Sunhouse cùng khát vọng vươn ra khỏi căn bếp, vượt qua biên giới Việt Nam: Mục tiêu doanh thu 10.000 tỷ năm 2025
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Chris Nassetta: Hành trình từ người thông bồn cầu đến vị CEO quyền lực của đế chế HiltonHành trình dần chìm của Xpeng: Mất hơn 83% giá trị dù có tổng mức vốn hóa cao hơn cả FordCEO Phạm Huy Cận: Hành trình 15 năm đồng hành, gắn bó đưa thương hiệu Đỗ Mạnh Cường và SIXDO từ số 0 trở thành thương hiệu nghìn tỷ đồngHành trình phát triển hơn 20 năm và những kỳ tích
Theo ông Lê Tùng - Giám đốc chiến lược của Tập đoàn Sunhouse, chuỗi giá trị của Sunhouse sau hơn 20 năm hình thành và phát triển đã và đang mở rộng tại Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, công ty chủ yếu tập trung vào thương mại cùng với một phần nhỏ có liên quan đến sản xuất. Thời điểm hiện tại, chuỗi giá trị của Sunhouse đã được mở rộng hơn rất nhiều, trải dài từ khâu R&D, nguyên vật liệu cho đến sản xuất và kênh phân phối, sở hữu thương hiệu… Dễ dàng thấy được, chuỗi giá trị của Sunhouse cho đến nay đã gần như trọn vẹn và lớn nhất đối với một doanh nghiệp cùng nền tảng vững chắc đã được xây dựng trong rất nhiều năm.
Giám đốc chiến lược của Tập đoàn Sunhouse nhận định, chu kỳ dịch chuyển nền tảng sản xuất từng đi từ khu vực châu Âu về Nhật Bản, Hàn Quốc và sau đó là Trung Quốc. Hiện nay, Việt Nam và Indonesia đang là những điểm đến đầy triển vọng. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một cách thực tế rằng, Việt Nam không mạnh trong các khâu R&D (nghiên cứu và phát triển) cũng như quản trị chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, đây lại là những khâu mà Sunhouse tập trung trong khoảng thời gian từ 5 cho đến 7 năm qua. Chính nền tảng Sunhouse đã giúp công ty trở thành đối tác sản xuất của một số tập đoàn gia dụng lớn nhất nhì trên thế giới tại Mỹ. Điều đáng nói, Mỹ là một thị trường gần như khó tính bậc nhất, để có thể xuất khẩu một sản phẩm sang quốc gia này sẽ cần phải vượt qua hàng trăm bài test và đạt được hàng loạt các chứng chỉ.
Cho đến nay, Sunhouse có thể hoàn toàn tự hào khi gần như là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam trong ngành hàng gia dụng có thể làm được điều này. Đây cũng chính là nền tảng giúp Sunhouse tự hào là Thương hiệu Quốc gia, chinh phục thành công hàng triệu người Việt.
Ước mơ chinh phục thế giới bằng trí tuệ Việt
Mở rộng chuỗi giá trị từ nhiều năm trước nhưng đến nay Sunhouse mới kể lại hành trình sản phẩm từ khi ra đời cho đến khi về với căn bếp của các gia đình thông qua bao bì sản phẩm. Ông Lê Tùng nhấn mạnh, từ xưa đến nay Sunhouse vẫn thế, cứ làm mà không nói trước. Những câu chuyện được kể trên bao bì giới hạn phiên bản ngày Tết cũng nằm trong định hướng của thương hiệu trong những năm tiếp theo. Khẩu hiệu của Sunhouse theo đó là “Tự hào chất lượng Việt”, điều này được định nghĩa dựa trên 3 yếu tố quan trọng, bao gồm: Con người, trí tuệ và văn hóa.
“Đối với trí tuệ, bây giờ chúng ta đã là những người sở hữu trí tuệ và R&D và quản trị sản phẩm – những khâu mà trước đây chúng ta chỉ có thể chạy theo mà thôi. Còn về con người, chúng ta trước đây có thể là người dân của một quốc gia còn đang phát triển, chưa thực sự có những “con người” về sản xuất, R&D, QC (Quality Control – Kiểm soát chất lượng)... Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong đó có Sunhouse đã chứng minh một điều quan trọng rằng: những con người mang dòng máu Việt Nam hoàn toàn có thể làm được điều này, ngang ngửa con người ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,... và đáp ứng tiêu chuẩn thế giới”, ông Tùng bổ sung.
