meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tâm sự đầu năm của nhà đầu tư BĐS: Vỡ mộng khi ôm đất nền vùng ven, giờ chỉ mong thu tiền về

Thứ bảy, 28/01/2023-11:01
Có thể thấy, không ít nhà đầu tư địa ốc hiện đang phải chịu cảnh chôn vốn, gồng mình trả lãi "nuôi" sản phẩm do thị trường thấm đòn kiểm soát tín dụng, lãi suất tăng cao cũng như thanh khoản sụt giảm mạnh.

Nhà đầu tư vỡ mộng khi ôm đất nền vùng ven

Theo Nhịp sống thị trường, theo đà tăng giá, sốt đất diễn ra khắp nơi vào cuối năm 2021, đến đầu năm 2022, nhiều người đã mạnh tay vay vốn để "lướt sóng" đất nền với phương châm đánh nhanh thắng nhanh.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, nhiều nhà đầu tư đã vỡ mộng khi ôm đất nền vùng ven. Theo đó, tình trạng hiện nay của nhiều nhà là chôn vốn, gồng mình trả lãi, trong khi xu hướng của đất nền là xuống giá.

Anh Huy Hoàng, nhà đầu tư cá nhân tại Hà Nội chia sẻ, đầu năm 2022, anh đầu tư lướt sóng đất ở Đông Anh. Hầu như lô đất nào cũng mua đi bán lại trong vòng 2-3 tháng là đã có lời. Đến tháng 5, nhận thấy thị trường có những thông tin bất lợi nhưng anh cũng không dừng tay vì cho rằng đất ở Đông Anh vẫn có nhiều tiềm năng. Thế nhưng, khi những tin xấu liên tục xuất hiện đã khiến thị rơi vào trạng thái trầm lắng.


Nhiều nhà đầu tư đã vỡ mộng khi ôm đất nền vùng ven
Nhiều nhà đầu tư đã vỡ mộng khi ôm đất nền vùng ven

Nhà đầu tư này tâm sự, để có tiền đầu tư anh đã sử dụng đòn bẩy tài chính, cộng với vay thêm ngân hàng 1 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi trong nửa năm. Mức lãi suất của anh hiện nay đã nâng lên 14%. Theo đó, hàng tháng anh phải dùng phần lớn thu nhập của mình để trả lãi.

Anh Hoàng cho biết, dù đã hạ giá kỳ vọng, rao bán ở mức giá gốc đầu tư vào và ký gửi nhiều môi giới với mong muốn đẩy được hàng của mình đi. Hiện tại anh chỉ mong muốn có thể thu tiền về để trả khoản vay ngân hàng, phần còn lại gửi tiết kiệm.

Cùng niềm mong muốn như anh Hoàng, chị Hoa mua chung lô đất nền tại Bắc Ninh với nhóm bạn và bị "mắc cạn" hơn 1 năm nay. Nhà đầu tư này cho biết, vì mua chung nên số tiền chị bỏ ra đầu tư không nhiều và là khoản tiền nhàn rỗi. Do đó, chị Hoa không bị gánh nặng về việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhưng thời gian đầu tư lâu cũng khiến chị khá sốt ruột.

“Tiền nằm trong đất cả năm trời mà với bối cảnh hiện này thì không biết có lãi được đồng nào không hay lại bị lỗ. Do đó, cả nhóm đầu tư khá chán nản chỉ mong sớm đẩy được hàng đi, thậm chí chấp nhận lỗ cũng được”, chị Hoa cho hay.

Theo ghi nhận thực tế thị trường hiện tại, tình trạng nhà đầu tư ôm đất nền giảm giá để có thể đẩy được hàng ngày càng phổ biến. Tại các điểm nóng từng xảy ra sốt đất hồi cuối năm 2021 - 2022 như Bắc Giang, Bắc Ninh, hay khu vực ven Hà Nội (Đông Anh, Hoài Đức,...) đã xuất hiện trường hợp nhà đầu tư chào giảm giá từ 300-500 triệu đồng/lô do cần xử lý vấn đề tài chính.


Nếu quá nhiều rủi ro, lời khuyên của chuyên gia là nên mạnh dạn “cắt lỗ”
Nếu quá nhiều rủi ro, lời khuyên của chuyên gia là nên mạnh dạn “cắt lỗ”

Hạn chế tham gia thị trường với tâm lý đầu cơ mà nên đầu tư với tầm nhìn dài hạn

Theo nhận định của ông trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, năm 2022 khép lại trong không khí trầm lắng, càng về gần cuối năm thị trường càng xuất hiện nhiều thông tin cắt lỗ, giảm giá... Vị chuyên gia cho rằng, những khó khăn của thị trường bất động sản chắc chắn không thể giải quyết trong ngắn hạn. Bởi nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ đến việc tiếp tục rót tiền, thậm chí cố gồng giữ tài sản để chờ lên giá. Nếu có quá nhiều rủi ro, lời khuyên của chuyên gia là nên mạnh dạn "cắt lỗ".

Có một thực tế hiện nay là sau khi hết thời gian ân hạn, nhiều nhà đầu tư đang phải trả lãi suất vay ngân hàng lên đến 12-14%/năm, gây nên áp lực rất lớn, đã có không ít trường hợp phải đi vay ngoài để trả lãi, tình trạng này cực kỳ nguy hiểm. Theo đó, để thoát được hàng, họ không còn cách nào khác là phải giảm về mức "chấp nhận được".

Ông Trần Khánh Quang khuyến cáo, trước sau gì cũng phải giảm, nên thay vì rót thêm tiền để gồng lỗ, các nhà đầu tư bị ngộp mạnh nên mạnh tay giảm sâu hơn để cắt lỗ. "Đầu tư thì luôn có thắng có thua, vì nên nếu cảm thấy gánh nặng quá lớn thì nên dứt khoát để thu tiền về, chờ đợi những cơ hội sau. Việc "gồng" quá sức sẽ chỉ khiến thiệt hại càng lớn hơn”, vị chuyên gia cho hay.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Còn theo ông Phạm Anh Khôi - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services đánh giá, thị trường bất động sản cuối năm 2022 không duy trì được đà tăng trưởng như kỳ vọng. Thị trường đảo chiều rất nhanh do chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như căng thẳng Nga - Ukraine, Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất, FED,... hay yếu tố chủ quan chẳng hạn như siết pháp lý, tín dụng bất động sản, tăng cường thanh tra chủ đầu tư bất động sản. Do đó dẫn đến lượng giao dịch giảm mạnh, giá bán đi ngang hoặc giảm cục bộ tại một số khu vực.

Ông Khôi chia sẻ, thị trường chuyển biến không tích cực khiến khách hàng mua bất động sản gặp khó khăn, không tiếp cận được được nguồn vốn vay. Những khách hàng đã sử dụng đòn bẩy tài chính để mua bất động sản thì khó càng chồng khó khi lãi suất cho vay tăng "sốc", xuất hiện tâm lý thận trọng, chờ "bắt đáy" bất động sản.

Theo đó, vị chuyên gia khuyến nghị, trong thời điểm này, khách hàng nên hạn chế tham gia thị trường với tâm lý đầu cơ mà nên đầu tư với tầm nhìn dài hạn. Bên cạnh đó, không nên sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như tránh đầu tư theo hiệu ứng đám đông. Trước khi nhà đầu tư quyết định "xuống tiền", nên đánh giá nhu cầu, lựa chọn sản phẩm thực sự phù hợp với khả năng tài chính, tập trung vào giá trị gia tăng thay vì tốc độ tăng giá của sản phẩm. Việc khách hàng thay đổi tư duy đầu tư là một yếu tố tạo nên sự thay đổi của thị trường bất động sản theo hướng lành mạnh và tích cực hơn trong thời gian tới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Hải Phòng chuẩn bị cho sự "ra đời" của khu kinh tế ven biển rộng 20.000ha

Bài học từ thất bại của start-up xe điện SUV không “đụng hàng”

Công ty mẹ Shopee đạt doanh thu quý cao kỷ lục

Những việc làm tưởng tiết kiệm hóa ra lại “đốt” tiền

Tin mới cập nhật

Công nhân, người lao động tự do và nỗi lo “bão giá” khi lương cơ sở tăng

5 giờ trước

NOXH: Nơi muốn mua không được, nơi muốn bán cũng không xong

5 giờ trước

“Rổ hàng” bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đang mắc kẹt

5 giờ trước

Shophouse không còn hấp dẫn được dòng tiền đầu tư

6 giờ trước

Cài xác thực khuôn mặt để chuyển tiền: Nhiều người phải đổi điện thoại

6 giờ trước