meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Suy nghĩ tiêu cực là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh trạng thái tâm lý này

Thứ năm, 29/09/2022-11:09
Những suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, nhanh chóng mất đi ý chí chiến đấu, làm việc. Mỗi người cần biết cách điều chỉnh kịp thời những suy nghĩ của mình để từ đó ổn định hành vi và cảm xúc, tránh làm hại đến bản thân.

Định nghĩa chi tiết về suy nghĩ tiêu cực 

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh được những suy nghĩ tiêu cực khi gặp phải những vấn đề áp lực và khó khăn, sự cố xảy ra trong cuộc sống và công việc.

Suy nghĩ tiêu cực được hiểu một cách đơn giản là những suy nghĩ bi quan, thiếu khách quan và phiến diện dẫn đến tâm trạng mệt mỏi, buồn bã, chán nản, căng thẳng stress, mất đi động lực phấn đấu và tự ti về bản thân.

Tùy thuộc vào tính cách của từng người mà mức độ tiêu cực trong suy nghĩ có thể khác nhau. Ngoài ra những suy nghĩ tiêu cực cũng sẽ còn phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng của sự việc mà con người phải đối mặt và những yếu tố liên quan khác. Thực tế, suy nghĩ sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, cảm xúc và lời nói. Có thể nói suy nghĩ tiêu cực có sự ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm lý con người và chất lượng cuộc sống 

Suy nghĩ tiêu cực kéo dài, không thể triệt tiêu lâu dần sẽ tạo ra những cảm xúc và cả nguồn năng lượng tiêu cực. Việc chìm đắm quá sâu trong những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực còn dẫn đến nhiều vấn đề không tốt về sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, những suy nghĩ tiêu cực không phải luôn luôn là điều xấu xa, tồi tệ. Nếu biết cách kiểm soát, áp chế sự tiêu cực trong suy nghĩ sẽ làm cho con người có cảm xúc đa dạng, tăng thêm những trải nghiệm sống phong phú và tạo ra động lực mạnh mẽ để mỗi cá nhân có thể nỗ lực hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực

Những nguyên nhân tạo ra cảm xúc tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực xảy ra khi con người phải đối mặt với những vấn đề ngoài ý muốn trong cuộc sống, công việc đầy những áp lực nặng nề. Một số nguyên nhân dẫn đến các cảm xúc suy nghĩ tiêu cực:

  • Những sự kiện, sự cố không mong muốn: Những sự kiện, tình huống xảy ra không như mong muốn, kỳ vọng của bản thân đều có thể là nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Những vấn đề thường gặp nhất là trượt kỳ thi, kết quả học tập không được như mong đợi, người thân bị ốm, đột ngột qua đời; bản thân mắc phải lỗi lầm lớn, bị cho thôi việc, bị người thân, người yêu phản bội, bị sếp mắng mỏ, khiển trách, gặp phải sự mâu thuẫn trong các mối quan hệ, đối mặt với các vấn đề tài chính,…
  • Di truyền: Tính cách của một cá nhân có khả năng được di truyền từ bố mẹ của họ. Ngoài ra, yếu tố này cũng có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phương pháp giáo dục và những yếu tố tâm lý xã hội khác. Những người có cha mẹ thường xuyên chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực, sinh trưởng trong một gia đình không hạnh phúc, bị bảo hành khi còn thơ ấu cũng sẽ hình thành nên những suy nghĩ tương tự khi gặp phải những vấn đề khó khăn, không được như ý muốn trong cuộc sống.
  • Bị ảnh hưởng từ suy nghĩ tiêu cực của những người xung quanh: Suy nghĩ và cảm xúc của một cá nhân rất dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi những người xung quanh họ. Rất khó để có thể duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ trong khi bạn bè, đồng nghiệp và những người thân luôn căng thẳng, mệt mỏi, ủ rũ, buồn bã và luôn có những suy nghĩ chán chường, bi quan. 
  • Bị ảnh hưởng bởi lối sống thiếu lành mạnh: Các nghiên cứu khoa học xác định rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa lối sống và cách suy nghĩ của con người. Theo đó, những suy nghĩ tiêu cực thường được bắt nguồn từ lối sống thiếu lành mạnh (lạm dụng chất gây nghiện, chất kích thích, hút nhiều thuốc lá, thường xuyên làm việc quá sức, thiếu ngủ,ăn uống thiếu chất, lười vận động…). Trong khi đó, những người có lối sống khoa học, lành mạnh thường có những suy nghĩ tích cực và cũng sẽ có sự đánh giá vô cùng khách quan khi phải đối mặt với những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống.
  • Do những vấn đề bệnh tâm lý, tâm thần: Suy nghĩ tiêu cực đeo bám tâm trí dai dẳng có thể là những biểu hiện ban đầu của những vấn đề về mặt tâm lý, tâm thần ví dụ như căng thẳng kéo dài, rối loạn nhân cách, rối loạn lo âu, trầm cảm,  rối loạn cảm xúc, bị hoang tưởng,… Những chứng bệnh lý này sẽ gây ra sự bất ổn nghiêm trọng về cảm xúc, hành vi và khiến cho suy nghĩ của con người trở nên tiêu cực và bi quan. Tuy nhiên, những người có vấn đề về tâm lý sẽ không biết cách kiểm soát được chính xác cảm xúc và suy nghĩ của bản thân mình.

