meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phương Tây muốn nhiều quốc gia khác tham gia vào việc áp giá trần dầu Nga nhưng hai “ông lớn” châu Á vẫn im lặng

Thứ ba, 13/09/2022-17:09
Vì chưa có đủ người mua để gây áp lực đối với Điện Kremlin nên các nước thành viên G7 vẫn chưa thể áp giá trần với dầu Nga. Mức giá cụ thể cũng chưa được xác định vì không rõ những ai tham gia kế hoạch áp giá trần này.

Cần nhiều quốc gia nhất trí với thoả thuận

Theo VietnamBiz, CNBC dẫn lời một số quan chức Mỹ và châu Âu cho biết các quốc gia thuộc nhóm G7 đã nhất trí trên nguyên tắc việc giới hạn giá bán dầu thô của Nga cách đây 2 tháng. G7 hiện đang cố kêu gọi thêm những nước khác để cùng tham gia vào kế hoạch trước khi đi tới giai đoạn thảo luận cụ thể hơn. 

Một quan chức châu Âu giấu tên nói: “Liên minh cần được mở rộng với nhiều thành viên hơn tham gia vào thoả thuận. Các nhà thương thuyết đang bắt đầu làm việc trong giai đoạn ngoại giao này".

Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ và Anh là 7 nước phát triển đã đề xuất lệnh cấm nhập khẩu dầu thô Nga vào quốc gia mình. 7 nước này hiện đang bàn luận về phương pháp cấm hoạt động bảo hiểm cũng như vận tải dầu của Nga tới những nước khác trong trường hợp dầu được bán ở mức giá trần đặt ra bởi nhóm G7.


G7 đang kêu gọi thêm các nước khác tham gia vào kế hoạch áp trần giá dầu Nga
G7 đang kêu gọi thêm các nước khác tham gia vào kế hoạch áp trần giá dầu Nga

G7 không chỉ muốn hạn chế nguồn thu của Nga từ năng lượng, mà còn muốn giữ cho dầu Nga tiếp tục có trên thị trường để không khiến nguồn cung bị gián đoạn. 

Đến thời điểm hiện tại, các quốc gia nhập khẩu dầu Nga nhiều nhất như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc vẫn chưa đưa ra lời bình hay câu trả lời nào về việc có tham gia vào liên minh để áp trần giá dầu Nga hay không. Cả hai phía là Nga và phương Tây đều sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ trước quyết định tham gia hay đứng ngoài cuộc của những quốc gia này.

Trả lời hãng tin CNBC, một quan chức cấp cao của Bộ Tài Chính Mỹ cho biết: “Hiện tại, liên minh vẫn chưa rõ gồm những cái tên nào, do vậy mức giá cụ thể vẫn chưa được xác định”.

Trong 2 tháng tới, nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo của ngành tài chính từ các nước sẽ có dịp để gặp nhau. Trong đó có các cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Đại hội đồng Liên Hợp quốc ở New York và Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington và hội nghị thượng đỉnh đa phương tại nhiều khu vực khác. Nhiều khả năng, sự kiện đó sẽ là dịp để đại diện cho các quốc gia bàn luận về kế hoạch áp trần giá dầu một cách chi tiết.

Nhóm các quốc gia G20, hay đúng hơn là G19 nếu không kể Nga được kỳ vọng sẽ có trong kế hoạch. Các nhà đàm phán kỳ vọng quyết định sẽ được đưa ra trước khi có cuộc họp thượng đỉnh tại Bali, Indonesia vào giữa tháng 11.

Phương Tây muốn nhiều quốc gia khác tham gia vào việc áp giá trần dầu Nga nhưng hai “ông lớn” châu Á vẫn im lặng - ảnh 2

“Mong rằng các nước G20 có thể đưa ra câu trả lời rõ ràng về việc có tham gia áp giá trần dầu Nga trước khi cuộc họp diễn ra tại Bali vào giữa tháng 11”, theo một quan chức châu Âu nói. Trước điều này, các bên sẽ không thể bàn về những vấn đề cụ thể liên quan tới các sản phẩm tinh chế và giao dịch dầu thô Nga.

Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, để chính sách áp giá trần có tác dụng, Mỹ không nhất thiết cần Ấn Độ hay Trung Quốc phải tham gia kế hoạch.

Sau cuộc họp G7 ngày 2/9, bà bà Yellen phát biểu trên kênh MSNBC rằng: “Chúng ta cảm thấy sáng kiến giá trần đem đến hiệu quả bởi lẽ nhiều nước mua dầu thô Nga với mức ưu đãi rất lớn”.

So với dầu tiêu chuẩn quốc tế dầu của Nga phải chịu mức chiết khấu tới 20 USD/ thùng. Theo một quan chức cấp cao của Nhà Trắng, chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa ra kỳ vọng rằng mức giá trần có thể được áp dụng trước khi bước sang năm 2023.

“Các quốc gia G7 thừa nhận các lệnh cấm vận trước đây áp đặt lên Nga không hiệu quả và điều này có thể được nhìn nhận thông qua chính sách áp giá trần lên dầu thô và khí đốt của Nga. Brussels và Washington phải hoãn lại tất cả lệnh cấm với nguồn tài nguyên nhiên liệu của Nga”, theo ông Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Hạ viện Nga, ngày 9/9 viết trên tài khoản Telegram của mình.

Chủ tịch Hạ viện Nga tuyên bố: “Thị trường toàn cầu không chỉ có nhóm G7. Có tới hơn 80% dân số trên toàn cầu không đồng tình với các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga”.

Chính phủ Mỹ đưa ra hướng dẫn

Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ hôm 9/9 đã đưa ra tuyên bố về một bản hướng dẫn về cách thức tuân thủ quy định có liên quan đến việc áp trần giá dầu Nga trong tương lai.

Theo hướng dẫn, các doanh nghiệp tư nhân cần tìm giải pháp xác định rằng dầu của Nga đang được bán với giá nhỏ hơn hoặc bằng so với mức giá trần mà G7 đưa ra. Các doanh nghiệp bảo hiểm và tập đoàn tài chính là đối tượng của hướng dẫn này, họ giữ vai trò quan trọng trong giao dịch năng lượng quốc tế.

Phương Tây muốn nhiều quốc gia khác tham gia vào việc áp giá trần dầu Nga nhưng hai “ông lớn” châu Á vẫn im lặng - ảnh 3

Bloomberg đưa tin rằng dự kiến mức giá trần với dầu thô được áp dụng muộn nhất là vào ngày 5/12/2021. Trong khi đó, ngày 5/2/2022 là ngày chậm nhất áp trần giá các sản phẩm từ dầu. Mốc thời gian này cũng trùng với thời gian thực hiện lệnh cấm của EU với các dịch vụ và sản phẩm tinh chế có liên quan bằng đường biển.

OFAC cho biết: “Để đảm bảo mỗi bên trong chuỗi cung ứng dầu thô của Nga bằng đường biển có thể xác nhận được dầu thô được mua với giá cao nhất là giá trần, hoạt động kiểm soát sẽ dựa trên quá trình lưu trữ sổ sách và chứng thực”.

Theo đó, các bên sẽ được tiếp cận trực tiếp và thường xuyên với những thông tin về giá trong kinh doanh thông thường, ví dụ như công ty lọc dầu, nhà môi giới hàng hoá. Họ phải lưu trữ và chia sẻ những tài liệu chỉ ra rằng dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển được mua với giá nhỏ hơn hoặc bằng giá trần.

Những công ty nên yêu cầu được biết thông tin về giá vì không thể tiếp cận thông tin này trực tiếp. Bên cạnh đó, nếu không biết giá cả, các doanh nghiệp cũng nên đề nghị khách hàng cam kết bằng văn bản với nội dung không nhập khẩu dầu Nga bằng đường biển với mức giá vượt giá trần.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

13 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

13 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

13 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

13 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

13 giờ trước