Supply chain là gì? Sự khác biệt giữa Supply chain và Logistics
BÀI LIÊN QUAN
Suy nghĩ tiêu cực là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh trạng thái tâm lý nàyTiếp tân là gì? Những kỹ năng và tố chất cần có của một tiếp tânHàng order là gì? Những điều cần biết khi kinh doanh hàng orderKhái niệm Supply chain là gì?
Supply chain được có nhiều định nghĩa khác nhau điển hình như:
- Theo định nghĩa của Lee & Billington, Supply chain được định nghĩa là chuỗi hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô → bán thành phẩm → đến thành phẩm thông qua hệ thống phân phối tới tay khách hàng.
- Theo định nghĩa của GamesChan & Harrison thì Supply chain là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối, phương tiện để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biến đổi các nguyên liệu này thông qua trung gian để sản xuất, phân phối tới tay khách hàng.
- Đặc biệt, Supply chain còn được gọi là Chuỗi cung ứng. Một chuỗi các vận hành liên kết với nhau trong việc vận chuyển, chuyển dịch các nguyên liệu đến thành phần cuối cùng đến tay cá nhân. Đây là kết quả của sự nỗ lực từ các trong việc đưa ra chuỗi vận hành thành công.
Vai trò của Supply chain là gì trong doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu Supply chain là gì? Chắc hẳn, bạn đã biết nó đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Bởi Supply chain ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sau đây là lợi ích điển hình c cho doanh nghiệp:
- Với việc quản lý chuỗi cung ứng tốt giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ, gia tăng độ phủ sóng và mở rộng chiến lược marketing.
- Supply chain có mặt trong tất cả các hoạt động sản xuất từ hoạch định, tìm nguồn hàng hay thu mua, sản xuất từ nguyên liệu tới thành phẩm,.... Vì vậy, quản lý chuỗi cung ứng chính là quản lý nguồn cung và cầu trong hệ thống doanh nghiệp. Ngoài ra, quản lý Supply chain tốt sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận kinh doanh cho công ty.
- Bên cạnh đó, việc quản lý chuỗi cung ứng tốt còn góp phần đem lại hiệu quả trong hoạt động logistics (hậu cần), phân phối hàng hóa tới tay khách hàng nhanh nhất, giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Sự khác nhau giữa Logistics và Supply chain là gì?
Trong quá trình tìm hiểu Supply chain là gì? Liệu rằng bạn đã biết sự khác biệt giữa logistics và Supply chain là gì chưa? Sau đây là một điểm khác biệt giữa 2 chuỗi cung ứng này:
Về quy mô
- Logistics được bao gồm các hoạt động gói gọn trong phạm vi 1 tổ chức, doanh nghiệp nhất định.
- Supply chain là mạng lưới liên kết (network) giữa các công ty, cá nhân và các đối tác để tạo sản phẩm.
Lĩnh vực hoạt động
- Logistics truyền thống tập trung vào các hoạt động như: Thu mua, phân phối & quản lý hàng tồn kho với vận chuyển hàng hóa là hoạt động chính.
- Supply Chain Management còn bao gồm cả: Marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ khách hàng bao gồm cả quản trị và hoạt động logistic bên trong.
Tầm ảnh hưởng của logistic và Supply Chain
- Logistic có mức độ ảnh hưởng tầm trung và ngắn hạn.
- Đặc biệt, Supply Chain ảnh hướng dài hạn và lâu dài đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Về mục tiêu chính
- Mục tiêu chính của logistics là giảm chi phí vận chuyển và tăng chất lượng dịch vụ.
- Supply Chain có mục tiêu chính là giảm chi phí trên toàn bộ chiến dịch phân phối nhờ việc tăng cường cộng tác và phối hợp với các đối tác khác. Ngoài ra, mục tiêu chính của Supply Chain là tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn chung, hoạt động Logistics là một phần của Supply Chain. Hai hoạt động này sẽ bổ sung và hỗ trợ cho nhau đảm bảo hiệu suất công việc đạt hiệu quả cao.
Cơ hội làm việc trong ngành Supply Chain là gì?
Hiện nay, trong quá trình sản xuất và vận hành, Supply chain đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy điều kiện thuận lợi của ngành Supply chain ở Việt Nam như thế nào?
Điều kiện thuận lợi của Supply chain tại Việt Nam
Hiện nay, thuật ngữ Supply chain phát triển rộng rãi khi nước ta thực hiện chủ trương hội nhập với bạn bè quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa. Nền kinh tế Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của Supply chain, hiện nay có tới hơn 300 nghìn doanh nghiệp trên cả nước tham gia vào ngành Supply chain. Vì vậy, cơ hội việc làm trong ngành này là vô cùng lớn.
Các vị trí trong ngành Supply chain
Dựa trên mô hình chuỗi cung ứng từ lập kế hoạch - sản xuất - tìm nhà cung cấp, phân phối thì ngành Supply chain được chia ra thành 3 nhóm công việc tương ứng với các vị trí như sau:
- Nhóm công việc về lập kế hoạch: bao gồm các vị trí như Supply Chain Planner, Demand Planner, Production Planner, Capacity Planner, Logistics Resource Planner hay Load Planner.
- Nhóm công việc về hoạt động sản xuất, bao gồm các vị trí như: giám sát, trưởng phòng, QA QC quản lý chất lượng, trưởng phòng mua hàng, nhân viên tìm kiếm nguồn hàng, nhân viên quản lý tồn kho, nhân viên thu mua,…
- Nhóm công việc liên quan đến hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa bao gồm các vị trí như: Nhân viên lái xe vận hành hàng hóa, nhân viên phân chia đơn hàng, nhân viên chứng từ, nhân viên phục vụ khách hàng, nhân viên sales, kế toán tổng hợp,…
Mức lương trong ngành Supply Chain
Theo thống kê về nhóm ngành Supply Chain tại Việt Nam có mức lương cao hơn so với mặt bằng chung. Dựa vào vị trí tuyển dụng, kỹ năng và kinh nghiệm có sự chênh lệch đáng kể.
Đối với các vị trí nhân viên có không yêu cầu kinh nghiệm có mức lương dao động từ 5 - 9 triệu VNĐ/ tháng. Vì vậy, vị trí này có ưu điểm là dù bạn học trái ngành hay bạn không được đào tạo chính quy vẫn có thể ứng tuyển vào các vị trí này. Đồng thời, khi bạn đã có kinh nghiệm trong nền tảng này thì rất dễ dàng ứng tuyển vào các vị trí cao cấp, trưởng nhóm với mức lương từ 9 - 15 triệu VNĐ/tháng.
Ngoài ra, trong ngành Supply Chain có rất nhiều cơ hội cho sinh viên học tập và làm việc về chuỗi cung ứng với mức lương bình quân từ 15 - 23 triệu đồng. Đặc biệt, theo Uptalent được biết, hiện nay có rất nhiều công ty chi trả cho những vị trí này mức lương lên tới 80 – 100 triệu VNĐ/tháng.
Kết luận
Như vậy, vừa rồi chúng tôi đã cung cấp đến bạn một số thông tin về Supply Chain là gì và những điểm khác biệt giữa hoạt động Logistic và Supply Chain rồi. Hy vọng, với những thông tin chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình định hướng và tìm cơ hội việc làm.
Để cập nhật thêm kiến thức mới nhất hàng ngày về lĩnh vực Bất động sản/Môi giới bđs - Kinh tế tài chính - Đầu tư – Thị trường IPO - Hỏi đáp phát luật - Công nghệ, hãy truy cập Chuyên trang Tin tức của website Meeyland.com.