Suy nghĩ tiêu cực khiến con người cảm thấy mệt mỏi
Suy nghĩ tiêu cực khiến con người cảm thấy mệt mỏi

Những biểu hiện cụ thể của suy nghĩ tiêu cực 

Suy nghĩ tiêu cực có thể được biểu hiện rất rõ ràng thông qua hành vi và lời nói. Tuy nhiên, một số người cũng luôn cố gắng chôn chặt những suy nghĩ bi quan thay vì tìm cách chia sẻ, tâm sự với người khác. Bạn có thể phát hiện ra những suy nghĩ tiêu cực của người khác thông qua những dấu hiệu sau:

  • Thường xuyên trò chuyện, đề cập đến các vấn đề tiêu cực với sự đánh giá vô cùng chán nản, bi quan. Một số người còn thể hiện rõ những sự đánh giá tiêu cực về tương lai của chính bản thân mình.
  • Khi đánh giá về một sự việc cụ thể nào đó, người sở hữu những suy nghĩ tiêu cực luôn luôn chỉ nhìn vào mặt xấu, sự hạn chế thay vì nhìn nhận những điểm sáng, tích cực. Đây tuy không phải thói quen xấu, nhưng cũng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy, bạn hoặc những người thân xung quanh đang giữ cho mình những suy nghĩ tiêu cực.
  • Người có suy nghĩ tiêu cực đôi khi thể hiện những tâm trạng buồn bã, hình ảnh chán nản trên trang mạng xã hội cá nhân.
  • Suy nghĩ tiêu cực lưu giữ trong lòng quá lâu sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như bất an, lo lắng, bi quan, tuyệt vọng, buồn chán, thấp thỏm, mệt mỏi, chán ghét mọi thứ xung quanh, sợ hãi,…
  • Người giữ những suy nghĩ tiêu cực trong lòng thường ít khi cảm thấy thoải mái, dễ chịu, vui vẻ, ngược lại thường xuyên có cảm xúc, trạng thái tinh thần khá bất ổn, vô cùng nhạy cảm trước những tình huống trong cuộc sống và đôi khi còn dễ cáu kỉnh, nóng giận.
  • Khi đối mặt với những vấn đề bất ngờ xảy ra trong cuộc sống, người có suy nghĩ tiêu cực thường sẽ xu hướng phóng đại tính chất của vấn đề lên và thậm chí là bi kịch hóa cuộc sống của chính bản thân mình.
  • Người có tâm trạng và năng lượng tiêu cực thích sống cô lập, cô độc, tự tách biệt bản thân mình với những người xung quanh.
  • Suy nghĩ bi quan, tiêu cực cũng khiến cho nhiều người rất ngại khi phải tiếp xúc với những người khác, không thích kết bạn, không muốn phải thay đổi cuộc sống, môi trường làm việc học tập, tự giới hạn khả năng của bản thân,…
  • Một đặc điểm thường dễ nhận thấy ở những người có suy nghĩ không tích cực là rất tự ti, không tin tưởng vào khả năng của bản thân, vô cùng thụ động trong cuộc sống, trì trệ trong mọi hoạt động, thường có thói quen đổ lỗi cho người khác, thiếu đi trách nhiệm trong công việc cuộc sống, luôn mệt mỏi, rất uể oải và thường sống và làm việc máy móc, thiếu sáng tạo.

