meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sự đối lập giữa Shopee và Lazada tại thị trường Việt

Thứ tư, 19/10/2022-15:10
Cả 2 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam sẽ đối mặt với những thách thức lớn trong năm nay. Nếu như Shopee cần vượt qua khó khăn thì Lazada cần tận dụng nguồn vốn đầu tư tối đa để bứt phá trong năm nay.

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đã nhiều lần chứng kiến những lần đổi ngôi “vua” của những ông lớn khác nhau. Tuy nhiên, một vài năm gần đây ghi nhận Shopee đã củng cố vị trí dẫn đầu vững chắc về thị phần nội địa cả về doanh thu và lượng truy cập, bỏ lại Lazada phía sau.

Tình hình kinh tế vĩ mô thế giới bất ổn trong năm nay đã ít nhiều tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh doanh của sàn thương mại điện tử, nhất là Shopee. Về phía đối ngược là Lazada lại nhận được sự ủng hộ lớn từ công ty mẹ đang tăng sức nóng cho vị thế tại thị trường Việt Nam.

Thách thức đối với 2 ông lớn

Cả Lazada và Shopee đều hưởng lợi ở thời dịch bệnh Covid 19 hoành hành vì xu hướng mua sắm trực tuyến. Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, thương mại điện tử có mức tăng trưởng năm 2020 và 2021 tương ứng là 15% và 20%, cho dù những lĩnh vực khác chứng kiến suy giảm hoặc chỉ tăng nhẹ như lưu trú, ăn uống, bán buôn, bán lẻ, vận tải…

Năm 2016, Shopee chính thức gia nhập thị trường Việt, muộn hơn 4 năm so với đối thủ. Thế nhưng, nhờ khả năng chịu chi cho quảng cáo và khuyến mại, nền tảng này vẫn cho thấy tốc độ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng.


Shopee và Lazada đối mặt với thách thức lớn trong năm nay
Shopee và Lazada đối mặt với thách thức lớn trong năm nay

iPrice cho biết, Shopee đạt được lượng truy cập hàng tháng lớn hơn Lazada kể từ đầu năm 2019 và tiếp tục tăng trưởng đều đặn theo từng quý. Trong khi đó, Lazada vẫn giậm chân tại chỗ và chỉ phát sinh lưu lượng truy cập khoảng 20 triệu lượt mỗi tháng, chưa thể hiện sự bứt phá ấn tượng.

Shopee đã ghi nhận 84,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng tính đến quý I/2022, cao hơn đối thủ cùng ngành tới 5 lần. Mặt khác, tổng lượng truy cập của 3 sàn lớn là Tiki, Lazada, và Sendo cũng chưa bằng ½ của Shopee khi chỉ đạt 35,2 triệu lượt.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu dữ liệu Metric, Shopee nắm 72% thị phần kể từ tháng 11/2021 đến tháng 5/2022, trong khi 20,9% thị phần thuộc về Lazada và số còn lại thuộc về sàn Sendo và Tiki.

Thực tế cho thấy Lazada và Shopee có nhiều điểm tương đồng có thể nhắc tới như gốc ngoại, và chi nhiều tiền để thu hút người dùng. Ngoài ra, cả hai sàn đều được hậu thuẫn từ những ông lớn như Alibaba (cho Lazada) và Sea limited (cho Shopee). Hơn nữa, văn phòng của hai sàn này tại Hà Nội đều ở cùng tòa Capital Place ở Liễu Giai.

Để duy trì hoạt động khuyến mãi, quảng cáo cho người dùng và đối tác, mảng thương mại điện tử ngốn không ít tiền của. Tuy nhiên sau đó, cả hai sàn này đều chuyển sang xúc tiến doanh thu. Ví dụ như, mới đây Shopee đã tăng thêm phí cố định từ 1,5% tới 2,5%.

DealStreetAsia đã tiết lộ báo cáo tài chính của hai sàn. Theo đó, các chính sách bắt đầu có tác dụng. Trong năm ngoái, Shopee lỗ 33 triệu USD, giảm 52% so với cùng kỳ năm 2020 và 68% so với năm 2019.

