Sức ép của đồng USD mạnh lên hàng hóa Mỹ
BÀI LIÊN QUAN
Mỹ hưởng lợi lớn nhờ sức mạnh của đồng USD, có thể sẽ không “nhúng tay” vào thị trường tiền tệNhững dự báo về nguy cơ đồng bảng Anh ngang giá đồng USDNgười Mỹ có thể giảm bớt gánh nặng từ lạm phát nhờ sức mạnh vượt trội của đồng USDTheo VnExpress, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ đang rẻ hơn do đồng bạc xanh tăng vọt so với yen Nhật, euro, bảng Anh và các loại tiền tệ khác trên thế giới. Thế nhưng, hàng hóa được sản xuất bởi Mỹ đang dần trở nên đắt hơn với người mua quốc tế. Có nhà máy ở nước ngoài, các nhà sản xuất Mỹ ghi nhận doanh số bán hàng bằng ngoại tệ của họ hiện nay cũng có mức giá thấp hơn vì tỷ giá hối đoái không được thuận lợi.
Theo các nhà phân tích, tỷ giá không thuận lợi có thể khiến doanh thu của các nhà sản xuất công nghiệp giảm đi khi họ bắt đầu báo cáo kết quả hàng quý vào cuối tháng 10 này. Theo dự báo của RBC Capital Markets, mức độ liên quan của yếu tố này đối với sụt giảm doanh số sẽ là 5,1% với 3M; 3,4% với Carrier Global và 2% với GE.
Những người ủng hộ ngành sản xuất của Mỹ tỏ ra lo ngại rằng nếu các nhà sản xuất chứng kiến lợi nhuận giảm đi vì đồng USD mạnh hơn, thì họ sẽ không mặn mà trong việc đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động trong nước. Ngoài ra, những doanh nghiệp nước ngoài sẽ nhận thấy việc bán sản phẩm của họ dễ dàng hơn đối với người mua tại Mỹ.
Ước tính tự động hóa logistics toàn cầu đạt hơn 121 tỷ USD sau 5 năm
Theo dự đoán của các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của thị trường tự động hóa logistics toàn cầu sẽ đạt 12,87% từ năm 2021 đến năm 2027.Các tỷ phú Mỹ mất 83 tỷ USD, lạm phát vượt dự báo
Tài sản của các tỷ phú giàu nhất nước Mỹ đã “bốc hơi” 93 tỷ USD trong phiên giao dịch ngày 13/9, trong bối cảnh lạm phát nước này tăng cao hơn dự báo, khiến các thị trường chao đảo. Đây được xem là mức giảm tài sản theo ngày cao thứ 9 trong lịch sử.8 USD một bó rau diếp: Kinh hoàng với lạm phát ở Australia
Người dân Australia đang phải đối mặt với chi phí sinh hoạt tăng vọt, do tác động kép của giá xăng, dầu và lãi suất tăng.Harry Moser, Chủ tịch Reshoring Initiative - nhóm cố vấn cho các công ty quan tâm đến việc hồi hương sản xuất đã đưa ra nhận định: “Nó có thể làm suy yếu sự hồi phục của các công ty Mỹ”.
Dữ liệu của Trading Economics cho thấy chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn là Dollar Index đã phục hồi lên mức trên 113 điểm ngày 10/10, sau khi lao dốc xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tuần, vào hôm 5/10, ở mức dưới 110.
Đồng USD tăng giá xuất phát từ việc nền kinh tế Mỹ bùng nổ sau khi mở cửa trở lại và nỗ lực kìm hãm lạm phát bằng cách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Theo đó, Fed đã đẩy mạnh giá trị của USD hiệu quả so với những đồng tiền tệ khác, trong bối cảnh giới đầu tư trên toàn cầu chuyển đổi đồng tiền của họ sang đồng USD để hưởng lợi suất cao hơn khi mua trái phiếu kho bạc.
Theo các nhà phân tích, sự gián đoạn toàn cầu vì xung đột tại Ukraine cùng với việc các nền kinh tế khác suy yếu trên thế giới đã làm tăng lên sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ.
