Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn: Đại gia 8x “profile” khủng, sở hữu nhiều doanh nghiệp tỷ USD bằng các thương vụ M&A kinh điển
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Trần Quý Thanh: Ông chủ Tân Hiệp Phát với khát vọng mang đến sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khỏe khách hàngDoanh nhân Đoàn Quốc Huy: Người kế thừa vững chắc của Bim GroupDoanh nhân Võ Thành Đàng: Vị CEO Tâm - Tài của Công ty Cổ phần Đường Quảng NgãiTiểu sử doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn
Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn thường được biết đến với biệt danh “Tuấn mượt”. Ông sinh ngày 6/3/1984 tại Hà Nam, đây cũng chính là nguyên quán của vị đại gia này. Hiện tại, ông Tuấn đang sinh sống tại Vinhomes Riverside (Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội).
Vào năm 2009, Nguyễn Văn Tuấn đã tốt nghiệp trường Đại học Thương mại với tấm bằng Cử nhân của hai chuyên ngành Thương mại quốc tế và Tài chính - Ngân hàng. Cái tên Tuấn mượt nổi danh trong giới tài chính sau nhiều thương vụ M&A bom tấn thu về hàng nghìn tỷ, chấn động thị trường tài chính trong nước.
Doanh nhân Võ Tấn Thịnh: Từ người bán nước mía đến ông chủ của Công ty sản xuất Cáp điện lớn nhất Việt Nam
Là một người đi lên từ hai bàn tay trắng, ông Thịnh đã tạo nên cho mình được một đế chế vững chắc trong ngành Dây cáp điện và là một trong những doanh nhân hội tụ đầy đủ các yếu tố Tâm - Tài - Đức.Doanh nhân Nguyễn Thị Bích Vân: “Nữ tướng” của Unilever với mong muốn tạo ra môi trường thăng tiến cho phụ nữ
Bà Nguyễn Thị Bích Vân là nữ chủ tịch người Việt Nam đầu tiên của Unilever Việt Nam. Trải qua nhiều năm dẫn dắt, bà Nguyễn Thị Bích Vân đã đưa công ty nằm trong TOP đầu về ngành hàng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam.Hành trình phát triển sự nghiệp của doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn
Ông Tuấn là một người lãnh đạo tài tình đồng thời là CEO của hàng loạt các doanh nghiệp danh tiếng với quy mô lớn nhỏ, đa dạng. Đáng chú ý, ông hiện tại đang là người đứng đầu của các công ty lớn đó là Gelex, Viglacera, Cadivi. Quá trình xây dựng sự nghiệp như hiện tại của ông Nguyễn Văn Tuấn đã trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn năm 2013 – 2018: Ông Tuấn đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hạ tầng Fecon.
Giai đoạn 03/2016 – 4/2019: Ông Nguyễn Văn Tuấn là Thành viên HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Đường Sông Miền Nam.
Giai đoạn 04/2016 – 04/2019: Ông đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kho vận Miền Nam.
Giai đoạn 09/2016 – 04/2018: Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Thiết bị đo điện.
Giai đoạn 09/2016 – 01/2018: Ông là thành viên thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam.
Giai đoạn từ 12/2016 đến hiện tại: Đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Năng lượng GELEX.
Giai đoạn từ 05/2017 đến hiện tại: Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dây cáp Điện Việt Nam.
Giai đoạn từ 07/2017 đến hiện tại: Đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH S.A.S – CTAMAD.
Giai đoạn từ 04/2018 – 12/2019: Ông Tuấn là Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị điện GELEX.
Giai đoạn từ 06/2019 đến hiện tại: Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Viglacera – CTCP
Giai đoạn từ 01/2020 đến hiện tại: Đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thiết bị Điện GELEX.
Từ tháng 4/2022 - hiện tại: Chủ tịch HĐQT của Cadivi
Dấu ấn của doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn trên thương trường
Theo tìm hiểu, cột mốc đánh dấu khiến người ta bắt đầu chú ý đến vị doanh nhân 8x này này chính là thương vụ M&A vào cuối năm 2015. Vào thời điểm đó, Bộ Công Thương đã bất ngờ thoái vốn thông qua cú bán hơn 122 triệu cổ phiếu GEX (tương đương gần 79% vốn điều lệ) với mức giá sàn chỉ sau 30 phút mở cửa phiên giao dịch.
Sau thoái vốn, không ai biết người đứng sau Gelex là ai cho đến tháng 9/2016, ông Tuấn đã bất ngờ trở thành CEO và thành viên HĐQT ra mặt cho cổ đông lớn nhất lúc bấy giờ của Gelex. Và sau khi nhậm chức, ông Nguyễn Văn Tuấn đã tiến hành cấu trúc lại Gelex chú trọng sản xuất, kinh doanh 4 mảng chính đó là: Sản xuất kinh doanh thiết bị điện, năng lượng, logistics và bất động sản. Sau đó không lâu, Gelex đã trở thành doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu thiết bị điện lớn nhất tại Việt Nam thông qua việc M&A hàng loạt các doanh nghiệp như Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi), Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh (TBD), Công ty Thiết bị điện Việt Nam (Thibidi), Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM).
Chưa dừng lại ở đó, cái tên “Tuấn Mượt” còn khiến cho giới kinh doanh phải trầm trồ bằng một thương vụ M&A nghìn tỷ khác. Theo đó, Gelex đã chính thức thâu tóm Viglacera vào tháng 4/2019. Và với việc mua lại 27 triệu cổ phiếu VGC, Gelex đã nắm giữ 12,74% vốn của đơn vị này.
Vào cuối năm 2019, Công ty Trách nhiệm Thiết bị điện Gelex (công ty con của Gelex sở hữu 100% vốn) đã tiếp tục thu mua thêm cổ phiếu, nâng tổng sở hữu của Gelex tại Viglacera lên 19,43%.
Gia đình của doanh nhân 8x cùng khối tài sản “kếch xù”
Báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán IB (VIX) cho thấy, bà Đào Thị Lơ - mẹ của ông Nguyễn Văn Tuấn chính là người sở hữu 23% cổ phần của Công ty TNHH Thiết bị và Xây lắp Huy Hoàng. Công ty này có vốn điều lệ là 925 tỷ đồng, trụ sở đặt tại TP. Thái Nguyên. Đáng chú ý, đây là công ty chủ sở hữu đồng thời là cổ đông lớn nhất của Gelex nắm giữa tỷ lệ 23,14%.
Hiện, bà Đào Thị Lơ là cổ đông giữ 10% Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thống nhất Tây Nguyên với tổng vốn điều lệ là 300 tỷ đồng (đây là công ty con của GTNFoods).
Ngoài ra, người phụ nữ quyền lực còn lại trong gia đình là vợ ông Nguyễn Văn Tuấn - bà Dương Thị Hồng Hạnh sinh năm 1987. Bà Hạnh đang sở hữu 51% vốn điều lệ Công ty Huy Hoàng có vốn điều lệ 952 tỷ đồng. Như thế, mẹ và vợ ông Tuấn đều là những cổ đông lớn nhất của Gelex đồng thời nắm quyền chi phối của công ty này. Ngoài Huy Hoàng, bà Dương Thị Hồng Hạnh hiện đang sở hữu 3,2 triệu cổ phiếu của Công ty CP đầu tư và sản xuất Thống nhất – GTNFoods (Mã CK: GTN). Không những thế, nữ doanh nhân này còn có 28% cổ phần của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Quang Dương (quận Hoàng Mai) với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Bà Hạnh cũng từng là người đại diện pháp luật chi nhánh Công ty Cổ phần Khoáng sản Việt - Thái Sơn (Lai Châu) tại TP. Hà Nội, tuy nhiên, công ty này đã ngừng hoạt động từ tháng 8/2015.
Hiện, Công ty TNHH MTV đầu tư GEX đang là cổ đông lớn nhất khi giữ 54 triệu cổ phiếu của Tổng công ty CP Thiết bị điện Việt Nam (Mã CK: GEX) tương đương 23,19 cổ phần.
Thời gian mới đây, ông Nguyễn Văn Tuấn đã đăng ký mua thêm 8 triệu cổ phiếu nâng tỷ lệ sở hữu từ 17,72% lên 18,75% vốn điều lệ tại Gelex. Và với số lượng hơn 146 triệu cổ phiếu đang nắm giữ trong tay, doanh nhân Tuấn mượt đang sở hữu khối tài sản hơn 6.500 tỷ đồng. Tính đến thời điểm ngày 29/11, ông Nguyễn Văn Tuấn đã nắm trong tay 192 triệu cổ phiếu GEX với tỷ lệ là 22,58%.
Ngoài ra, ông Tuấn còn nắm giữ trong tay hàng loạt các cổ phiếu của những công ty liên quan. Tính đến thời điểm giữa năm 2021, ông đang nắm giữ gần 45 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà (VCW), giá trị tương đương 2,131.4 tỷ đồng. Hơn thế, ông Tuấn còn sở hữu gần 16 triệu cổ phiếu Tổng Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển KCN Dầu khí-Long Sơn (PXL) với giá trị lên đến 156.4 tỷ đồng. Cùng với 29 triệu cổ phiếu VIX, chiếm tỷ lệ sở hữu 10,56% hiện tại, đại gia Nguyễn Văn Tuấn đang đứng vị trí 15 trong TOP những người giàu nhất thị trường chứng khoán.
Năm 2022, Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn cam kết sẽ mua 10 triệu cổ phiếu GEX
Mới đây, Tập đoàn Gelex (HoSE:GEX) vừa tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vào sáng ngày 12/5. Ở phần thảo luận, trả lời về việc giá cổ phiếu GEX mất hơn 50% giá trị trong thời gian vừa qua, ông Nguyễn Văn Tuấn đã chia sẻ triển vọng của doanh nghiệp vẫn đúng với đánh giá của ban lãnh đạo. Bản thân của ông Tuấn cũng đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu GEX đồng thời cam kết sẽ mua để đồng hành lâu dài cùng với các cổ đông.
Khi nói về quy trình phát hành trái phiếu, doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn cho biết Gelex đã phát hành cho các định chế tài chính nước ngoài như CGIF, Shinhan. Còn trong nước phát hành cho các ngân hàng như Maritime Bank (HoSE:MSB) và TPBank (HoSE:TPB), tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật. Đối với quy trình mua lại doanh nghiệp nhà nước, khi Chính phủ có chủ trương thoái vốn, Gelex cũng đã tiến hành tham gia đấu giá, chào mua công khai, giao dịch theo phương thức theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận trên sàn theo đúng luật chứng khoán.
Thành tựu của Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn với Gelex
Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn từng khẳng định “Chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới của Gelex là tiếp tục mở rộng lĩnh vực sản xuất công nghiệp sang các lĩnh vực sản xuất có tính chất tương đồng/ bổ trợ cho mảng sản xuất truyền thống của công ty như mảng sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời, Gelex cũng không ngừng nhân rộng các mô hình kinh doanh thành công trong các lĩnh vực logistics, năng lượng tái tạo và bất động sản”.
Dưới sự điều hành của doanh nhân Tuấn mượt, Gelex đã phát triển khá rực rỡ với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh theo từng năm. Trong năm 2018, doanh thu Gelex đạt 13.699 tỷ đồng, so với năm 2017 tăng 14%. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 1.283 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 942,4 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 42%. Trong năm 2018, doanh thu của Gelex ghi nhận tăng trưởng ở tất cả các lĩnh vực. Trong quý 4/2021, Gelex đã ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 9.428 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng trưởng 60%. Lợi nhuận gộp tăng trưởng đến 79% lên 1.525 tỷ đồng. Cũng nhờ thế mà biên lãi gộp cải thiện từ 14,5% lên 16,2%. Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính cũng ghi nhận tăng đột biến từ 74 tỷ đồng lên 377 tỷ đồng nhờ vào các khoản lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi đầu tư chứng khoán cũng như đánh giá lại các khoản đầu tư. Chi phí đầu tư và chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp cũng đi lên đáng kể.
Và sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, GEX đã ghi nhận lãi sau thuế 504 tỷ đồng trong quý 4/2021, so với cùng kỳ năm trước tăng 49%. Còn lũy kế cả năm 2021, GEX có lãi trước thuế là 2.054 tỷ đồng, so với năm 2020 tăng gần 72% và vượt 60% kế hoạch mà đại hội cổ đông giao phó. Doanh thu thuần ghi nhận 28.585 tỷ đồng, so với mục tiêu đề ra tăng 59%.