Sunhouse "âm thầm" M&A thành công một nhà máy tại Malaysia, thể hiện tham vọng trên thị trường điện dân dụng
BÀI LIÊN QUAN
2 đại gia ngành bán lẻ Việt Nam WinMart/WinMart+ vs Bách Hóa Xanh: Người ham M&A, kẻ ưa tự làmĐịa ốc Hoàng Quân (HQC) trở lại "đường đua" khi phát hành 100 triệu cổ phiếu huy động vốn M&ADoanh nhân Nguyễn Văn Tuấn: Đại gia 8x “profile” khủng, sở hữu nhiều doanh nghiệp tỷ USD bằng các thương vụ M&A kinh điển“Âm thầm” M&A thành công nhà máy cáp điện nổi tiếng
Theo Nhịp sống kinh tế, mới đây nhất theo tiết lộ của Shark Phú, Sunhouse đã tiến hành M&A thành công với Olympics Cables để sở hữu nhà máy sản xuất tại Việt Nam của tập đoàn này. “Khi sản phẩm gia dụng đã phủ sóng khắp nội địa, Sunhouse tận dụng thị trường và uy tín đã có để M&A một nhà máy chất lượng trong lĩnh vực cáp điện đã chúng tôi từng am hiểu. Việc M&A này giúp Sunhouse nắm bắt ngay thời cơ và tự tin trong việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm dây cáp điện”, Shark Phú cho biết.
Nhiều người tiêu dùng cho rằng, Sunhouse là một thương hiệu uy tín trong ngành gia dụng, thế nhưng ít ai biết được rằng, một trong những bước đi đầu tiên của doanh nghiệp này chính là kinh doanh dây cáp điện. Chính lĩnh vực kinh doanh này đã tạo nền tảng vững chắc cho Tập đoàn. Trong những năm đầu khởi nghiệp, dây cáp điện là sản phẩm chủ lực của Sunhouse, chiếm đến 70% doanh thu.
Theo Sunhouse tiết lộ, nhà máy mà Tập đoàn vừa tiến hành M&A thành công chính là một thành viên của Công ty Olympic Cables thuộc Tập đoàn OSK Group Malaysia với hơn 40 năm kinh nghiệm về việc sản xuất dây cáp xuất khẩu trên thế giới. Nhà máy đó là OVI CABLES (Việt Nam), được thành lập vào tháng 9/2006. Mỗi năm, nhà máy này cho ra lò khoảng 8.000 tấn đồng.
Tại OVI CABLES (Việt Nam), những sản phẩm cáp điện đều phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm International Electrotechnical Commission (IEC), British Standard (BS), Malaysia Standards (MS), Tiêu chuẩn quốc tế ISO. Đồng thời, các sản phẩm này cũng đáp ứng nhu cầu của người dân.
Sau hơn 15 năm hoạt động tại Việt Nam, sản phẩm dây cáp điện của nhà máy OVI CABLES đã góp mặt trong hàng chục công trình bất động sản lớn nhỏ cũng như các nhà máy nổi tiếng khắp cả nước. Những dự án mà dây cáp điện OVI CABLES “tham gia” có thể kể đến như: Các dự án của Tập đoàn Vingroup (Vinhomes, Landmark 81, Vinpearl Land…) hay các nhà máy lớn khắp ba miền (Hanosimex, Toto, Kyocera, Thép Dana…).
Liên quan đến thương vụ M&A mới nhất này, Shark Phú cho biết: “Thay vì xây dựng mới, Sunhouse M&A nhà máy cáp điện OVI CABLES tại Bình Dương để có thể thừa hưởng toàn bộ kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất thiết bị điện và cáp điện cũng như thương hiệu, truyền thống của doanh nghiệp cũ để nhân rộng. Do đó, Sunhouse có thể cung cấp ngay sản phẩm chất lượng cho thị trường Việt Nam”.
Chiến lược chinh phục thị trường điện dân dụng
Theo chia sẻ của Shark Phú, trong những ngày đầu khởi nghiệp, Sunhouse nhập khẩu cáp điện từ Hàn Quốc, Indonesia về Việt Nam để bán. Có những thời điểm, dây cáp điện mang về 70% doanh thu cho tập đoàn. Do đó, Shark Phú khẳng định đây là mảng quen thuộc với Sunhouse. Tuy nhiên, do lựa chọn định hướng sản phẩm mũi nhọn và chủ lực nên Sunhouse tập trung ưu tiên vào việc sản xuất đồ gia dụng trước.
Shark Phú cũng bổ sung rằng, Tập đoàn Sunhouse cho biết việc mở rộng ngành hàng lĩnh vực thiết bị điện, thiết bị điện dân dụng, điện chiếu sáng, sau đó là M&A nhà máy OVI CABLES sẽ giúp cho Tập đoàn có bước tăng trưởng mới, góp phần vào chiến lược tăng trưởng ổn định 25-30% trong giai đoạn 5 cho đến 10 năm sắp tới.
Trước đó, vào năm 2019, Sunhouse cũng đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất đèn LED xuất khẩu trực tiếp đi thị trường Mỹ. Có thể dễ dàng thấy được rằng, Sunhouse sở hữu tầm nhìn xa cùng với tiềm lực kinh tế vững chắc đã liên tục mở ra nhiều nhà máy mới để có thể chớp cơ hội phục hồi sau đại dịch.
Trong tháng 4 vừa qua, Sunhouse vừa mới khai trương một nhà máy sản xuất máy lọc nước RO tại Long An. Trong giai đoạn 1, nhà máy tập trung hoàn thiện hệ thống sản xuất cơ khí, lắp ráp máy lọc nước R.O với công suất khoảng 1.000 – 1.500 sản phẩm mỗi ngày (tương tương với khoảng 40.000 máy lọc nước mỗi tháng).
Đến giai đoạn 2, nhà máy sẽ khai thác hết tổng diện tích hơn 20.000m2 để phục vụ cho việc sản xuất và đưa vào những sản phẩm gia dụng thế mạnh của tập đoàn như nồi chảo, nồi cơm điện, ấm siêu tốc… Bên cạnh đó, Sunhouse cũng đẩy mạnh việc hoàn thiện đội ngũ nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D), quản trị chất lượng (QC) để cho ra đời những sản phẩm có tính địa phương hóa; hợp nhất các quy trình phát triển, sản xuất và bán hàng tại cùng một nơi.
Thông qua việc mở rộng hệ thống nhà máy, đặc biệt tập trung vào khu vực phía Nam, Sunhouse đã và đang hướng tới mục tiêu cung cấp sản phẩm nhanh hơn (khắc phục những hạn chế về logistic khi kho hàng chính đặt tại miền Bắc), chăm sóc hậu mãi tốt hơn cho khách hàng. Đặc biệt hơn cả, các nhà máy tại khu vực sẽ trở thành cầu nối để tập đoàn có thể tiếp cận nhu cầu khách hàng sát sao hơn. Đồng thời, đây cũng là nền tảng để Sunhouse nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm phù hợp với khách hàng ở từng thị trường khác nhau. Trong thời gian tới, Sunhouse hướng tới mục tiêu chinh phục hoàn toàn thị trường phía Nam đầy tiềm năng; tiếp theo nữa là xuất khẩu sang nước lân cận như Thái Lan, Campuchia, Indonesia…