meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sức chịu đựng của các doanh nghiệp và biện pháp giúp họ vượt qua khó khăn

Thứ năm, 23/02/2023-10:02
Thời gian qua được xem là giai đoạn thử thách sức chịu đựng của các doanh nghiệp ở hầu hết các ngành nghề. Nếu tình hình khó khăn còn tiếp tục kéo dài thì khả năng sẽ càng nhiều doanh nghiệp hơn nữa sẽ lâm vào tình trạng phá sản, lao động mất việc làm, ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội.

Sức chịu đựng của các doanh nghiệp có giới hạn

Chứng kiến bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm pháp, lãi suất cao của ngân hàng, tiếp cận vốn vay hết sức khó khăn, cùng với các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao đã đẩy một số lượng lớn các doanh nghiệp lâm vào tình thế “nguy cấp”, thậm chí nhiều doanh nghiệp không cầm cự được đã buộc phải giải thể, ngừng hoạt động.

Không chỉ đối mặt với lãi suất cao, khó khăn vay vốn mà các doanh nghiệp còn “lao đao” vì những đợt tăng giá điện, giá xăng dầu. Đây đều là đầu vào của các ngành sản xuất kinh doanh, điều này đã gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp, đẩy giá bán sản phẩm dịch vụ ở mức cao hơn.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính – Ngân hàng độc lập nhận định, cả nền kinh tế đều phụ thuộc vào sức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm tới 97%), đây cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất khi thị trường nền kinh tế gặp phải thách thức và khó khăn.


TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính – Ngân hàng độc lập.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính – Ngân hàng độc lập.

Mặc dù việc kiểm soát lạm pháp vẫn đang duy trì ở mức tốt, nhưng sức mua của người dân cũng bị giảm mạnh. Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục phải đối mặt với nhiều trở ngại và con số các doanh nghiệp ngưng hoạt động và giải thể sẽ tiếp tục gia tăng trong những tháng đầu của năm 2023.

Ông Hiếu cho biết thêm, vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp đều đang gặp phải là tình trạng thiếu vốn. Thực tế là dù các doanh nghiệp có thị trường, có sản xuất, có người lao động nhưng không có vốn để chi tiêu cho việc mua nguyên vật liệu, hàng hóa. Nguyên nhân là không có tài sản thế chấp, siết chặt vốn vay của ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp cũng bị đóng băng từ cuối năm 2022.

“Từ vốn ngắn hạn, trung hạn cho đến vốn dài hạn các doanh nghiệp đều đang thiếu trầm trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của doanh nghiệp, không có cơ hội huy động vốn sẽ buộc phải ngưng sản xuất, tạm dừng hoạt động là điều đương nhiên. Và hiện tượng thiếu vốn này sẽ tiếp tục trong năm 2023. Đây là rủi ro lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay”.

Anh Mạnh Hà, đại diện một doanh nghiệp vật liệu xây dựng tại Hà Nam cho biết, khó khăn chung của các doanh nghiệp đều đang phải đối mặt là khó khăn tiếp cận vốn tín dụng. Để duy trì giá bán sản phẩm ở mức hợp lý tạo sức cạnh tranh và giữ được thị trường thì chúng tôi đã phải bán sản phẩm thấp hơn giá vốn khoảng 30%.


Nếu tình hình các chính sách kiểm soát vẫn tiếp tục kéo dài thì sẽ có những tác động tiêu cực đến hệ thống quản lý sản xuất, hoạt động của các doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)
Nếu tình hình các chính sách kiểm soát vẫn tiếp tục kéo dài thì sẽ có những tác động tiêu cực đến hệ thống quản lý sản xuất, hoạt động của các doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)

“Thị trường khó khăn chung là điều bất kể ai cũng đều nhìn nhận thấy, đã có giai đoạn doanh nghiệp tưởng chừng như phải giải thể, bị xếp vào danh sách xem xét đánh giá xếp hạng tín nhiệm do khó khăn vay vốn ngân hàng đến kỳ trả nợ gốc và lãi nhưng không có khả năng, buộc phải đi vay lãi tín dụng đen. Trong khi, các hợp đồng cung ứng vật liệu xây dựng cho các công trình bị dừng lại, hay các chủ đầu tư cũng trong tình trạng tương tự là không có dòng tiền, không vay được ngân hàng để trả tiền cho các nhà cung ứng dù hợp đồng đã hoàn tất”, anh Hà chia sẻ.

Anh Hà cũng cho biết thêm, tại thời điểm này doanh nghiệp của anh vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn như trước đây và vẫn đang phải cầm cự do thiếu vốn. Nếu tình hình các chính sách kiểm soát vẫn tiếp tục kéo dài thì sẽ có những tác động tiêu cực đến hệ thống quản lý sản xuất, hoạt động của các doanh nghiệp. Từ đó, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các ngành liên quan.

Biện pháp nào giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn?

Nhìn nhận thực tế, những nỗ lực của các doanh nghiệp trong thời gian qua là điều không thể phủ nhận. Nhiều doanh nghiệp đã thu gom bộ máy nhân sự, thu hẹp đường dây sản xuất và cơ cấu lại các dòng sản phẩm tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc tiêu thụ sản phẩm.


Sức chịu đựng của các doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng chi trả của các doanh nghiệp để duy trì sức chịu đựng này. (Ảnh minh họa)
Sức chịu đựng của các doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng chi trả của các doanh nghiệp để duy trì sức chịu đựng này. (Ảnh minh họa)

Đánh giá sức chịu đựng của các doanh nghiệp, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, phụ thuộc vào khả năng chi trả của các doanh nghiệp để duy trì sức chịu đựng này. Các doanh nghiệp buộc phải có tiền, nếu không có tiền thì sẽ mất nhân công, các nhà cung cấp ngưng cung ứng nguyên vật liệu, ngân hàng đòi nợ. Khi đó, các doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ, thậm chí “chết” ngay được.

Theo ông Hiếu, các doanh nghiệp phải chịu rất nhiều chi phí, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiền mặt, tài sản đầu tư như trái phiếu, chứng khoán để bán đi chuyển sang tiền mặt thanh toán, tiền gửi ngân hàng, hạn mức tín dụng.

“Tất cả các nguồn tiền vào phải nhiều hơn việc sử dụng tiền, phải có dự trữ tiền mặt và tài sản thanh toán được ít nhất trong vòng 6 tháng. Nếu doanh nghiệp nào có lượng dữ trự thấp hơn 6 tháng là rơi vào tình trạng rủi ro, ít hơn 3 tháng là tình trạng rất rủi ro, không có đủ để chi trả trong 1 tháng thì sẽ rơi vào khả năng cao là vỡ nợ”, ông Hiếu cho hay.

Ông Hiếu đề xuất, các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch tài chính ít nhất trong vòng 12 tháng tới và tốt nhất là trong vòng từ 3 – 5 năm. Doanh nghiệp phải cân đối dòng tiền vào từng hạng mục, hoạch định chia ra mỗi tháng rõ ràng và dưới mỗi kịch bản tài chính thì cần phải có giải pháp. Sau đó, xem xét chi phí đầu vào, đầu ra mỗi tháng dư hay thiếu. Nếu thiếu sẽ phải lên phương án bù đắp từ việc vay ngân hàng, các cố đông, thậm chí là tiền túi của các chủ doanh nghiệp. Nếu không có những kế hoạch cụ thể như vậy thì lao động và các nhà cung cấp sẽ tự động rời bỏ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước