Doanh nhân Tô Dũng Thái - tân Chủ tịch VNPT là ai?
BÀI LIÊN QUAN
Chủ tịch Lê Thị Băng Tâm: Vị nữ tướng gánh vác cơ nghiệp tỷ đô của "ông lớn ngành sữa Việt" VinamilkÔng Hồ Nhân vẫn giữ ghế Chủ tịch Nanogen, tập trung vào việc nghiên cứu và kinh doanhÔng Hồ Nhân sở hữu khối tài sản "không phải dạng vừa", giàu ngang ngửa nhiều chủ tịch doanh nghiệp lớnCách đây không lâu, ông Tô Dũng Thái đã được bổ nhiệm đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) từ ngày 7/12/2021. Quyết định này được chính Phó thủ tướng Lê Minh Khái ký.
Trong khoảnh khắc “chuyển giao” quan trọng, Tân Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT Tô Dũng Thái chia sẻ, đây là thời điểm cần thiết để VNPT có những bước đi hiệu quả trong quá trình thực hiện thành công chiến lược phát triển VNPT 4.0. Đây cũng chính là thời điểm chuyển mình, đồng thời là giai đoạn bản lề giúp VNPT đi tới đích tiên phong dẫn dắt triển khai chuyển đổi số tại Việt Nam, sớm hoàn thành mục tiêu là Tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam.
Cụ thể, ông Tô Dũng Thái nhấn mạnh: “Tôi nhận thức rõ trách nhiệm cá nhân của mình phải cùng tập thể lãnh đạo Tập đoàn và toàn thể cán bộ công nhân viên của VNPT bắt nhịp với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, sự phát triển thần tốc của công nghệ để đưa Tập đoàn phát triển mạnh mẽ”.
Chủ tịch VNPT Tô Dũng Thái là ai?
Ông Tô Dũng Thái sinh năm 1967, là thạc sĩ kỹ thuật điện tử viễn thông. Ông bắt đầu gia nhập VNPT Hà Nội từ năm 1992. Ông Thái từng nắm giữ vai trò lãnh đạo tại nhiều đơn vị trực thuộc VNPT Hà Nội. Đặc biệt, ông còn đảm nhiệm vị trí Giám đốc VNPT Hà Nội giai đoạn 2013-2015.
Tháng 12/2015, ông trở thành Tổng giám đốc VNPT VinaPhone. Từ tháng 4/2019, ông Tô Dũng Thái được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc tập đoàn VNPT kiêm vị trí Chủ tịch Tổng công ty VNPT VinaPhone.
Từ ngày 16/8/2021, ông Tô Dũng Thái đã được giao phụ trách HĐTV tập đoàn VNPT, thay thế cho cựu Chủ tịch Phạm Đức Long - người được bổ nhiệm là Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông.
Quá trình công tác cụ thể của ông Tô Dũng Thái:
Từ tháng 12/1992 đến tháng 02/2000: Kỹ sư thông tin, Trung tâm chuyển mạch-Truyền dẫn, Công ty Điện thoại Hà Nội, Bưu điện TP Hà Nội.
Từ tháng 02/2000 đến tháng 02/2002: Phó trung tâm chuyển mạch-Truyền dẫn, Công ty Điện thoại Hà Nội, Bưu điện TP Hà Nội.
Từ tháng 02/2002 đến tháng 06/2002: Phó phòng Quản lý Kỹ thuật, Công ty Điện thoại Hà Nội, Bưu điện TP Hà Nội.
Từ tháng 07/2002 đến tháng 02/2003: Trưởng phòng Quản lý Kỹ thuật, Công ty Điện thoại Hà Nội, Bưu điện TP Hà Nội.
Từ tháng 03/2003 đến tháng 04/2004: Phó Giám đốc Công ty Điện thoại 2, Bưu điện TP Hà Nội.
Từ tháng 05/2004 đến tháng 09/2004: Quyền Giám đốc Trung tâm điều hành thông tin, Bưu điện TP Hà Nội.
