meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sự sụp đổ của một tượng đài bán lẻ: Từ cửa hàng bán túi cũ thành chuỗi xa xỉ lớn nhất Trung Quốc

Thứ năm, 30/06/2022-23:06
Secoo đã vươn lên từ một cửa hàng túi xách cũ thành cửa hàng trao đổi hàng hoá xa xỉ lớn nhất đất nước tỷ dân, nhưng ánh hào quang đó không toả sáng quá lâu.

Theo Nhịp sống kinh tế, câu chuyện về sự "thất sủng" của nhà bán lẻ cao cấp hàng đầu Trung Quốc Secoo chính là một hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều công ty đã từng được coi là những ngôi sao đang lên trong trị trường.

Họ hiện nay đang phải đối mặt với loạt thực tế vô cùng khắc nghiệt đó là thị trường ngày càng cạnh tranh hơn, bên cạnh đó là mức chi tiêu của khách hàng yếu dần đi trong khi nền kinh tế đang tăng trưởng khá chậm.

Trượt dốc từ đỉnh cao của danh vọng

Được biết, Secoo được thành lập bởi doanh nhân Trung Quốc Richard Rixue Li và chào bán lần đầu ra mắt công chúng vào năm 2017 trên sàn Nasdaq, huy động được 140 triệu USD.

Công ty đã vươn lên từ một cửa hàng chuyên bán túi xách cũ sau đó đã trở thành "thánh đường" chuyên cung cấp những mặt hàng xa xỉ, đắt đỏ lớn mạnh nhất Trung Quốc.

Mặc dù vậy, kể từ khi đó, công ty đã "lầm đường lỡ bước". Vẫn hoạt động nhưng hiện nay, ứng dụng của Secoo nhận về rất nhiều lời phàn nàn từ khách hàng và nhà cung cấp trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó là việc công ty đã nộp hồ sơ xin phá sản, dù hiện đã rút lại nhưng những điều này đã dần làm mất đi hình tượng của chuỗi này. Bên trong một trung tâm mua sắm tại Thượng Hải, Secoo đã mở một cửa hàng nằm trên tầng 4, bán quần áo nam, nữ, quần áo trẻ em, túi xách và nhiều mặt hàng xa xỉ khác.

Nhưng có rất nhiều khách hàng vẫn chưa kịp ghé thăm nơi này do Thượng Hải hiện đang phải đóng cửa để phòng chống đại dịch Covid-19.


 
 

Cửa hàng tại đây được xem là một trong 300 không gian đã được công ty lên kế hoạch thông qua nhượng quyền thương mại và hợp tác chung vào cuối năm 2021.

Tuy vậy, cho tới nay thì chỉ có hai trong số đó - tại Trùng Khánh và Thượng Hải được trở thành hiện thực. Bộ phận chăm sóc khách hàng cho biết rằng cửa hàng tại Thượng Hải hiện đang "nâng cấp và tân trang" trong khi không gian tại Trùng Khánh hiện đang được "điều chỉnh" dần.

Dịch vụ "tồi tệ"

Trên ứng dụng, phần đánh giá của khách hàng cho một trong những cửa hàng nhận được đầy rẫy những lời phàn nàn. Một trong những bài đánh giá tiêu cực có ghi: "Không trả lại hàng, không có hàng, khi tôi gọi lại thì cửa hàng luôn thông báo đang nâng cấp hệ thống, đúng là một công ty lừa đảo".

Một khách hàng có tên Long Zheqing đã chờ đợi tới hơn nửa năm mà vẫn chưa được gian hàng trực tuyến của công ty hoàn lại tiền. Được biết, cô đã trả tới hơn 30.000 Nhân dân tệ (4.466 USD) cho tổng cộng tám món hàng trong lễ hội mua sắm Ngày độc thân tại Trung Quốc năm ngoái, cô đã đợi họ giao hàng trong hơn một tháng nhưng vì quá lâu vậy nên cô đã phàn nàn và yêu cầu hoàn lại tiền. Được biết, tốc độ giao hàng trung bình thường là từ một tới ba ngày.

