meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tâm lý dễ thấy trên thị trường bất động sản: Tiếc nuối và chờ đợi

Chủ nhật, 15/01/2023-23:01
Thị trường bất động sản thời điểm hiện tại đang chứng kiến tình trạng người bán thì tiếc còn người mua thì có tâm lý chờ đợi giá sẽ tiếp tục giảm.

Theo Nhịp sống thị trường, những loại hình bất động sản chào bán giảm giá ở thời điểm này rơi vào tình trạng “bất đắc dĩ”. Phần lớn người bán hiện nay đều có tâm lý giữ hàng và chờ lên giá. Thế nhưng, nhiều người đành phải rao bán hạ giá vốn vì gặp khó khăn về tài chính. Họ tìm giải pháp ra hàng nhưng hầu như không muốn hạ giá sâu. Điều đó xuất phát từ tâm lý tiếc nuối của họ.

Ở một mặt khác, người mua có xu hướng đợi giá bất động sản giảm thêm và tỏ ra dè chừng. Do vậy, thanh khoản bất động sản giai đoạn này sụt giảm.

Ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc Nghiên cứu và phát triển Tập đoàn DKRA cho biết đất nền thứ cấp đã giảm 15-25% so với hồi đầu năm 2022, trong khi đất nền dự án cũng giảm 8-15%. Giá bán căn hộ trên thị trường thứ cấp đã giảm 10-15% so với hồi đầu năm. Những trường hợp đang cần tiền gấp phải giảm tới 30%. Tuy vậy, thanh khoản ở thị trường thứ cấp sụt giảm so với hồi đầu năm.


Người bán bất động sản thì tiếc, người mua cũng có tâm lý chờ đợi thêm
Người bán bất động sản thì tiếc, người mua cũng có tâm lý chờ đợi thêm

Ở giai đoạn này, các tài sản “ngộp” xuất hiện có thể là đất nền vùng ven, nhà riêng hay căn hộ dự án… Thế nhưng, theo nhiều nhà đầu tư, mặc dù rao bán cắt lỗ, tuy nhiên thực tế mới chỉ là ở dạng cắt lãi vì nhiều người vẫn tiếc tài sản. Một số trường hợp hoàn toàn chưa muốn ra hàng ngay dù gặp nhiều khó khăn, họ chỉ rao bán “dạo”.

Vừa qua, đất nền tại khu Đông Tp.HCM được một nhà đầu tư rao bán giảm 150 triệu đồng so với mặt bằng chung. Thế nhưng, nhà đầu tư không muốn bán giá đã rao khi có khách đến chốt hàng, bởi họ cho rằng bị hớ giá. Một tuần sau đó, nhà đầu tư này lại chào bán với mức giá khác, khi giảm 80 triệu đồng/ nền.

Trước tình trạng dòng tiền bị siết chặt như hiện tại, người có tiền nhàn rỗi sẽ có xu hướng chờ đợi hoặc gửi lãi tại ngân hàng. Mặt khác, người có nhu cầu lại gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Điều đó khiến trạng thái chờ đợi càng được thể hiện rõ trên thị trường bất động sản.

Các chuyên gia cho rằng khi lãi suất hạ nhiệt và dòng vốn tín dụng được khơi thông thì tình hình mới được cải thiện.

Thị trường bất động sản hiện tại nới lỏng tâm lý, chủ yếu đến từ các nhà đầu ôm hàng, dùng đòn bẩy tài chính quá mức. Bởi vậy, nhóm nhà đầu tư này đang thể hiện rõ tâm lý nôn nóng.

Thế nhưng, không phải nhà đầu tư nào cũng bán được như ý. Nhiều trường hợp dù cắt lỗ nhưng vẫn mãi không có người mua, họ chấp nhận chôn vốn hay gồng lãi để chờ thời điểm khác thích hợp.

Mặt khác, giới đầu tư đã rao bán bất động sản để thu dòng tiền, tuy nhiên họ lại quay xe ôm hàng chờ đợi bán ra với giá cao hơn khi thị trường ổn định trở lại. Đa số trường hợp này là các nhóm nhà đầu ôm đất lướt sóng. Họ muốn thoát hàng để không phải gồng lãi, có dòng tiền tái đầu tư chỗ khác, tuy nhiên lại tiếc vì giá bán không được như kỳ vọng, do đó họ tiếp tục chờ đợi đến khi thị trường trở nên khả quan hơn.

 Các chuyên gia bất động sản nhận định rằng các nhà đầu tư hiện đang bị kẹt tiền mặt. Nhiều người trong số họ có khá nhiều bất động sản, tuy nhiên dòng vốn liên tục xoay vòng. Việc xoay dòng vốn vào bất động bị khựng lại khi thị trường gặp khó, và đây cũng là lúc mà nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục bất động sản. Họ sẽ ưu tiên bán bớt sản phẩm để có tiền.

Thế nhưng, theo kỳ vọng của các chuyên gia, tâm lý thị trường dần trở nên ổn định từ quý 2 năm nay trở đi và thanh khoản cũng hồi phục hơn so với năm trước.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ có thể bị giới hạn số lần mua bán trong năm

Vụ hàng trăm căn hộ chung cư Phú Thạnh bị “siết": Chủ đầu tư cam kết trả nợ trong 3 năm

Hà Nội: Đường phố an toàn hơn khi hàng nghìn xe ba bánh tự chế bị xử lý

Nhiều doanh nghiệp lớn bán bớt tài sản để cân đối dòng tiền

Hà Nội phát hiện gần chục nghìn lỗi vi phạm liên quan đến PCCC của loại hình nhà trọ, chung cư mini

Siêu dự án Starlake Tây Hồ Tây: Tiến hành điều chỉnh quy hoạch lô đất công cộng

Chưa hết áp lực đáo hạn, trái phiếu bất động sản lại đối mặt với rủi ro lãi suất

Dự án đã thế chấp nhưng vẫn đem bán: Cần làm rõ có hay không hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản!

Tin mới cập nhật

Vụ hàng trăm căn hộ chung cư Phú Thạnh bị “siết": Chủ đầu tư cam kết trả nợ trong 3 năm

9 giờ trước

Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ có thể bị giới hạn số lần mua bán trong năm

9 giờ trước

Hà Nội: Đường phố an toàn hơn khi hàng nghìn xe ba bánh tự chế bị xử lý

1 ngày trước

Nhiều doanh nghiệp lớn bán bớt tài sản để cân đối dòng tiền

1 ngày trước

Lo ngại lộ dữ liệu, Mỹ tiếp tục mở cuộc điều tra ba nhà mạng của Trung Quốc

1 ngày trước