Các doanh nghiệp Mỹ có hoạt động kinh doanh lớn tại châu Âu đang chứng kiến nhu cầu suy yếu do nền kinh tế EU giảm tốc vì tỷ giá hối đoái không thuận lợi. Trong quý II, các nhà sản xuất thiết bị gia dụng Whirlpool tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi đã chứng kiến doanh số bán hàng giảm 19% so với cùng kỳ. Nếu chỉ tính yếu tố tỷ giá, đã nắm giữ khoảng 9 điểm phần trăm của sự sụt giảm.
Doanh số của nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp Agco có tới hơn 1 nửa thuộc về Trung Đông và châu Âu. Tỷ giá bất lợi trong nửa đầu năm đã đánh bay mức tăng doanh thu 8,5% ở hai khu vực này. Kết quả cho thấy doanh số bán hàng của công ty giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo dự báo của nhà sản xuất động cơ diesel Cummins, đồng USD mạnh hơn sẽ khiến doanh thu năm 2022 giảm từ 2% đến 3% và lợi nhuận giảm khoảng 1%. Một số tác động tiêu cực từ việc bán hàng bằng ngoại tệ có thể được bù đắp bằng việc linh kiện được nhập khẩu từ các nhà máy của họ ở Ấn Độ, Anh và Trung Quốc để bán tại Mỹ.
Giá USD mạnh lên về mặt thuận lợi đang giúp một số nhà sản xuất Mỹ mua những linh kiện từ nước ngoài nhằm sử dụng ở những nhà máy của họ. Theo một số giám đốc điều hành, họ đang tìm ra giá nhập khẩu tốt hơn trong thời gian gần đây vì sức mua của đồng bạc xanh được cải thiện ở những nước có đồng tiền nội tệ yếu hơn.
Generac Holdings, trụ sở tại Wisconsin đã mua những linh kiện cho máy phát điện của mình từ Đài Loan, Nhật Bản, châu Âu và những nhà cung cấp từ nước ngoài khác. Aaron Jagdfeld, Giám đốc điều hành Generac, cho biết: “Chúng tôi cho rằng giá của đồng USD tăng lên sẽ là hữu ích để bù lại những chi phí hậu cần cao hơn”.
Thế nhưng, vẫn chưa rõ về toàn bộ ảnh hưởng của đồng USD mạnh hơn so với hàng nhập khẩu của Generac. Bởi lẽ các chi phí nhập khẩu khác vẫn tăng, trong đó có thuế quan của Mỹ với các bộ phận nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Ông nói: “Sẽ cần thêm thời gian mới biết được tác động trong chuỗi cung ứng”.
Theo các nhà kinh tế, ngân hàng trung ương tại các nước khác sẽ theo chân Fed bằng cách nâng lãi suất trong những tháng tới. Kết quả, sự chênh lệch giữa lãi suất tại Mỹ và những quốc gia khác thu hẹp lại, khiến nhu cầu của các nhà đầu tư với USD giảm đi và giá trị của nó bắt đầu giảm vào giữa năm sau.
Bên cạnh đó, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng lên trong giai đoạn đại dịch, điều này càng khiến áp lực với giá trị USD giảm hơn nữa. Các doanh nghiệp Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu với cả sản phẩm tiêu dùng cao hơn.
Joel Prakken, Đồng trưởng bộ phận kinh tế Mỹ của S&P Global Market Intelligence nhận định: “Sau dịch bệnh Covid 19, sự hồi phục tại Mỹ vô cùng tích cực và nó thu hút rất nhiều hàng nhập khẩu”. Ông cho rằng thâm hụt thương mại của Mỹ trong nửa đầu năm 2022 là 1.100 tỷ USD so với 790 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái, là không bền vững bởi các nhà đầu tư nước ngoài đã không còn quá nhiệt tình đối với việc mua USD.
Theo dự đoán của ông Prakken, vì lãi suất tăng cao hơn cùng với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn nên nhu cầu trong nước suy yếu hơn trong những tháng tới. Điều này sẽ khiến giá trị của USD tiếp tục giảm, và khi lạm phát giảm thì lãi suất giảm.