 1,2,3 cũng có công suất 30 MW mỗi nhà máy còn cụm điện gió Bãi Dinh công suất 180 MW. Đối với cụm dự án Hướng Linh thì doanh nghiệp đặt mục tiêu đưa các nhà máy vào vận hành trong năm 2019 và chậm nhất là vào tháng 1/2020 còn cụm dự án Hướng Hiệp dự kiến vào cuối năm 2021, cụm Bãi Dinh đầu năm 2021. Bên cạnh đó, Tân Hoàn Cầu cũng đã tiến hành công bố 2 dự án điện gió lớn bao gồm điện gió Hải Phong công suất 600 MW và điện gió Thạnh Hải 120MW.
Những thông tin mới nhất về quy hoạch điện gió ở Việt Nam
Được đánh giá là một nước có nền kinh tế nhạy bén và tốc độ phát triển nhanh chóng, Việt Nam đang nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để đáp ứng nhu cầu điện năng dồi dào phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Một trong số đó là khai thác sản xuất nguồn điện gió trên toàn bộ lãnh thổ đất nước. Hãy cùng cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch điện gió ở Việt Nam hiện nay để biết thêm chi tiết nhé!Trước thông tin Dragon Capital trở thành cổ đông lớn, giá cổ phiếu PVD bất ngờ đảo chiều
PVD đã có đà bật tăng hơn 50% kể từ vùng đáy ngắn hạn trong tháng 7. Thế nhưng, vẫn chưa thể khẳng định về khả năng giá tăng trong ngắn hạn.Số liệu từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống ghi nhận đạt 76.620 MW, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời ghi nhận là 20.670 MW. Như thế, nếu hoàn thành được kế hoạch thì công suất của Tân Hoàn Cầu sẽ chiếm 5,3% tổng công suất năng lượng tái tạo, tương dương với việc Xuân Thiện Group và đứng sau Trungnam Group chiếm hơn 7,2%.
Được biết, dự án Hướng Linh 1 với công suất 30MW và tổng đầu tư là 1.700 tỷ đồng đã được đưa vào vận hành trước thời điểm ngày 31/10/2021 cũng được hưởng giá bán ưu đãi toàn phần. Dự án Hướng Linh 3 với công suất 30 MW, tổng đầu tư là 1.118 tỷ đồng đã được thực hiện hồ sơ từ năm 2019 và dự kiến đến tháng 12/2020 sẽ tiến hành đấu nối phát điện. Tuy nhiên thì sau nhiều điều chỉnh, vào tháng 3/2022 mới được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị tiến hành lý quyết định chấp thuận đầu tư. Dự kiến, dự án này sẽ được hoàn thành cũng như đấu nối vào tháng 9.
Trong khi đó thì dự án Hướng Linh 4 đã thuộc về doanh nghiệp khác đó chính là SCI Group. Còn với Hướng Linh 5 thì Tân Hoàn Cầu đã nộp hồ sơ đầu tư vào năm 2020 nhưng đến giữa năm 2021 tỉnh Quảng Trị vẫn yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thêm. Dự kiến, đến cuối năm 2020 dự án này có thể phát điện.
Còn ở cụm điện gió Hướng Hiệp, Hướng Hiệp 1 cũng đã nhận được quyết định đầu tư từ năm 2018. Tính đến trước ngày 31/10/2021 mới chỉ đi vào vận hành một phần (4,5MW trên 30 MW) còn Hướng Hiệp 2,2 cũng kỳ vọng đến cuối năm 2023 có thể phát điện.
Đối với dự án điện gió Thạnh Hải 120MW tại Bến Tre (là nhà máy điện gió số 5 - Thạnh Hải) vừa cho khánh thành giai đoạn 1 với công suất là 30MW vào đầu tháng 7/2022 với tổng vốn đầu tư là 4.000 tỷ đồng, dự kiến quý 3 hoặc quý 4 sẽ đưa vào vận hành thương mại.
Năm 2021 công ty ghi nhận lỗ lớn
Năm 2021, công ty mẹ là Tổng công ty Tân Hoàn Cầu đã ghi nhận doanh thu là 148 tỷ đồng và lỗ 338 tỷ đồng trong khi đó năm 2020 bắt đầu có lợi nhuận 12 tỷ đồng sau nhiều năm lỗ. Trong giai đoạn năm 2017 - 2019 thì công công ty đạt mức doanh thu từ 234 tỷ đến 575 tỷ đồng và lỗ sau thuế từ 20 tỷ đồng đến 38 tỷ đồng.
Đặc biệt, tổng nguồn vốn của đơn vị ghi nhận giảm mạnh trên 5.500 tỷ đồng trong giai đoạn năm 2019 - 2020 xuống mức 2.492,6 tỷ đồng tính đến cuối năm 2021. Còn vốn chủ sở hữu ghi nhận giảm từ 2.500 tỷ đồng còn vốn điều lệ từ 1.166 tỷ đồng. Cũng nhờ đó mà hệ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu đã giảm mạnh từ 120% xuống còn 0,39%. Theo ghi nhận, công ty vay nợ ngắn hạn không đáng kể và nợ vay dài hạn giảm dần từ mức trên 3.000 tỷ đồng trong năm 2019 xuống còn 942 tỷ đồng trong năm 2020 và về 0 vào 2021.
Xét về kết quả kinh doanh của các đơn vị dự án, bên cạnh Hướng Linh 2 được đi vào vận hành từ năm 2-17 có doanh thu và lợi nhuận thì các đơn vị khác chưa phát sinh. Chi tiết, trong năm 2020, Công tỷ Cổ phần Hướng Linh 2 đã ghi nhận doanh thu 257 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế là 42,2 tỷ đồng. Bước sang năm 2021, doanh thu ghi nhận 290 tỷ đồng nhưng lại lỗ ròng 24 tỷ đồng.
Và điểm chung của các doanh nghiệp năng lượng tái tạo chính là vay nợ lớn để có thể tài trợ cho các dự án, tỷ lệ có thể lên đến 80% tổng đầu tư. Chính vì thế, ngoại trừ công ty mẹ thì các doanh nghiệp dự án của Tập đoàn đều ghi nhận tỷ lệ nợ lớn. Ví dụ như Hướng Linh 2, tính đến thời điểm cuối năm 2021, công ty này đã có vốn chủ sở hữu là 760 tỷ đồng và tổng nguồn vốn là 2.742 tỷ đồng còn tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ghi nhận ở mức 251%. Còn đối với Hướng nghiệp 1, vốn chủ sở hữu là 276 tỷ đồng và tổng nguồn vốn 1.217,6 tỷ đồng với tỷ lệ nợ trên vốn chủ 341%.
Cũng theo như báo cáo thẩm định đầu tư thì cả 3 dự án ở cụm điện gió Hướng Hiệp đều ghi nhận tỷ lệ vay 80% tổng vốn đầu tư và đa phần đều được tài trợ bởi Ngân hàng quân đội.
Hay như Công ty Tân Hoàn Cầu Bến Tre - đây chính là chủ đầu tư dự án điện gió Thạnh Hải tính đến cuối năm 2020 cũng đã ghi nhận tổng tài sản hơn 3.089 tỷ đồng còn vốn chủ sở hữu 1.500 tỷ đồng. Năm 2021, doanh nghiệp này đã tiến hành phát hành tổng cộng là 954 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn là 12 năm để có thể đầu tư nhà máy điện gió số 5 - Thạnh Hải 3 và 4.
Cũng chính đặc điểm vay nợ lớn và việc các dự án đi vào vận hành trước ngày 31/10/2021 đã có ý nghĩa lớn trong việc hoàn vốn. Nhiều chuyên gia cho biết: "Giá mua điện gió có thể không còn được ưu đãi như Quyết định 39".
Như thế, dù có kế hoạch từ sớm nhưng có phần chậm trễ trong khâu triển khai đã khiến cho Tân Hoàn Cầu có nhiều dự án không được hưởng giá FIT ưu đãi. Điều này cũng đã gây ảnh hưởng khá lớn đến chiến lược đẩy mạnh mảng năng lượng tái tạo của Tập đoàn.