Cô Long cho biết: "Những người ở gần trụ sở Bắc Kinh có thể đã trực tiếp tới đó để có thể nhận tiền hoàn trả, như vậy sẽ nhanh hơn rất nhiều nhưng thật khó với những người ở xa như tôi". Mặc dù chưa được hoàn tiền lại, nhưng Secoo vẫn tiếp tục gọi điện cho cô để có thể giới thiệu những sản phẩm trong những mùa khuyến mại.


 
 

Kể từ năm ngoái, Secoo đã đứng đầu trên nền tảng khiếu nại công khai trực tuyến Diansubao về số lượng đơn khiếu nại. 100EC, công ty sở hữu Diansubao nhận thấy rằng Secoo có những vấn đề như "hoàn tiền, vận chuyển, gian lận trên internet, hậu cần, đơn đặt hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, trao đổi, rò rỉ dữ liệu, hàng giả, khuyến mãi giả". Được biết, họ đã xếp hạng công ty là "thận trọng khi đặt hàng" cho người tiêu dùng.

Mặt khác công ty mẹ của Secoo tại Bắc Kinh đã buộc phải trả một khoản nợ lên tới 17,4 triệu Nhân dân tệ (2,6 triệu USD) cho Shanghai Secoo E-Commerce, một trong những công ty con của nó. Quyết định này đã được đưa ra bởi một toà án tại Bắc Kinh vào tháng 5/2022.

Một thời huy hoàng đã vụt tắt

Secoo hiện nay đã thay đổi chóng mặt, khác xa với một công ty đã từng dẫn đầu làn sóng thương mại điện tử về lĩnh vực bán đồ xa xỉ đã qua sử dụng của Trung Quốc. Được thành lập năm 2008 bởi Li và Huang Zhaohui với tư cách là một công ty thương mại, Secoo đã hướng tới việc trở thành nơi trao đổi những mặt hàng sang trọng trong năm 2011. Công ty đã thu hút hàng loạt những nhà đầu tư có tiếng trong những năm đầu thành lập, bao gồm IDG Capital và Bertelsmann Asia Investments.

Việc niêm yết trên sàn Nasdaq trị giá lên tới 140 triệu USD vào tháng 9/2017 đã đánh dấu thời khắc huy hoàng của Secoo. Những người sáng lập công ty đã ký kết giao dịch với những thương hiệu mới và những đại lý bất động sản thương mại, đồng thời nghiên cứu mở rộng quy mô ra toàn thế giới.

Sau khi IPO, chi nhánh châu Á của công ty Mỹ L Catterton và gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com đã đầu tư tới 175 triệu USD vào Secoo nhằm hỗ trợ tăng trưởng quốc tế.


 
 

Vào năm 2018, Li đã tuyên bố rằng với những đối tác lớn mạnh hơn, Secoo sẽ có thể "mở rộng và tăng cường" được sự hiện diện của mình không chỉ ở thị trường Trung Quốc mà còn trên toàn cầu.

Một cựu nhân viên, gia nhập chi nhánh của Secoo tại Ý vài tháng trước khi công ty được công khai đã cho biết văn phòng tại Ý đã tăng lên khoảng 40 người. Cô nói: "Công ty đã phát triển với tốc độ cao vào năm 2018, chúng tôi có tiền, nhân sự và cả kinh nghiệm". Theo kết quả tài chính của Secoo, toàn bộ công ty có mức tăng trưởng cao về doanh thu và số lượng khách hàng, con số đã tăng lên gấp đôi gần như vào mỗi quý trong giữa năm 2018 và đầu năm 2019.