Từ tháng 10/2004 đến tháng 05/2007: Giám đốc Trung tâm điều hành thông tin, Bưu điện TP Hà Nội.
Từ tháng 05/2004 đến tháng 12/2007: Giám đốc Ban Quản lý dự án Công trình thông tin, Bưu điện TP Hà Nội.
Từ tháng 01/2008 đến ngày 17/12/2012: Giám đốc Ban Quản lý dự án Công trình thông tin, Viễn thông Hà Nội.
Từ ngày 18/12/2012 đến ngày 07/10/2013: Phó Giám đốc Viễn thông Hà Nội.
Từ ngày 09/07/2013 đến ngày 24/04/2015: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần HACISCO.
Từ tháng 12/2015 đến tháng 3/2019: Tổng giám đốc VNPT VinaPhone.
Từ tháng 4/2019 đến ngày 15/8/2021: Phó tổng giám đốc tập đoàn VNPT kiêm vị trí Chủ tịch Tổng công ty VNPT VinaPhone.
Từ ngày 16/8/2021: Phụ trách HĐTV tập đoàn VNPT.
Từ ngày 7/12/2021: Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT).
6 nhiệm vụ trọng tâm của VNPT
Trong buổi phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Tô Dũng Thái chia sẻ để thực hiện thành công chiến lược phát triển VNPT 4.0 cần triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, VNPT phải tiên phong trong việc nghiên cứu, làm chủ cũng như ứng dụng các công nghệ mới, trong đó phải kể đến công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), đúng tinh thần Made in Việt Nam và Chỉ thị 01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; thực hiện nghiên cứu để làm chủ các công nghệ lõi, hướng tới sản xuất thiết bị công nghệ 4.0.
Thứ hai, VNPT trở thành doanh nghiệp trụ cột, dẫn dắt chương trình chuyển đổi số đất nước bám sát tinh thần của Nghị quyết 52/2019 của Bộ chính trị về việc Việt Nam chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, Tập đoàn VNPT sẽ tham gia một cách chủ động, sâu rộng vào những hoạt động chuyển đổi số trong cả 3 lĩnh vực: Chuyển đổi số chính phủ; Chuyển đổi số doanh nghiệp và Chuyển đổi số cá nhân.
Thứ ba, trong quản lý điều hành thực hiện theo nguyên tắc "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" - nhất quán về mục tiêu nhưng thực hiện linh hoạt. Theo đó, mô hình tổ chức phải linh hoạt, mang tính mở; phát huy được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, người đại diện vốn, kiểm soát viên của Tập đoàn tại các công ty.
Thứ tư, tập trung phát triển nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là lãnh đạo cấp chiến lược đủ phẩm chất uy tín, ngang tầm nhiệm vụ với cơ cấu hợp lý để lãnh đạo dẫn dắt thực hiện chiến lược VNPT 4.0.
Thứ năm, tập trung đổi mới về cơ chế chính sách, trên tinh thần là cơ chế, chính sách được ban hành phải linh hoạt, đồng bộ, có tính đột phá, đặc biệt trong khâu tổ chức triển khai thực hiện để tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tường minh, tạo động lực mạnh mẽ cho các tập thể và cá nhân thực hiện nhiệm vụ.
Thứ sáu, luôn thể hiện rõ trách nhiệm của một doanh nghiệp nhà nước đối với Nhà nước và toàn xã hội trong mọi hoàn cảnh, thông qua việc nộp ngân sách và tham gia tích cực, có trách nhiệm, hiệu quả vào những hoạt động an sinh xã hội.
Năm 2020, tập đoàn VNPT đặt kế hoạch doanh thu công ty mẹ đạt 45.165 tỷ, lợi nhuận đạt 5.326 tỷ đồng. Năm ngoái, tập đoàn đạt doanh thu hợp nhất 52.155 tỷ đồng, lãi hơn 7.120 tỷ đồng; doanh thu và lợi nhuận công ty mẹ lần lượt đạt 43.220 tỷ và 5.150 tỷ đồng.