Nhiều doanh nghiệp trích quỹ khen thưởng, phúc lợi lên tới trăm nghìn tỷ đồng, các “ông lớn” tiếp tục dẫn đầu
BÀI LIÊN QUAN
Tập đoàn Gazprom của Nga vẫn đạt doanh thu khổng lồ dù giảm 80% nguồn cung khí đốt tới châu ÂuDoanh thu quý II của Xiaomi sụt giảm, kỷ nguyên vàng điện thoại thông minh Trung Quốc sắp kết thúc?Tencent gặp khó tại quê nhà, lần đầu chứng kiến doanh thu quý sụt giảmThống kê năm 2021 cho thấy có tổng cộng 19 doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng cùng với phúc lợi với tổng trị giá lên tới 100 tỷ đồng. Trong đó, có tới 5 doanh nghiệp trích quỹ ở mức trên 1.000 tỷ đồng là Vietcombank (2.000 tỷ đồng), BIDV (1.800 tỷ đồng), Vietinbank (1.800 tỷ đồng), Hòa Phát (1.200 tỷ đồng) và Vinamilk (1.100 tỷ đồng). Có thể thấy, 3 cái tên đứng đầu đều là những ngân hàng nằm trong “big 4”.
Bên cạnh đó, còn có một số ngân hàng khác cũng góp mặt trong danh sách này, bao gồm: MBBank đứng thứ 6, LienVietPostBank đứng thứ 12 cùng với ACB đứng thứ 16.
Trong nhóm những doanh nghiệp trích quỹ khen thưởng, phúc lợi này còn có những doanh nghiệp dầu khí, điển hình là PV GAS với 335 tỷ đồng, PV Power với 203 tỷ đồng, Đạm Cà Mau là 197 tỷ đồng, Lọc hóa dầu Bình Sơn trích quỹ 180 tỷ đồng còn Đạm Phú Mỹ trích quỹ 149 tỷ đồng. Với các doanh nghiệp hàng không, có 2 cái tên góp mặt là ACV với quỹ lên tới 390 tỷ đồng và Vietjet là 381 tỷ đồng.
Nếu so sánh cùng số tiền mà các doanh nghiệp dùng để trả cổ tức, có thể nhận ra rằng có 12 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt so hơn so với trích quỹ phúc lợi, còn lại 7 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt thấp hơn.
Đáng chú ý, Vinamilk là doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt cao nhất lên đến hơn 7.500 tỷ đồng, con số này cao gấp 5,7 lần so với số tiền trích quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty. Đáng chú ý, doanh nghiệp có sự chênh lệch giữa cổ tức bằng tiền cùng với trích quỹ lớn nhất về tỷ lệ chính là GAS khi số tiền trả cổ tức là gần 5.900 tỷ đồng, tương đương với 17,5 lần số tiền trích quỹ.
Bên cạnh những cái tên đáng chú ý như Vinamilk và GAS, còn có những doanh nghiệp khác cũng có tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền lớn hơn so với trích quỹ khen thưởng, phúc lợi được tính bằng lần; đó chính là Vietcombank, Vietinbank, FPT Telecom, PV Power, FPT, Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Vicostone và Dabaco.
Ngoài ra, trong số 7 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt thấp hơn so với quỹ phúc lợi khen thưởng thì ngân hàng BIDV chính là doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất khi chiếm đến 804 tỷ đồng, con số này tương đương với 45% số tiền trích quỹ phúc lợi của nhà băng. Đối với những doanh nghiệp còn lại, MB Bank chỉ trả khoảng 3 tỷ đồng, BSR chi trả 1,7 tỷ đồng, trong khi ACV, Vietjet, LienVietPostBank, ACB lại không trả cổ tức bằng tiền mặt dù vẫn trích quỹ phúc lợi hơn 100 tỷ đồng.