Tăng trưởng bắt đầu chững lại vào cuối năm 2019, mặc dù số lượng đơn đặt hàng phần lớn vẫn được giữ nguyên, nhưng chi nhánh tại Ý cảm thấy rằng trụ sở tại Secoo ở Trung Quốc sẽ khó có thể thanh toán được cho những nhà cung cấp và thương hiệu châu Âu, nhân viên này cho biết.

Một cựu nhân viên khác tại văn phòng tại Ý cho biết rằng Secoo vẫn nợ cô khoảng 9.000 euro (9.500 USD), tương ứng với hai tháng lương, trợ cấp thôi việc và trợ cấp ăn trưa từ năm trước. Được biết, cô đã nghỉ việc và nhận một công việc khác ngay sau khi Secoo ngừng trả lương cho mình.

Bên cạnh đó, một cựu nhân viên thuộc đơn vị xây dựng thương hiệu của Secoo có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết rằng anh cảm thấy có một vài vấn đề về "quản lý và hàng tồn kho" trong năm 2019. So với những công ty kinh doanh điện tử khác như Farfetch và Net-a-Porter, Secoo có ít đối tác trực tiếp hơn và nguồn hàng chủ yếu dựa vào nhập khẩu song song và một mạng lưới người mua lớn mạnh, đồng nghĩa với chi phí tăng cao hơn.


 
 

Cựu nhân viên này chia sẻ rằng Secoo dựa vào những cửa hàng thực tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Thành Đô mới có thể giữ được dòng tiền ổn định, nhưng sự gián đoạn đột ngột do đại dịch Covid-19 lan rộng ra khắp Trung Quốc vào đầu năm 2020 đã cản trở hoạt động kinh doanh. Ba cửa hàng được biết đều đã đóng cửa.

Trong những quý đầu tiên của năm 2020, tốc độ tăng trưởng về lượng khách hàng hiện đang hoạt động và tổng giá trị hàng hoá đều giảm từ hơn 50% xuống mức 12% và tiếp tục giảm xuống một con số cho tới năm 2021. Ngay sau khi công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm, công ty đã ngừng phát hành hồ sơ tài chính.

Vào ngày 17/12/2021, Secoo đã nhận được những cảnh báo huỷ niêm yết từ Nasdaq, họ đã "không còn đáp ứng yêu cầu về giá chào mua tối thiểu của Nasdaq", do giá đóng cửa trong 30 ngày liên tiếp chỉ đạt dưới mức 1 USD/cổ phiếu.

Theo thời gian gia hạn là 180 ngày, kết thúc vào ngày 15/6, công ty sẽ chính thức huỷ niêm yết nếu như giá chào mua đóng cửa không trên 1 USD/cổ phiếu trong ít nhất 10 ngày liên tục. Theo những công bố thì công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này.


 
 

Ngoài ra, sau khi một số hãng truyền thông trong nước đưa tin vào tháng 1 cho biết công ty đã nộp đơn phá sản tại Bắc Kinh, Secoo đã rút lại đơn. Vào tháng 1, người sáng lập Secoo cũng đã công bố kế hoạch tư nhân hoá công ty với mức giá 3,27 USD/cổ phiếu. Nhưng đề xuất đã được rút lại vào ngày 20/5, theo một hồ sơ.

Nhiều nhà phân tích cho rằng những vấn đề của công ty là do nhiều yếu tố, một số nằm ngoài tầm kiểm soát và một số thì không.

Secoo đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trước khi nhiều nền tảng thương mại điện tử cao cấp toàn cầu như Farfetch và Net-a-Porter gia nhập thị trường lần lượt vào năm 2017 và 2019. Ngay cả trước khi các thương hiệu cao cấp toàn cầu như Louis Vuitton và Gucci mở kênh thương mại điện tử chính thức. Secoo cũng đã ra mắt trước khi các đại lý bán lẻ hàng xa xỉ tại gia như Ponhu và Red Plum được thành lập.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

1 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

2 ngày trước

Tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế: Góc nhìn của chuyên gia

2 ngày trước