Sự đối lập giữa Shopee và Lazada tại thị trường Việt - ảnh 2

Thậm chí Lazada còn bắt đầu phát sinh lợi nhuận trong năm ngoái khi đạt 7,1 triệu USD. Cách đó 2 năm, sàn này lỗ tới 76,8 triệu USD, do vậy lợi nhuận trên là một tín hiệu đáng mừng.

Xét về doanh thu, Shopee Việt Nam đạt mức tăng trưởng 147,9% vào năm 2021 so với năm 2020 với 243,2 triệu USD. Doanh thu của Lazada ở cùng thời kỳ cũng đạt mức tăng trưởng 47,8% với 145 triệu USD. 

Tuy nhiên, cả Lazada và Shopee đang là hai thái cực khác nhau hoàn toàn dù đối mặt với khó khăn kinh tế chung.

Kẻ thận trọng, người lạc quan

Giám đốc điều hành Lazada James Dong hồi tháng 9 đã nhận định rằng sau đại dịch, tính cạnh tranh trong ngành sẽ hạ nhiệt. Ngoài vấn đề công nghệ, vị lãnh đạo cho biết nguồn vốn cũng là rào cản lớn nhất đối với các nền tảng TMĐT.

Ý kiến của ông Dong xuất hiện chỉ sau khi Alibaba đầu tư thêm 912,5 triệu USD cho nền tảng Lazada. Nền tảng này đã được hậu thuẫn gần 1,3 tỷ USD kể từ hồi đầu năm.

Theo ông Dong, Lazada có lợi thế lớn so với đối thủ nhờ nguồn vốn khủng, và cũng vì thế mà có thể ở lại cuộc chiến lâu hơn. Hiện Lazada có 150 triệu người dùng tại 6 thị trường khu vực ASEAN và dự tính sẽ đạt được con số gấp đôi vào năm 2030.

Lãnh đạo Lazada cho biết nhu cầu trực tuyến của người dùng đang bình thường hóa trở lại và có thể kéo dài ít nhất vài quý tới.

Forrest Li - CEO Sea Limited lại không lạc quan như người đồng cấp khi thừa nhận rằng công ty đang đối mặt với nhiều khó khăn khi điều kiện kinh doanh chuyển hướng tồi tệ hơn.

Ban lãnh đạo Sea có động thái không nhận bất kỳ khoản lương thưởng nào đến thời điểm công ty tự lực về tài chính. Một số chi phí như lưu trí, vé máy bay, ăn uống trong chuyến công tác cũng sẽ bị cắt giảm tối đa.

Sự đối lập giữa Shopee và Lazada tại thị trường Việt - ảnh 3

Sea đã đối mặt với những khó khăn kể từ khi chúng mới nhen nhóm từ đầu năm nay, thời điểm mà mảng thương mại điện tử của tập đoàn bị cấm tại nhiều thị trường, điển hình nhất là tại Ấn Độ và Pháp.

Shopee tiếp tục thu hẹp hoạt động của mình vào giữa năm tại Mỹ La Tinh. Ngoài ra, công ty cũng điều chỉnh số lượng nhân viên ở nhiều thị trường, có cả Việt Nam.

Sức ép từ tin tức xấu trên thị trường chứng khoán khiến vốn hóa thị trường của Sea mất khoảng 170 tỷ USD. Tài sản của Sea tính đến hết tháng 9 chỉ còn 3,8 tỷ USD, tổn thất gần 6 lần so với 21,9 tỷ USD giai đoạn đại dịch.

Sea đề ra mục tiêu cho 12-18 tháng tới là tạo ra dòng tiền dương sớm nhất có thể. Vị lãnh đạo cho biết cơn bão sẽ không đi qua nhanh, vì vậy, cần tự lực về tài chính và kiếm tiền cho mọi dự án và nhu cầu để có thể ngừng phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

8 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

8 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

8 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

9 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

9 giờ trước