Cuối cùng, ông Tùng nhấn mạnh rằng, văn hóa Việt được thể hiện rõ nét thông qua các sản phẩm của Sunhouse, thấm nhuần từ cách mà thương hiệu chinh phục thị trường trong nước, từng bước mang nền văn hóa này vươn ra thế giới. Trong thời gian tới, ấp ủ lớn nhất của Sunhouse là làm thế nào để chinh phục thị trường quốc tế nhờ trí tuệ Việt. Đó không chỉ là niềm khao khát mà còn là sứ mệnh mà Sunhouse đặt ra để tiếp tục phát triển.
Mục tiêu doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2025, từng bước vươn ra thế giới
Trong hơn chục năm đầu tiên, Sunhouse chủ yếu làm đồ gia dụng. Ai cũng biết Sunhouse bán đồ gia dụng nhưng chỉ biết ở mức chung chung. Sau một đợt nghiên cứu thị trường, ban lãnh đạo công ty nhận ra, người tiêu dùng không hề biết chính xác Sunhouse là gì. Thời điểm đó, thị phần của Sunhouse tại các nhóm hàng cũng chỉ ở mức 20%.
Vào thời điểm đó, Sunhouse quyết định tập trung vào vị trí số 1, đó chính là căn bếp. Toàn bộ chiến lược của công ty và truyền thông đều xoay quanh khu bếp với slogan vô cùng quen thuộc: “Nhà là bếp. Bếp là Sunhouse”. Chỉ sau 4 năm, người tiêu dùng đã ghi nhớ, thuộc lòng điều này, giúp thị phần Sunhouse với những nhóm sản phẩm trong bếp nhanh chóng leo lên top 1. Đồng thời, các nhóm sản phẩm ngoài bếp cũng hưởng lợi và tăng trưởng theo, ghi nhận top 2, top 3 và cũng có những nhóm chiễm chệ trên top 1.
Hiện tại, khi thị phần nhóm sản phẩm phục vụ căn bếp của Sunhouse đã nằm trong top, công ty quyết định mở rộng định vị thương hiệu, không chỉ gói gọn trong “nhà bếp” nữa mà sẽ là “nhà và bếp”. Đồng thời, Sunhouse cũng từng bước mở rộng dải sản phẩm, không riêng gì đồ gia dụng bếp mà còn nhiều thiết bị tiện ích gia đình khác, mang đến trải nghiệm cuộc sống toàn diện cho người Việt. Ông Tùng nhấn mạnh, chiến lược này đã được xây dựng 7 năm nhưng được hoạch định trước 10 năm và đang trong quá trình thực hiện.
Từ năm 5 năm trước, Sunhouse đã đặt ra mục tiêu 10.000 tỷ doanh số vào năm 2025. Sunhouse có lộ trình hành động cụ thể và ông Tùng khẳng định: “Chúng tôi nhất định sẽ đạt được”. Nhìn lại hơn 20 năm phát triển, “chân thực” chính là bí quyết làm nên thành công của Sunhouse. Chân thực của Sunhouse đến từ hệ thống nhà phân phối, đến từ đại lý và hệ thống khách hàng, cách làm thương hiệu và đưa sản phẩm ra thị trường. Đây cũng chính là văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp và là con người của Chủ tịch Sunhouse. Sunhouse không bao giờ nói quá hay nói trước những gì mình sẽ làm. Hầu như Sunhouse sẽ làm và khi nào làm được mới chia sẻ.
Bên cạnh mục tiêu 10.000 tỷ đồng doanh thu, Sunhouse còn mang trong mình tham vọng vươn ra toàn cầu. Thời gian đầu, công ty hợp tác sản xuất cho các thương hiệu thị trường quốc tế. Sau đó, Sunhouse từng bước tiếp cận thị trường này thông qua những sản phẩm mang thương hiệu của mình.
Đặc biệt, Sunhouse đang nhắm tới các thị trường có lợi thế cạnh tranh về thuế, ví dụ như Mỹ. Ngoài ra, công ty cũng đặt mục tiêu chinh phục thị trường khu vực Đông Nam Á, điển hình như Indonesia. Đặc biệt, trong mục tiêu doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2025, thị trường quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với thị trường Indonesia, Sunhouse đặt mục tiêu chinh phục trong 3 năm. Với Mỹ, công ty đưa ra mục tiêu đến 2030, Sunhouse sẽ lọt Top 10 các thương hiệu gia dụng cung cấp cho thị trường này.