Có thể nói suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống, công việc, học tập của một cá nhân. Nếu bị suy nghĩ tiêu cực hành hạ trong thời gian dài thì sẽ khiến bạn gia tăng nguy cơ bị căng thẳng, trầm cảm, lo âu, đau đầu, mất ngủ…

Những phương pháp cải thiện hiệu quả suy nghĩ tiêu cực

Hầu hết mọi người đều hiểu rất rõ về những tác hại, ảnh hưởng của suy nghĩ tiêu cực nhưng không phải ai cũng biết được phương pháp để vượt qua vấn đề này. Dưới đây là một số cách giúp thay đổi suy nghĩ tiêu cực:

Chia sẻ cảm xúc với bạn bè, người thân

Khi đối diện với những vấn đề bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn, con người khó tránh khỏi những cảm xúc, tâm trạng chán nản, buồn bã và những suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên thay vì chôn sâu cảm xúc tồi tệ trong lòng, bạn nên chia sẻ điều đó với người thân và bạn bè thân thiết để nhận được tư vấn, quan tâm, đồng cảm.

Là người trong cuộc nên đôi khi cách bạn nhìn nhận vấn đề sẽ một chiều, phiến diện và bi quan. Khi bạn kể câu chuyện của mình cho người khác, họ có thể nhìn nhận khách quan về sự sự việc, đưa ra cho bạn lời khuyên hợp lý nhất, giúp bạn phần nào giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra, những người có kinh nghiệm sống dày dặn cũng có thể hỗ trợ bạn tìm ra những giải pháp hoàn thiện, tối ưu nhất cho những vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống của bạn.


Nên chia sẻ cảm xúc tiêu cực với những người thân để được an ủi
Nên chia sẻ cảm xúc tiêu cực với những người thân để được an ủi

Chuyển đổi các suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực

Trên thực tế suy nghĩ tiêu cực không hẳn lúc nào cũng là điều xấu. Nếu kiểm soát được những suy nghĩ tiêu cực đúng cách thì bạn có thể nhìn nhận ra được các mặt còn hạn chế của bản thân, từ đó nỗ lực thay đổi hoàn thiện chính mình. Trong khi đó, những người luôn luôn có suy nghĩ tích cực đôi khi thường sẽ bỏ qua các vấn đề này, không chịu thay đổi bản thân. Bạn cần liên kết chuỗi suy nghĩ tiêu cực với nhau để tìm ra các giải quyết và thay đổi chúng.

Khi bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy nghĩ về chúng theo hướng tích cực hơn, từ đó hoàn thiện thay đổi bản thân mình để từ đó làm cho cuộc sống của bạn trở nên tươi sáng, tốt đẹp hơn. Chẳng hạn như khi bạn hình thành nên những suy nghĩ bi quan, đau khổ về tương lai, hãy lấy đó làm động lực để có thể học tập và làm việc tốt hơn nữa. 


Nên tránh xa những thông tin không tốt
Nên tránh xa những thông tin không tốt

Tránh xa những thông tin có thể gây cảm giác tiêu cực

Sự bùng nổ của mạng xã hội là “con dao hai lưỡi”. Bên cạnh việc chúng đem lại cho người dùng những mặt tích cực như cập nhật nhanh chóng thông tin mới, đưa ra những kiến thức thú vị, kết nối mọi người với nhau nhanh chóng. Tuy nhiên mạng xã hội ngày nay cũng vô tình gây ra suy nghĩ tiêu cực người dùng Internet do sự xuất hiện tràn lan của các thông tin sai lệch, xấu độc và không được kiểm chứng rõ ràng. Chính vì thế bạn cần hết sức chắt lọc thông tin.

Bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức về khái niệm "Suy nghĩ tiêu cực là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh trạng thái tâm lý này". Tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích tại website Meeyland.com nhé!

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước