meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Võ Tấn Thịnh: Từ người bán nước mía đến ông chủ của Công ty sản xuất Cáp điện lớn nhất Việt Nam

Thứ năm, 05/05/2022-10:05
Là một người đi lên từ hai bàn tay trắng, ông Thịnh đã tạo nên cho mình được một đế chế vững chắc trong ngành Dây cáp điện và là một trong những doanh nhân hội tụ đầy đủ các yếu tố Tâm - Tài - Đức.

Ông Võ Tấn Thịnh là ai?

Ông Võ Tấn Thịnh sinh năm 1962 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là một người có đam mê làm kinh tế và chấp nhận được những mạo hiểm và sẵn sàng vật lộn với thương trường để từ đó tạo dựng nên được đế chế vững chắc trong thị trường Dây cáp điện tại Việt Nam. Hiện tại, ông Võ Tấn Thịnh đang giữ vai trò là Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Cáp điện Thịnh Phát. 


Chân dung ông Võ Tấn Thịnh - Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Địa ốc - Cáp điện Thịnh Phát
Chân dung ông Võ Tấn Thịnh - Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Địa ốc - Cáp điện Thịnh Phát

Hành trình khởi nghiệp của ông Võ Tấn Thịnh

Ông Võ Tấn Thịnh xuất thân là người gốc người miền Trung được sinh ra và lớn lên giữa Sài Gòn nên ngay từ nhỏ ông đã quen với sự chịu thương, chịu khó. Thương cha với nghề mộc để kiếm cơm cho cả gia đình chính vì thế lúc còn đi học ông đã là một thợ phụ đắc lực cho cha. Vào tuổi 18, bạn bè đồng trang lứa vẫn đang nhận được sự bao bọc từ gia đình nhưng ông Thịnh đã phải bươn chải ra bên ngoài để kiếm sống. Được biết, từ lúc sáng sớm đến thời điểm thành phố lên đèn ông Võ Tấn Thịnh - lúc này đang là chàng trai trẻ vẫn miệt mài làm việc quên cả thời gian trong xưởng nhỏ sản xuất nước mía để có thể kịp giao hàng cho khách. Cũng ngay từ lúc này, chữ tín được ông Thịnh chú trọng và đặt nó lên hàng đầu. 

Người ta hay nói rằng, tuổi trẻ luôn thích thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau nên gia đình sẽ không ngạc nhiên khi ông Thịnh từ bỏ công việc đóng xe nước mía. Đến năm 1985, Ông Chính thức về làm thợ chính của cơ sở Thịnh Phát chuyên về sản xuất bông cửa sổ và cửa chính từ phế liệu. Trong quá trình vừa làm thợ chính vừa làm quản lý tại đây đã giúp ông Thịnh tích lũy được ít vốn liếng và kinh nghiệm. 

Vào năm 1987, khi đã cảm thấy bản thân đã đủ lông, đủ cánh, với số vốn ít ỏi trong tay cùng sự trợ giúp từ gia đình, Ông Thịnh đã liều mình đứng ra làm chủ một cơ sở chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng dây. cáp điện Thịnh Phát. Để có thể đi đến quyết định này, ông Thịnh cho biết bản thân đã trăn trở và suy tư suốt một thời gian dài. Bước đầu, ông chọn mặt hàng dây và cáp điện để tiến hành sản xuất kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc sẽ phải gánh luôn trách nhiệm về độ an toàn cho người sử dụng. 

Bằng sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ, sau 10 năm, cơ sở Thịnh Phát của doanh nhân trẻ Võ Tấn Thịnh đã được nâng lên một tầm cao mới với tên gọi là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thịnh Phát. Từ một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cùng vài nhân viên, qua nhiều tháng năm thăng trầm, số lượng nhân viên của Thịnh Phát đã vượt lên con số 250 và vốn đầu tư cũng đạt 250 tỷ đồng. 


Công ty Cổ phần Địa ốc - Dây cáp điện Thịnh Phát 
Công ty Cổ phần Địa ốc - Dây cáp điện Thịnh Phát 

Ông Thịnh là người thấm thía được sự nghèo khổ từ những ngày còn làm thợ nên các khoản lợi nhuận của công ty ông đều dành để chăm lo cho những người lao động. Được biết, mức thu nhập của người lao động trong công ty của ông không ngừng tăng lên theo thời gian. Ông Thịnh quan niệm rằng một khu thu nhập ổn định và tương xứng với sức lao động bỏ ra thì họ mới toàn tâm toàn ý cống hiến cho công việc. 

Bước đầu là một chủ cơ sở lên làm giám đốc của một Công ty Trách nhiệm hữu hạn là một khoảng cách không hề nhỏ. Với quy mô lớn thì đồng nghĩa với việc ông Thịnh phải ngày càng giỏi hơn, chuyên nghiệp hơn. Nhận thấy được điều đó ông đã chú tâm vào học ngoại ngữ và tin học nhằm bù đắp lại quãng thời gian phải vùi đầu vào kiếm từng bữa cơm. Từ năm 1996 đến hiện tại, Ông Thịnh đã không ngừng theo đuổi những khóa huấn luyện trong nước về công tác quản lý đến xây dựng thương hiệu. Tuy vậy, ông Thịnh vẫn có quan niệm rằng có bao nhiêu bằng cấp đi nữa cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu như những việc mình làm đi ngược lại với lợi ích của khách hàng hay nhân viên. 

Hiện nay, tên tuổi của ông Võ Tấn Thịnh cùng Công ty Cổ phần Dây cáp điện Thịnh Phát không còn quá xa lạ đối với mọi người. Bên cạnh việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, ông còn chú trọng đến những hoạt động vì cộng đồng tại các địa phương trên cả nước. Thấu hiểu được cái nghèo khó của nhiều vùng mà ông Thịnh cùng công ty đã thành lập nên Quỹ ủng hộ cộng đồng với kinh phí hoạt động là 0,5% lương tháng của mỗi Cán bộ, công nhân viên trong công ty. Nhờ quỹ này mà những căn nhà tình nghĩa dành cho các đồng bào các địa phương đã được thành hình hay những con đường sình lầy được nâng cấp ở nhiều cùng quê. 

Tổng giám đốc Cáp Điện Thịnh Phát: Có lúc tình thế bế tắc, tôi vẫn phải cố tỏ ra bình thản...

Ông Võ Tấn Thịnh từng ví việc kinh doanh dây cáp điện như đi dây tử thần bởi đây là ngành có rất nhiều rủi ro và mạo hiểm. Tuy vậy nhưng có thể thấy, trong những năm tháng phát triển, Thịnh Phát vẫn liên tục đạt được nhiều giải thưởng cao quý cùng kết quả kinh doanh ấn tượng. 

Ông Thịnh chia sẻ rằng: “Trong cuộc đời doanh nhân chúng ta sẽ không tránh khỏi những biến cố tác động trực tiếp từ bên ngoài, quan trọng là chúng ta phải biết tự đánh giá lại bản thân và biết mình đang đứng ở tình hình nào và nội lực của bản thân có thể kham nổi những dự án đã được hoạch định kia không từ đó mới đưa ra được những chiến lược phù hợp”. 

Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế đang còn khó khăn như hiện nay, ông Thịnh cũng có lời khuyên rằng các doanh nhân cũng cần tỉnh táo để có thể nhìn ra được tiềm năng trong tương lai và quan trọng hơn là dám dồn vốn để có thể thực hiện được kế hoạch của công ty. Bởi nếu biết đón đầu các cơ hội thì khi kinh tế có sự hồi phục sẽ có khả năng thành công cao. 

Vào năm 2007, trong bối cảnh ngành bất động sản đang nóng, các doanh nghiệp đua nhau vào đầu tư thì ông Thịnh cũng bị cuốn theo dòng chảy và có sự phân vân giữa đầu tư vào lĩnh vực cốt lõi hay chuyển sang đầu tư bất động sản. Tuy nhiên sau đó ông đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực chính mà bản thân đang làm. Thời điểm đó ông đã đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy mới tại Khu công nghiệp Thịnh Phát tại Long An. 


Ông Võ Tấn Thịnh từng ví việc kinh doanh dây cáp điện như đi dây tử thần bởi đây là ngành có rất nhiều rủi ro và mạo hiểm
Ông Võ Tấn Thịnh từng ví việc kinh doanh dây cáp điện như đi dây tử thần bởi đây là ngành có rất nhiều rủi ro và mạo hiểm

Khi nhớ lại thời điểm này ông Thịnh cũng bộc bạch rằng: “Khi tôi quyết định bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư xây dựng nhà máy nhiều người đã tỏ ra lo lắng và cũng có không ít lời ra tiếng vào khiến đôi lúc bản thân cũng băn khoăn và suy đi tính lại”. 

Tuy vậy nhưng với phương châm đặt ra của bản thân là Làm ăn thì phải mạo hiểm nhưng ở trong khuôn khổ cho phép và ông Thịnh nhận được lợi thế của bản thân nên đã quyết định đầu tư vào cả hai. Và khi Thịnh Phát đầu tư xây dựng nhà máy với công suất và quy mô lớn, lợi thế đầu tiên có được chính là giá trị sản phẩm được nâng lên đồng thời nhiều khâu sản xuất đã được cải tiến để có thể tiết giảm được sự thất thoát và có được giá thành tốt hơn. 

Tuy nhiên, lợi thế lớn hơn của Thịnh Phát chính là làm cho đối tác tin tưởng bởi một khi có sự đầu tư nghiêm túc cũng là cách chứng minh năng lực doanh nghiệp đối với các đối tác. Chính vì thế mà khi các nhà thầu ở các nước lân cận đã không thực hiện hợp đồng lý do là bỏ thầu quá thấp dẫn đến mất niềm tin ở các nhà đầu tư. Sau đó họ đã tiến hành thẩm định cũng như có sự đánh giá cao nội lực của Thịnh Phát và tiến hành lựa chọn là đối tác tin cậy. 

Ông Thịnh cùng bày tỏ để có được những hợp đồng lớn thì những năm trước công ty đã không ít lần cắn răng chịu lỗ hoặc chấp nhận huề vốn nên sự tin tưởng của khách hàng đối với Thịnh Phát vẫn cao và những dự án sau các đối tác đó lựa chọn Công ty để hợp tác. 

Ông Võ Tấn Thịnh chia sẻ bí quyết giải quyết khủng hoảng trong kinh doanh

Ông Thịnh chia sẻ rằng khi kinh tế khủng hoảng thì một ngày phải họp với bộ phận kinh doanh lẫn tài chính đến bốn lần để có thể tìm, ra được đầu ra sao cho hiệu quả. Điều khó nhất đối với một người lãnh đạo theo ông Thịnh thì đó là phải giải quyết nhưng cũng phải cân bằng được những mâu thuẫn giữa bộ phận kinh doanh với người lãnh đạo. Bởi bộ phận kinh doanh nghĩ làm sao có thể đem lại doanh số mà người lãnh đạo thì trăn trở làm sao có thể đem lại được doanh thu. Mà trong tình hình thị trường ít có sự sôi động thì tâm lý khách hàng thường có sự ngâm nợ rất lâu nên việc cân bằng được bài toán bán được hàng và thu được tiền là một quyết định khó, nếu xử lý không khéo sẽ dẫn đến việc họ tự ái và bỏ mình luôn. 

Để có thể giải quyết được khó khăn này, ông Thịnh cho biết: “Tôi tiến hành cho rà soát một cách khéo léo thông tin khách hàng từ thực trạng kinh doanh các đại lý và thậm chí chấp nhận loại bỏ những khách hàng có tỷ lệ rủi ro cao”. 

Được biết, quan điểm của ông Thịnh rất rõ ràng ràng rằng trong tình hình quá bi đát thì cần phải biết giữ mình trước, nếu cứ sợ khách giận thì sẽ không thể tồn tại. 

Bán Cáp điện Thịnh Phát cho người Thái, Ông Võ Tấn Thịnh quyết định chơi lớn tại Công ty Cổ phần Long Hậu

Sau thương vụ bán Công ty Cổ phần Cáp điện Thịnh Phát cho người Thái với giá 240 triệu USD, Ông Võ Tấn Thịnh đã mạnh dạn chi tiền tỷ để mua lại cổ phiếu của Công ty Cổ phần Long Hậu (LHG) và trở thành cổ đông lớn thứ hai tại đây. Cụ thể, vào ngày 22/8/2020, Ông Thịnh đã mua vào 3,48 triệu cổ phiếu LHG và nâng tỷ lệ sở hữu lên 11% . Trong suốt thời gian giao dịch, Cổ phiếu của LHG giữ ở mức bình quân là 25.000 đồng, ở mức giá này thì ông Thịnh đã phải chi khoảng 87 tỷ đồng để có thể thực hiện được thương vụ trên. 


Ông Thịnh đã quyết định chơi lớn tại LHG sau thương vụ bán đứa con tinh thần cho người Thái
Ông Thịnh đã quyết định chơi lớn tại LHG sau thương vụ bán đứa con tinh thần cho người Thái

LHG là một trong những ông lớn chuyên về lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp ở Miền Nam khi sở hữu trong tay 3 khu công nghiệp khủng đó là: Khu Công nghiệp Long Hậu, Khu công nghiệp Long Hậu mở rộng, Khu Công nghiệp Long Hậu 3. Theo ghi nhận thì doanh thu và lợi nhuận của LHG có sự tăng trưởng tích cực, điển hình như nửa đầu năm 2020, doanh thu và lợi nhuận của đơn vị này đạt lần lượt là 387 tỷ đồng và 110 tỷ đồng. 

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước